09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Tại sao sinh viên New Zealand nói ‘không” với thất nghiệp?

Thứ Ba - 03/10/2017

Hàng trăm ngàn sinh viên ra trường chịu cảnh thất nghiệp, hay câu chuyện về cử nhân cất bằng đại học đi làm công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy… đã không còn là hiện tượng lạ ở Việt Nam. Nhìn vào nền giáo dục New Zealand: 82% sinh viên đều có việc làm trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp (số liệu năm 2016)*. Vậy bí quyết nào đã giúp họ làm được điều đó?

Sự chuẩn bị chu đáo từ trường học

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, ngay từ bậc THPT, học sinh New Zealand đã được nhà trường hỗ trợ trong việc định hướng nghề nghiệp. Thay vì phải học đều tất cả các môn, các em được lựa chọn học những môn phù hợp với sở thích và năng khiếu của mình, từ đó xác định nghề nghiệp yêu thích và con đường học vấn phù hợp.

Sau khi tốt nghiệp, học sinh New Zealand không phải đối diện với áp lực từ gia đình cũng như xã hội là bắt buộc phải vào ĐH. Các em có nhiều hơn một lựa chọn vì bằng ĐH hay bằng nghề ở New Zealand đều có giá trị ngang nhau. Cả 08 trường ĐH ở New Zealand đều thuộc top 3% các trường ĐH tốt nhất thế giới (QS World University Rankings) và 16 Học viện kỹ nghệ chuyên đào tạo và dạy nghề chuyên nghiệp cũng tiếng tăm khắp toàn cầu.

Về phương pháp giảng dạy, hệ thống giáo dục New Zealand rất chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Chương trình học cũng nhờ thế được xây dựng để đảm bảo tạo một nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho người học.

Ví dụ khi giảng dạy môn Khoa học thú y, các thầy cô yêu cầu sinh viên đến làm việc tại các bệnh viện thú y của trường để có trải nghiệm thực tế. Hay gần đây, sinh viên ngành Kinh doanh tại Học viện kỹ nghệ Unitec còn được yêu cầu tạo ra một ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm tính khả thi của ý tưởng đó thông qua tuần lễ thương mại diễn ra trong chính khuôn viên trường.

Nhà trường và thầy cô New Zealand còn có nhiều sáng kiến khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu và học tập. Tại ĐH Auckland, những ý tưởng nghiên cứu xuất sắc của sinh viên và cả giảng viên sẽ được cấp bằng sáng chế, bán lại cho các doanh nghiệp có nhu cầu thông qua một trung tâm có tên gọi UniServices.

Sinh viên New Zealand nhờ thế càng có động lực đến trường để trang bị cả kiến thức, kỹ năng toàn diện.

Doanh nghiệp bắt tay hỗ trợ

Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tuyển chọn được những lao động không những phải có kiến thức mà còn phải có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Có một điều hết sức đặc biệt ở New Zealand, các doanh nghiệp luôn chủ động trong việc bắt tay cùng nhà trường trong vấn đề đào tạo sinh viên. Nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp, tập đoàn uy tín còn sẵn sàng nhận lời mời tham gia giảng dạy tại các trường hay trở thành người hướng dẫn cho sinh viên.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp New Zealand cũng luôn mở rộng cửa chào đón sinh viên đến thực tập và học hỏi kinh nghiệm, trao cơ hội cho sinh viên trực tiếp tham gia vào các dự án nghiên cứu, sản xuất của doanh nghiệp. Chẳng hạn như những sinh viên xuất sắc ngành làm phim còn được tham gia vào một số khâu sản xuất những bộ phim “bom tấn” Hollywood tại xưởng phim nổi tiếng Weta Workshop.

Nhiều doanh nghiệp còn “trải thảm” để sinh viên các trường tìm việc được làm ngay khi ra trường. Một trong những dẫn chứng điển hình chính là sự ưu ái từ hãng hàng không Air New Zealand dành cho sinh viên của đối tác mình là ĐH Massey. Những sinh viên tốt nghiệp ngành hàng không tại trường ĐH này luôn được hãng đưa vào danh sách tuyển dụng ưu tiên.

Những chính sách cởi mở của chính phủ

Có một thực trạng chung diễn ra ở nhiều quốc gia, đó là việc hàng ngàn sinh viên ra trường bị thất nghiệp trong khi nhiều ngành nghề lại thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Đây chính là hệ quả của việc giáo dục không nắm bắt được nhu cầu của xã hội, dẫn đến đầu tư sai hướng. Ở New Zealand, chính phủ quốc gia này đã chủ động đẩy mạnh đầu tư vào những ngành học thiếu nhân lực nhằm thu hút nhân tài để cân bằng thị trường lao động.

Một trong những kế hoạch nổi bật có thể kể đến như: dự án đưa công nghệ số vào chương trình học của học sinh lớp 1 năm 2018, nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để bước vào kỷ nguyên số.

Ngoài ra, để thu hút lao động cho các ngành thiếu nhân lực, chính phủ New Zealand còn thực hiện chính sách mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế. Nghĩa là trong những ngành này, cơ hội việc làm dành cho sinh viên bản địa và sinh viên quốc tế là như nhau.

Chính phủ New Zealand còn có khá nhiều ưu đãi cho du học sinh như: du học sinh được phép làm thêm 20h/tuần để kiếm thêm thu nhập; được hưởng mọi chế độ bảo vệ quyền lợi dành cho sinh viên quốc tế; sau khi tốt nghiệp, sinh viên còn được cấp visa ở lại New Zealand một năm để tìm kiếm các cơ hội việc làm…

Điều này lý giải ví sao xứ sở Kiwi đã thu hút hơn 131.000 sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến du học, và trở thành một trong những lựa chọn du học hấp dẫn nhất trong năm 2017.

Để giải quyết bài toán thất nghiệp cho sinh viên và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp của cả xã hội, từ doanh nghiệp, các trường đại học và cả chính phủ. Thiết nghĩ học tập các cách làm từ các nước phát triển với nền giáo dục đã được kiểm chứng như New Zealand là điều nên làm.

Tìm hiểu về các cơ hội học tập, làm việc, định cư tại New Zealand và trao đổi, nộp hồ sơ trực tiếp với đại diện nhiều trường trong khuôn khổ Triển lãm du học toàn cầu được tổ chức tại:

  • Hồ Chí Minh: Ngày 14- 10- 2017, từ 9h-13h tại KS Grand Sài Gòn, số 08 Đồng Khởi, Q. 1;
  • Hà Nội: Ngày 15- 10- 2017, từ 9h-13h tại KS Hilton, số 01 Lê Thánh Tông, Q. Hoàn Kiếm.

VÀO CỬA TỰ DO!

Thông tin chi tiết về Triển lãm, xem tại: ducanhduhoc.vn/vi/moi-du-trien-lam-du-hoc-toan-cau-4/

Nguồn: www.dantri.com.vn

Bài viết liên quan

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn