09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Chuẩn bị du học: tìm tòi về nền giáo dục phương Tây

Thứ Ba - 01/10/2013

“Tôi vừa nhận ra sự khác biệt giữa các nền giáo dục và vừa hiểu ra một số chân lý trong giáo dục của Việt Nam. Và quan trọng là nó liên quan đến cả du học”, nghe thày Jim chia sẻ, tôi không thể không tò mò trước một chủ đề thú vị như vậy?

Basics – cơ bản

 “Muốn nói về giáo dục Việt Nam, hay giáo dục bất cứ đâu, bạn phải hiểu hai khái niệm cơ bản về định hướng giáo dục. Đó là ‘Collectivism Education theory’ – và ‘Individualism Education theory’. Hai khái niệm này đã có từ rất lâu, một là dựa trên nhu cầu xã hội và cái thứ hai là giáo dục dựa trên nhu cầu của cá nhân. Theo cậu, Việt Nam đang là cái nào?”, thầy Jim đột ngột hỏi – như để kiểm tra bất ngờ một cậu học sinh trong lớp học nhìn xa xăm ra cửa sổ.

 Tôi hơi bất ngờ trước câu hỏi nên đoán vội ‘Việt Nam là cái thứ nhất…?’

 Không hẳn.

 

Collectivism vs Individualism 

Collectivism vs Individualism

 Vì “collect” là thu gom vào, nhóm vào. Collectivism coi trọng tập thể hơn. Nền giáo dục này đào tạo ra các công dân phục tùng lợi ích quốc gia. Cá nhân không có ý nghĩa gì cả. Quan niệm này rất phổ biến vào thời xưa, giáo dục là để đào tạo người phục vụ vương quyền – ‘royal lineage’.

 Ở Trung Quốc và Việt Nam, tất cả các thời kỳ phong kiến, mục tiêu cuối cùng của giáo dục hoàn toàn là để đào tạo quan lại. Ở Châu Âu cổ đại, ví dụ như Sparta của Hy Lạp, giáo dục là để đào tạo quan, chỉ huy quân sự và chiến binh để bảo vệ sự thống trị. Hay ở nhiều nước thời Trung cổ, việc giáo dục tôn giáo trở nên quan trọng hàng đầu vì tôn giáo thống trị”.

 “Thế còn ‘Individualism’? Individual là cá nhân. Nên ‘Individualism Education’ coi cá nhân là trung tâm của giáo dục”.

 “Vậy quan điểm này là hiện đại hơn?” tôi ngắt lời.

 “Không hẳn”. Thầy Jim nói: “Quan điểm này bắt đầu từ thời kỳ Renaissance, khi mọi người được tự do hơn, thoát khỏi những giáo điều và giá trị khắt khe của nhà thờ. Có nhà triết học đã nói rằng, không có hai đứa bé nào giống nhau, vì vậy không thể giáo dục chúng bằng những phương pháp giống hệt nhau. Và đây là mô tả chuẩn xác cho quan điểm ‘Individualism’.

 Giáo dục của Mỹ

 “Kien. Check this story out” thầy nói, và không đợi tôi đồng ý, thầy tiếp “Cậu đi du học chắc không biết. Câu chuyện này là ở Trung Quốc. Rất đáng tham khảo. Một người cha Trung Quốc cho con trai đi học lớp 4 trường phổ thông Mỹ, ông rất lo lắng vì lớp học của cậu con trai quá khác với ‘Chinese schools’.

 “Trong lớp, học sinh thoải mái thảo luận, có thể cười nói ầm ĩ – ‘can talk loudly’. Giáo viên với học sinh ngang hàng. Ba giờ chiều trường đã tan học. Con ông không được học một sách giáo khoa thống nhất. Khi ông đem cho giáo viên xem chương trình toán con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên bảo con trai ông không cần học thêm môn toán nữa cho tới tận lớp… 6. Và thế là người bố đã bắt đầu hối hận vì chuyển con mình vào trường phổ thông của Mỹ”.

 

Collectivism vs Individualism 
 “Ông càng quan tâm đến việc học của con hơn và tiếp tục quan sát con mình. Có một thời gian, cứ tan học, con ông lại chạy đến thư viện rồi mang một lô sách về nhà, chưa tới hai ngày đã lại mang trả. Ông hỏi con “mượn sách nhiều thế làm gì?”. Câu trả lời: “để làm bài tập”. Ông xem trên màn hình máy tính của con tên bài tập và ‘shocked’ ‘Trung Quốc hôm qua và ngày nay’. Đây là chủ đề môn gì? Vị nào đang làm tiến sĩ mà ôm chủ đề lớn như vậy?’.

 Tôi lắng nghe thầy Jim không bỏ sót một lời. Càng lúc tôi càng bị cuốn vào câu chuyện, mặc dù chưa mường tượng được kết thúc của nó sẽ đi về đâu. Thầy Jim có vẻ như coi việc câu chuyện của thầy gây chú ý là quá đỗi bình thường “Ông hỏi con trai, đây là chủ ý của ai. cậu bé hồn nhiên đáp: ‘Thầy giáo nói Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình.’ Người cha im lặng”.

 Sở thích và sở trường

 Thầy Jim từ từ duỗi chân ra như để chuẩn bị nói điều gì đó vô cùng quan trọng “Câu chuyện này cho thấy sự khác biệt giữa hai nền giáo dục. Vì sự khác nhau nằm ở mục tiêu cơ bản nên tất cả mọi thứ của chúng sẽ khác nhau. Một bên xuất phát từ quan niệm về mục tiêu đào tạo nhân lực của mình, cố gắng hoạch định và áp dụng đồng loạt chương trình giáo dục đầy đủ, chi tiết với hệ thống kiến thức, kỹ năng được cho là cần thiết đối với tất cả các công dân tương lai; còn một bên thì chú trọng phát huy sự năng động và sở nguyện, sở trường, của mỗi học sinh, tạo điều kiện cho họ tự hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực của mình. Cậu thì cậu thích nền giáo dục nào hơn?”

 Tôi thật sự không khoái suốt ngày bị hỏi bất chợt nên chưa trả lời thầy. Tôi dành câu trả lời cho các bạn đấy. Bạn thích nền giáo dục nào hơn? Đừng ngại chia sẻ tại đây nhé.

Jim and Kenny

Hỗ trợ bởi: Trung tâm Anh ngữ Dace www.dace.edu.vn

Email: english@dace.edu.vn;  Hotline: 0988709698

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

Kính gửi: Quý Phụ huynh / Học sinh / Đối tác, Nhân dịp Năm mới 2024, Công ty Tư vấn du học Đức Anh xin gửi lời cảm ơn chân…

Học bổng 50% khóa Master of Engineering của Đại học Monash

Đây là cơ hội vàng cho các bạn trẻ đam mê ngành Kỹ thuật hiện thực hóa ước mơ học tập tại ngôi trường Đại học Top 42 thế giới…

Học bổng 50% Đại học Quốc gia Úc – Chúc mừng sinh viên Nguyễn Mỹ Nhi, from Đà Lạt!

Cô nàng Gen Z người Đà Lạt- Nguyễn Mỹ Nhi đã khiến không ít người phải phải xuýt xoa khi xuất sắc giành học bổng 50% khóa Master of Finance…

SUẤT HỌC BỔNG 100% DUY NHẤT TOÀN CẦU Đã về tay học sinh công ty Đức Anh EduConnect!

Đã cùng học sinh chuẩn bị kỹ càng và khi apply thì cũng đã thấy GREEN LIGHT rồi, nhưng khi thắng thật thì cả team Đức Anh EduConnect vẫn vỡ…

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2024

Kính gửi: Quý Phụ huynh / Học sinh / Đối tác, Nhân dịp Tết Dương lịch 2024, Công ty Tư vấn du học Đức Anh xin gửi lời cảm ơn…

Giới thiệu về bà Lù Thị Hồng Nhâm

Bà Lù Thị Hồng Nhâm (Lucy Lu) Bằng cấp: Thạc sỹ Quản lý Giáo dục- Đại học New South Wales, Úc, 1998 (Học bổng AusAid, chính phủ Úc); Thạc sỹ…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn