09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Chính sách việc làm- định cư tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Malaysia và Thụy Sỹ

Thứ Năm - 18/04/2013

Làm thêm khi du học, ở lại làm việc sau khi học xong hay định cư tại nước ngoài luôn luôn là câu hỏi chúng tôi thường gặp từ các phụ huynh- học sinh. Dưới đây là những thông tin tóm tắt về các vấn đề trên ở từng nước mà các học sinh cần lưu ý.

 1/ du hoc anh:

  • Làm thêm: 20h/ tuần với sinh viên học chương trình cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Học sinh học tiếng Anh, dự bị đại học, phổ thông không được phép làm thêm
  • Ở lại làm việc: trước kia, Anh từng cho phép sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc 2 năm. Hiện nay, chỉ sinh viên tốt nghiệp một số ngành trọng yếu theo đánh giá của chính phủ Anh mới được ở lai nhưng cũng là ở lại với điều kiện sinh viên phải xin được việc làm và công ty tuyển dụng đồng ý bảo trợ sinh viên đó.
  • Định cư: Anh không có chính sách định cư dành cho sinh viên quốc tế.

2/ du hoc uc:

  • Làm thêm: 40h/ 2 tuần với học sinh, sinh viên nói chung và không hạn chế thời gian với sinh viên học thạc sỹ nghiên cứu và tiến sỹ.
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học học các ngành nằm trong danh sách các ngành cần nhân lực cao tại Úc được ở lại 1,5 năm làm việc; và các sinh viên nộp hồ sơ xin học sau 5/ 11/ 2012 tốt nghiệp đại học, thạc sỹ dạng lên lớp được ở lại 02 năm, tốt nghiệp thạc sỹ dạng nghiên cứu được ở lại 3 năm và tốt nghiệp tiến sỹ được ở lại 4 năm.
  • Định cư: Úc có chính sách định cư dạng tay nghề- dành cho sinh viên quốc tế.

images

 3/ New Zealand

  • Làm thêm: 20h/ 1 tuần với học sinh, sinh viên nói chung, trừ sinh viên học tiếng Anh;
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học được ở lại 1- 3 năm, tùy trường hợp.
  • Định cư: NZ có chính sách định cư dạng tay nghề- dành cho sinh viên quốc tế.

4/ Canada

  • Làm thêm: 20h/ 1 tuần với học sinh, sinh viên nói chung.
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học được ở lại 1- 3 năm, tùy trường hợp.
  • Định cư: Canada có chính sách định cư dạng tay nghề- dành cho sinh viên quốc tế.

5/ du hoc my:

  • Làm thêm: 10h/ 1 tuần với học sinh, sinh viên nói chung và làm on campus- tức là chỉ được làm việc trong trường.
  • Ở lại làm việc: sinh viên tốt nghiệp cao đẳng- đại học được ở lại 1 năm.
  • Định cư: Mỹ không có chính sách định cư dạng tay nghề- dành cho sinh viên quốc tế.

 6/ Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ

Các nước này không có chính sách định cư dành cho sinh viên quốc tế, cũng không có chính sách cho sinh viên ở lại, trừ khi sinh viên tự xin được việc làm. Singapore và Thụy Sỹ không có chính sách cho du học sinh làm thêm, Malaysia cho phép học sinh làm thêm 20h/ tuần.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết 🙂

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Danh sách 64 trường trung học phổ thông công lập New Zealand

Danh sách 64 trường trung học phổ thông công lập New Zealand

Du học Úc: Curtin University và học bổng 200 triệu

Hơn 400 ngành bậc đại học, sau đại học, thuộc Top 400 trên thế giới, Top 15 tại Úc, Top 58 về đào tạo thạc sỹ, là trường đại học khu vực được hưởng nhiều ưu đãi, cơ hội học bổng, việc làm cao…Curtin University thực sự thu hút được sinh viên quốc tế.

Nhận vé máy bay khi du học ngành quản trị khách sạn

Chất lượng đào tạo cao, học đi đôi với hành, lương thực tập cao, thời gian học tập ngắn, việc làm tại các khách sạn 4 sao và 5, định cư tại các nước phát triển là những điểm mạnh thu hút du học sinh của các trường đào tạo ngành quản trị khách sạn.

Nhận vé máy bay khi đăng kí học tại HTMI, Thụy Sỹ

Được tặng vé máy bay, học tập và ở ngay tại khi resort 3 sao, lương thực tập >=USD2,500/ tháng, có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp…đó là các lợi thế khi bạn du học ngành quản trị du lịch- khách sạn tại Hotel and Tourim Management Institute – HTMi, Thụy Sỹ

Đi du học và phương pháp tư duy hiện đại

Có lẽ chúng ta đã biết thầy Jim đôi chút từ những câu chuyện chia sẻ từ trái tim thầy giáo – đến trái tim học trò ở các kì trước. Thầy Jim là một cách nhìn mới mẻ phương Tây, trộn lẫn kinh nghiệm quốc tế với sự cởi mở thích chuyện trò. Lần này, thầy Jim “chat” với chúng ta về một chủ đề hoàn toàn mới – chúng ta tư duy về chính cách ta “tư duy”. Về cuộc sống xung quanh, những thứ đang ‘hái’ ra tiền và cách ta lựa chọn cho mình.

Tiếng Anh du học: Dễ và Khó

Đến Việt Nam, tôi đã gặp những bạn nhỏ ở những khu du lịch, đó là khu phố cổ Hà Nội. Các bạn nhỏ này học tiếng Anh rất “cấp tốc” bằng cách nói chuyện với các du khách và các bạn phải học vì cần tiếng Anh để sống. Chỉ có một lựa chọn mà thôi, đó là giữa bán được sách du lịch và không bán được. Hoặc là nói được tiếng Anh lưu loát và bán được nhiều hoặc là không nói được gì cả và cầm toàn bộ sách mang đi đem về nhà sau một ngày dài đi bộ ngoài đường.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn