09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào

Thứ Tư - 11/04/2018
Đứa bạn thân đi du học, mình ở lại, ngày đêm chờ nó về. Ở Việt Nam mà lúc nào cũng sống theo múi giờ ở tận đẩu tận đâu. Chỉ sợ nhất là xa mặt cách lòng, xa quá mất luôn bạn.
Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào - Ảnh 1.
2. Nó đi xong lâu lâu cũng hay về nước, lần về đầu tiên còn bạn bạn bè bè, qua đến mấy lần sau cứ mở mồm hứa sẽ đi chơi với mình, ngồi nhà háo hức chờ nó nhắn tin gọi điện. Ấy thế mà nó về nó chẳng thèm liên lạc, mãi đến nửa ngày sau mới nhắn tin qua, xong rồi lại nói qua loa gì đấy, bảo là chút nữa bận rồi tao không gặp mày được đâu. Mấy ngày sau thấy nó up hình đi chơi với mấy đứa bạn cùng lớp cũ, có dắt theo cả người yêu nữa. Về nước cả tháng, đến cái lưng của nó mình còn chả có cơ hội nhìn.
3. Phải tự an ủi mình là vạn sự tùy duyên. Hai đứa sẽ nhớ mãi mọi chuyện tốt đẹp trong quá khứ, nhưng những chuyện ấy đã qua rồi. Nếu không kịp thời đưa bản thân thoát khỏi quá khứ, tương lai chắc chắn sẽ còn đau khổ hơn.
Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào - Ảnh 2.
4. Ban đầu nghe tin thấy háo hức thay nhỏ bạn, nhưng chợt nhận ra nó sắp rời xa mình… không có nó ở bên, mình phải làm sao? Sang bên kia nó có thể gặp được người “cool” hơn mình, mình bì không lại thì sao? Hoặc lúc nó quay về biến thành một người khác thì sao? Thật không dám nghĩ tiếp nữa.
5. Hơi lạc đề tẹo, nhưng mình rất buồn vì nhỏ bạn thân không vui khi nghe mình nói có ý định đi du học. Nó bảo hai đứa trải qua biết bao nhiêu chuyện, quen nhau bao lâu rồi, thân thiết là vậy, không có mình thì không còn ai chơi cùng nó nữa. Nó cứ khăng khăng đòi mình ở lại trong nước cùng nó, còn dọa mình mà đi là sẽ cắt đứt quan hệ bạn bè. Thật không biết làm thế nào nữa.
Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào - Ảnh 3.

6. Nhớ nhất là những đêm hai đứa cùng nhau thức khuya xem hết một season của “How I met your mother”. Bây giờ hai đứa chỉ có thể gặp nhau qua những dòng cập nhật trạng thái, qua những tin nhắn messenger. Đau khổ khi nhận ra mình không thể ôm ấp màn hình máy tính thay nhỏ bạn được, dù hai đứa có đang video chat với nhau.

7. Khoảnh khắc giận dỗi nhất là khi nhỏ bạn đăng tấm ảnh đầu tiên của nó vừa đặt chân tới nước ngoài, trên môi rạng rỡ nụ cười. Đương nhiên là mình có chút ghen tị với nó chứ, cảm giác sôi sục ấy rõ ràng nhất khi nhấn nút “Like” bức ảnh rồi kéo xuống coi như không có gì to tát.

8. Nhỏ bạn đã đi được 4 tháng, mình vẫn quen thói mở điện thoại nhắn tin cho nó “Trưa nay ăn gì hả mày?”.

Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào - Ảnh 5.

9. Mình bắt đầu tính toán xem mình phải ăn mỳ tôm bao lâu mới có thể dành dụm đủ tiền mua vé máy bay sang thăm nhỏ bạn. Cũng không biết từ lúc nào hình thành thói quen kiểm tra ưu đãi giá vé máy bay hàng tuần.

10. Trước khi đi, nhỏ bạn mua một cặp quần jean, một chiếc có in chữ “Best”, chiếc kia có chữ “Friends”, mỗi đứa giữ một chiếc. Mỗi khi mặc món quà này, mình lại nhớ tới nhỏ bạn và thấy nó vẫn luôn bên mình, vì mặc dù hai đứa cách xa nửa vòng Trái Đất, trên mông hai đứa vẫn gắn biểu tượng tượng trưng cho tình bạn.
Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào - Ảnh 7.
11. Chỉ liên lạc qua mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Instagram không thể so bì được với gặp nhau trực tiếp được.
12. Mỗi lần thấy ảnh chụp của nhỏ bạn đang vui vẻ bên bạn mới, bất giác thấy vị trí của mình trong lòng nhỏ bạn bị đe dọa.
Có bạn thân đi du học, cảm giác không dễ chịu chút nào - Ảnh 8.
13. Hai đứa giữ liên lạc được vài tháng thì mình bắt đầu thấy nản việc phải luôn luôn kiểm tra múi giờ để nói chuyện.
14. Những việc lúc trước hay làm cùng nhau, những chỗ lúc trước hay lui tới cùng nhau, giờ đây lại làm cùng, đi cùng người khác, tự dưng trong lòng thấy có chút tội lỗi.

Nguồn: Kenh 14.vn

Bài viết liên quan

Ara Institute of Canterbury: Sinh viên Việt Nam xuất sắc giành giải thưởng Kĩ thuật danh giá 2018

(Please roll down for English version) Van Dinh Nguyen, sinh viên Việt Nam đang theo học chương trình cử nhân cơ khí ba năm tại Ara Institute of Canterbury vừa…

Giáo dục New Zealand khẳng định chất lượng hàng đầu

Kết quả xếp hạng mới nhất của QS World Rankings 2018 vừa cho thấy, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường giáo dục quốc tế, tất cả…

Trường kinh doanh Harvard: “Dập tơi bời” học viên để dạy cách quản lý thời gian, khái niệm “hoàn hảo” bị vứt xó dù xung quanh bạn đều là siêu nhân

Ngôi trường danh giá Harvard Business School từ lâu đã nhận được sự ngưỡng mộ và tín nhiệm từ khắp nơi trên thế giới. Cùng đọc qua những “trải nghiệm”…

WORKSHOP: Chinh phục bài thi PTE A

PTE A là bài thi năng lực ngôn ngữ tiếng Anh trên máy tính do Pearson phát triển được công nhận tại 96% các trường đại học của Anh, Mỹ,…

Tấm vé du học và định cư tại Úc và New Zealand

PTE A là tấm vé nhanh nhất và đơn giản nhất giúp bạn du học, phát triển nghề nghiệp và định cư tại Úc và New Zealand. PTE A là…

Lương khởi điểm của SV mới ra trường ở Úc là 940 triệu đồng/năm, tại Mỹ có ngành lên đến 2.2 tỷ đồng

Theo kết quả khảo sát mới nhất, lương khởi điểm của cử nhân vừa ra trường tại Úc lên đến 940 triệu đồng/năm. Ngành Kỹ thuật Dầu khí tại Mỹ…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn