09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Chuyên gia công nghệ thông tin và nhu cầu nhân sự trên toàn cầu

Thứ Tư - 24/10/2012

Học ngành gì bây giờ? luôn là câu hỏi thường trực của tôi trong những ngày tháng cuối cùng của thời áo trắng. Đúng là ngày đó, học sinh đều khá bị động trong vấn đề định hướng nghề nghiệp thế này, nhiều người vẫn chưa định hình ra được mình sẽ thi trường nào, sẽ học ngành gì, sau này ra trường sẽ làm nghề gì. Ngày ấy Công nghệ thông tin (CNTT) mới đang nhen nhóm, cái sở thích ôm máy tính cùng với suy nghĩ “làm giàu” từ chính sở thích của mình đã đưa tôi đến với lựa chọn ngành CNTT. Lúc đó trong suy nghĩ, tôi chỉ hình dung ra rằng CNTT đơn giản là mình sẽ trở thành một lập trình viên chứ không nghĩ được nhiều hơn. Chỉ đến khi gia nhập vào “làng CNTT”, tôi mới thấy hết được sự rộng lớn trong lĩnh vực này.

 

CNTT- Cánh cửa mở ra thế giới rộng lớn

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 I. Tìm hiểu về khái niệm CNTT:

Ngành CNTT là lĩnh vực mà nhiều bạn trẻ yêu thích tuy nhiên khái niệm ngành này ra sao, xu hướng trong tương lai sẽ như thế nào thì không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ. CNTT hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất là việc sử dụng các công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin.

Có nhiều cách phân loại các chuyên ngành học CNTT nhưng theo chuẩn ACM của Mỹ thì CNTT được chia làm 5 chuyên ngành là:

  • Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành CNTT như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu, …
  • Kỹ nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.
  • Kỹ nghệ phần mềm (Software Technology): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.
  • Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức
  • Ứng dụng CNTT (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…

 II. Học CNTT làm việc ở đâu?

Câu trả lời là bất kỳ nơi nào bạn muốn, trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia Công nghệ thông tin tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Bạn cũng có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Tóm lại, Công nghệ thông tin là một ngành nghề phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tự chủ của bạn.

 

CNTT- ngành nghề phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tự chủ của bạn.

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 Nhìn chung, nếu muốn lựa chọn công tác ở những địa chỉ chuyên nghiệp về Công nghệ thông tin, bạn sẽ làm việc tại:

  • Các công ty phần mềm: Các công ty này nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng, xây dựng website, games… cho thị trường;
  • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp: Các công ty này chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm;
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng: Với sự phát triển “thần tốc” của Internet và cả những vấn đề về an ninh mạng như virus, hacker… lĩnh vực này đầy tiềm năng phát triển và đang mở ra những cơ hội lớn.

 

III. Nhân lực CNTT- Cung không đủ cầu

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các công ty chứng khoán, bất động sản, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên tục cắt giảm, sa thải nhân viên với tần suất và số lượng lớn. Trong khi đó, CNTT vẫn tiếp tục tìm kiếm nhân lực chất lượng cao bởi ngành này hầu như không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão suy thoái kinh tế. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao do tác động của cả “ngoại lực” và “nội lực”. Theo dự báo về tình hình phát triển nội dung số (NDS) toàn cầu từ 2010 – 2014 Price Water House Coopers, doanh số từ NDS toàn cầu sẽ đạt con số cực kỳ ấn tượng: từ 1,3-1,7 nghìn tỉ USD vào năm 2014. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ có doanh số tăng mạnh nhất.

 

Lĩnh vực CNTT vẫn không ngừng tìm kiếm nhân lực chất lượng cao

mặc cho cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 Hiện nay, toàn thế giới đang thiếu khoảng 3,5 triệu kỹ sư và đến năm 2015, dự kiến sẽ thiếu khoảng 6 triệu kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nước Mỹ đang mất dần vị thế thống trị trong ngành phần mềm thế giới vì mỗi năm Ấn Độ và Trung Quốc có số sinh viên tốt nghiệp cao gấp 10 lần Mỹ.

 IV. Học CNTT ở đâu? 

Hiện nay cả nước có hàng chục trường ĐH, CĐ, THCN với hàng trăm khoa đào tạo CNTT với các tên gọi khác nhau như Công nghệ thông tin, Tin học quản lý, Đồ họa vi tính, Tin học kế toán, Điện tử tin học… Ngoài ra còn có nhiều trung tâm cũng mở lớp đào tạo CNTT, đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách rất lớn cho những học sinh khi lựa chọn hệ đào tạo, bậc học cho phù hợp với năng lực và học lực của mình.

Trước đây, khi CNTT mới phát triển, làm việc với máy tính là rất khó khăn và đòi hỏi các chuyên gia có những kỹ năng đặc biệt nên để học được ngành CNTT cần những người có trình độ Toán xuất sắc, đầu óc tư duy rất tốt. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành CNTT và việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong đời sống, nhu cầu nguồn lực trở nên đại chúng hơn và bất cứ ai có đủ khả năng trở thành một kỹ sư cũng đều có thể theo học và làm việc trong ngành CNTT. Tất nhiên những vị trí mũi nhọn và một số công việc nghiên cứu chuyên sâu thì vẫn rất cần và luôn có chỗ đứng cho những cá nhân xuất sắc. Ngoại ngữ là điều bắt buộc khi theo học CNTT, nhưng nếu bạn chưa biết hay còn rất yếu về ngoại ngữ thì cũng đừng nên lấy đó là rào cản cho niềm say mê của mình.

Thông tin quan trọng:

1. 10 ngành nghề CNTT hàng đầu năm 2012- So sánh và đánh giá: Tham khảo tại đây

2. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập và tìm kiếm các khóa học tại Úc: Tham khảo tại đây

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Truyện cười IT: tại đây

 Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn  

hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 –  08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn  

 Đón xem kì 2: 6 dạng chuyên gia công nghệ đắt giá

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T 

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Đại học Sydney: Lộ trình học để trở thành Bác sỹ- Nha sỹ tại Úc và toàn cầu

Xếp hạng 18 toàn thế giới về chất lượng giảng dạy (QS Rankings by Subject 2020), ngành Y/ Nha và Sức khỏe của Đại học Sydney luôn đảm bảo đem…

Du học ngành Quản trị- Khách sạn- Du lịch: Các trường TOP- Việc HOT- Lương CAO- Cơ hội làm việc toàn cầu

Nếu bạn đang tìm hiểu về: Yêu cầu kĩ năng cần thiết cho sinh viên ngành Quản trị DL- KS; Trường nào phù hợp nhất với bạn- trong rất nhiều…

99,9% sinh viên tốt nghiệp các ngành STEM tại New Zealand có việc làm trong 6 tháng tốt nghiệp

STEM- nhóm các ngành Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Toán học (Mathematics), đang trở thành lĩnh vực “hot” thu hút ngày càng nhiều du học sinh…

Học ngành Dược cùng ACG: Tăng cơ hội việc làm- định cư tại New Zealand

Trong danh sách Tay nghề Định cư của nhiều nước nói chung và New Zealand nói riêng, nhóm ngành Y Dược chưa bao giờ hết “hot”. Sinh viên ra trường…

5 việc làm được trả lương cao nhất tại Úc trong năm 2018

Trong bối cảnh cứ 10 người Úc thì có một người có dự định thay đổi công việc trong năm nay, 5 việc làm hàng đầu với mức tăng lương…

Học và thực tập hưởng lương ngành Quản lý Nhà hàng Khách sạn, Đầu bếp tại Paris hoa lệ

Học bằng tiếng Anh, thực tập hưởng lương 5-6 tháng/ năm ngay từ năm thứ nhất, chỉ cần bạn tốt nghiệp THPT và có 5.5 IELTS là đủ điều kiệp…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn