09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Các trường đại học Đức

Thứ Sáu - 10/09/2021

Xem: Danh sách các trường đại học Đức

Như đã nêu, với Đức bạn có thể chọn học:

  • Bằng tiếng Đức- tại tất cả các trường công lập (miễn phí) và tư thực (có trả phí); hoặc:
  • Bằng tiếng Anh- tại một số trường công lập và đa số là tư thực (có trả phí).

Muốn được học ĐH, các em nhất định phải có bằng Abitur hoặc Fachabitur, tức tương đương bằng cấp 3 hoặc đại học.

Hệ thống giáo dục ĐH ở Đức được chia ra thành 2 loại hình đào tạo chính, công lập hoặc tư thục, đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức:

  • ĐH tổng hợp (Universität, Technische Universität)
  • ĐH khoa học ứng dụng (Fachhochschule FH).

Ngoài ra còn có trường học viện âm nhạc hoặc học viện mỹ thuật (Musik- oder Kunstakademie). Với bằng Abitur, các em có thể đăng ký học tại cả Uni và FH. Trong khi đó, bằng Fachabitur chỉ cho phép các em học ở FH chứ không ở Uni. Vậy Uni và FH khác nhau ở chỗ nào? Bằng của hai trường này có liên quan tới quá trình xin việc sau này hay không?

Các trường Uni và FH Đức đã bỏ hệ đại học cấp bằng cử nhân, kỹ sư gần chục năm trước đây (Diplom), chuyển sang phát triển các chương trình học theo định hướng quốc tế: Cử nhân mới (Bachelor 3 năm) và tiếp lên Thạc sĩ (Master 2 năm).

Học ở Uni thiên về lý thuyết và nghiên cứu nhiều hơn. Trong thời gian học, các em không bắt buộc phải đi nghe giảng, nên quá trình học sẽ thoải mái và tự do hơn. Ngược lại, học ở FH chủ yếu tập trung vào ứng dụng thực tiễn. Chương trình học được tổ chức và sắp xếp chặt chẽ hơn ở Uni, nên phần lớn các em bắt buộc phải đi nghe giảng. Mỗi nhóm học ở FH (mấy chục sinh viên) thường nhỏ hơn ở Uni (mấy trăm sinh viên), giúp các em có điều kiện thực tập tốt hơn. Ngoài ra, trong quá trình học ở FH, các em bắt buộc phải đi thực tập (Praktikum) ít nhất là một lần nên thời gian hoàn thành bằng cử nhân thường dài hơn học ở Uni. Ngược lại, ở đa số các trường Uni, thực tập không bắt buộc, tùy cá nhân tự quyết định. Nếu đi thực tập thì thời gian học sẽ là 3 năm cộng thêm thời gian đi thực tập, còn nếu không các em sẽ có bằng cử nhân sau 3 năm.

Bằng cử nhân và thạc sĩ của FH được xét ngang bằng với bằng của Uni. Các em nên lựa chọn học Uni hay FH dựa theo chuyên ngành mình muốn học. Các ngành về cơ khí hoặc kỹ sư thì thích hợp với FH hơn vì học ở đấy các em sẽ có nhiều cơ hội ứng dụng các kiến thức mình học hơn, sẽ được thực hành nhiều hơn. Còn các ngành về kinh tế, nhất là kinh tế đầu tư (Investment Banking) hoặc những ngành có tính chất nghiên cứu thì nên học ở Uni hơn. Các em cũng có thể học bằng cử nhân ở FH rồi chuyển sang học thạc sĩ ở Uni hoặc ngược lại.

Ngoài học theo 2 hệ thống ĐH chính kể trên, có nhiều trường ĐH liên kết với các công ty cho các em vừa học vừa làm (Duales Studium). Với hình thức đào tạo này, các em có thể đi học mấy tháng rồi đi làm mấy tháng, rồi lại học, cứ thế luân phiên. Trong thời gian học lẫn thời gian làm, các em được công ty trả lương, tùy theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Điều kiện học theo hình thức này tương đối khó. Trước tiên các em phải tìm hiểu xem trường mình định học có hình thức đào tạo này không. Nếu có thì ở những ngành học nào và liên kết với những công ty nào. Sau đó các em phải tự mình đăng ký tham gia thi tuyển trực tiếp với công ty đó. Học như thế, các em lợi nhiều mặt, vừa được học vừa được làm, vừa có thu nhập vừa có cơ hội học xong được nhận làm luôn tại công ty. Nhưng học như vậy cũng rất vất vả, vì các em có rất ít thời gian nghỉ (Semesterferien).

Hệ thống bằng cấp tại Đức:

Cũng giống như các quốc gia khác tại Châu Âu, hệ thống bằng cấp tại Đức được chia thành 3 cấp:

  • Cử nhân (Bachelor): thời gian học từ 3- 4 năm;
  • Thạc sỹ (Master): thời gian học từ 1-2 năm;
  • Tiến sỹ (Doctor): thời gian học từ 3-5 năm.

Các chương trình cử nhân và thạc sỹ sẽ có bài thi cuối kỳ để tốt nghiệp. Đối với một số ngành như: y khoa, bác sỹ, luật và dược sỹ cũng như giáo viên, các sinh viên sẽ phải vượt qua các kỳ thi quốc gia khác được quy định trước khi tốt nghiệp.

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Hướng dẫn về visa của Bộ Nội Vụ Anh Quốc sau đạo luật hạn chế đi lại do Covid-19

Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết của Bộ Nội Vụ Anh Quốc (Home Office) dành cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi luật hạn chế đi lại…

Học bổng đến 4.000EUR & Miễn phí ghi danh vào Đại Học Kinh Doanh Quốc Tế SKEMA- Top 6 tại Pháp

Nếu bạn mong muốn trở thành nhà quản lý tài ba trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu thì Đại Học Kinh Doanh Quốc Tế SKEMA sẽ là bệ phóng…

UKVI xác nhận nới lỏng các quy tắc về đào tạo từ xa cho sinh viên visa Tier 4

UKVI confirms relaxation of rules on distance-learning for Tier 4 students (English version is below) Sáng ngày hôm nay 26/3, UKVI đã xác nhận về việc sinh viên đang hoặc…

Hướng dẫn về HỌC TẬP khi du học sinh Ở LẠI & khi VỀ VIỆT NAM tránh dịch Covid-19

Dưới đây là các chỉ dẫn cơ bản về học hành trong mùa dịch, các bạn note nhé, để không MISS out kì học mà các bạn đang học. 1….

DU HỌC SINH NÊN LÀM GÌ TRONG ĐẠI DỊCH?

Về Việt Nam hay ở lại vùng dịch có nguy cơ như nhau, du học sinh nên cân nhắc thật kỹ, làm tất cả những gì có thể để bảo…

Mời dự Triển lãm du học ONLINE: Hơn 70 Trường – 15 Nước – Học bổng & nhiều Ưu đãi

Với du học thời dịch cúm Covid-19, thì Triển lãm du học Online là phù hợp nhất với các du học sinh bởi: Không mất thời gian và chi phí…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn