09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Cảnh báo từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin du học

Thứ Năm - 16/04/2015

Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết vừa nhận từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam thông tin về việc các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản.

Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản. Bộ GD-ĐT và ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này.

du học, Nhật Bản, làm thêm

Vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài đã nhận thêm thông tin từ ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Đây là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản tham khảo trong quá trình lựa chọn trước khi đi học.

Theo đó, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là “Có thể vừa đi làm vừa đi học”

Trong những năm gần đây, một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.

Ví dụ: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn Yên (~35 triệu đồng) đến 300 nghìn Yên (60 triệu đồng) một tháng”.

Thực tế: Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “lưu học” về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc “không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú” như là đi làm thêm cần “Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú”.

Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không dược đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm.

Dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo.

Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Ví dụ: “Về cơ bản nếu đi du học Nhật Bản thì thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền.”

Thực tế: Mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (~30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng).

Thực tế, nếu bạn tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè thì sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu – 6 triệu).

Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng), còn thông thường bạn vừa đi học vừa đi làm thì chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng mà thôi. Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà.

Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt bạn còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức chi riêng học phí thôi vào khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học …)

Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.

ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.

Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html

Ngân Anh- Theo Vietnamnet.vn

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

BIG NEWS: Tây Úc sắp cán đích tiêm chủng & sinh viên Thạc sỹ được ở lại 4 năm.

Tính đến ngày 11/12/2021, bang Tây Úc đã đạt 79.3% số người trên 12 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vaccines. Như vậy là đã suýt soát đạt chỉ tiêu 80%…

Hội thảo: Du học- các yếu tố quyết định thành bại?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn du học, trong hội thảo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn và giúp các bạn tự đánh giá hồ sơ du…

Webinar Live 17/12: Du học Thụy Sỹ cùng HTMi

Tốt nghiệp nhưng không lo thất nghiệp – các sinh viên từ các trường Thụy Sĩ luôn là mục tiêu tuyển dụng của các ông lớn ngành quản trị Du…

Trao đổi về học ngành Luật tại Monash University #40 thế giới tại Ngày hội Thông tin du học

Nếu bạn thích đọc, thích tranh luận, tự tin trong giao tiếp, khả năng ghi nhớ tốt, can đảm, mạnh mẽ, chính trực, khả năng phân tích- tổng hợp- phán…

12 BƯỚC CHUẨN BỊ CHO BAY VÀO ÚC

Gồm: Bước 1 (Bắt buộc): Đảm bảo hộ chiếu và visa du học của bạn còn hiệu lực Bước 2 (Bắt buộc): Đảm bảo bạn đã tiêm đủ vaccine được…

Webinar 10/12: Giải mã khác biệt giữa vào thẳng ĐH và dự bị ĐH, lộ trình nào phù hợp cho bạn cùng Study Group

Vì sao dự bị Đại học tiếp tục là xu hướng phổ biến của nhiều học sinh Việt Nam, dù có điểm cao, có IELTS tương đối tốt? Lý do…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn