09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Công nghệ thông tin và Truyền thông vẫn hấp dẫn

Thứ Sáu - 01/06/2012

Dù có lực lượng lao động khá đông nhưng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) hàng năm vẫn là một trong những lĩnh vực việc làm thú vị nhất đối với sinh viên mới tốt nghiệp bởi những lợi thế về ứng dụng không thể phủ nhận và thu nhập thuộc hàng Top.

IT- truyền thông vẫn là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và việc sử dụng internet cùng các ứng dụng của nó đã lớn mạnh gấp nhiều lần, trở nên tới mức cần thiết- không thể thiếu ở hầu hết mọi nơi làm việc.

ỨNG DỤNG

Hàng loạt chuyên ngành trong lĩnh vực ICT vẫn tiếp tục mở rộng và ngày càng đi sâu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Các chuyên ngành phổ biến nhất mà sinh viên ICT mới tốt nghiệp có thể làm ngay bao gồm: Kỹ thuật và lập trình phần mềm, Phân tích hệ thống và quản trị, Quản lý ICT tổng quan, Phát triển truyền thông đa phương tiện và hỗ trợ ICT.


Các bạn trẻ hào hứng tìm hiểu thông tin về ngành IT, truyền thông tại triển lãm giáo dục

Dù không tránh khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng theo thống kê của Hiệp hội máy tínhAustralia trong năm 2009, 76.2% nhân lực ngành ICT vẫn làm việc toàn thời gian. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ICT có rất nhiều cơ hội việc làm dựa trên các nghiên cứu về nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng.

Dự đoán trong giai đoạn 2013 – 2014 tới, ngành viễn thông sẽ đạt mức tăng trưởng- phát triển cao nhất trong các ngành nghề, tăng 2.4% hàng năm và tạo thêm 11,700 việc làm (www.skillsinfo.gov.au), đồng nghĩa mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho các sinh viên theo học ICT.

Các kỹ năng ICT có lợi thế khi dễ dàng được chuyển giao từ quốc gia này sang quốc gia khác. Do đó, các chuyên gia ICT giàu kinh nghiệm có thể hy vọng tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp ở bất cứ nơi nào trong một thế giới phát triển.

BẠN CẦN TRANG BỊ

• Trình độ chuyên môn cao (kiến thức khoa học)
• Theo kịp sự thay đổi nhanh của công nghệ (năng lực cá nhân)
• Giao tiếp tốt với các nhân viên không có kiến thức IT/ kĩ thuật (kĩ năng cá nhân)

 

LƯƠNG

 

Chuyên ngành

Trung bình 

thấp

Trung bình

cao

Trung bình

Lương trung bình- ngành IT & Telecommunications, ở Úc    

$100,649

Analyst / Programmer

$50,000

$160,000

$90,529

Architecture

$75,000

$250,000

$134,568

Business Analyst / Systems Analyst

$50,000

$237,120

$100,539

Computer Operators

$30,000

$140,000

$67,322

Conslt / Funct. Consultant

$35,700

$200,000

$124,965

Database Development & Administration

$48,000

$160,000

$94,419

Hardware Engineering

$50,000

$145,000

$91,246

Helpdesk & Desktop Support

$35,000

$110,000

$62,508

Management & Supervisory

$70,000

$250,000

$124,814

Network Engineering

$47,000

$170,000

$85,436

Networks & Systems

$50,000

$197,600

$93,594

Other IT & Telecommunications

$40,270

$170,000

$91,727

Product Management

$45,000

$190,000

$104,355

Project Management

$50,000

$220,000

$118,065

Sales

$40,000

$300,000

$119,581

Security

$60,000

$250,000

$115,308

Software Development & Engineering

$50,000

$200,000

$94,010

Team Leaders

$70,000

$200,000

$122,687

Technical Writers

$39,520

$850,000

$94,284

Telecommunications

$49,350

$200,000

$84,595

Testing & QA

$31,200

$167,960

$91,421

Training

$50,087

$140,000

$77,043

Web Design & Usability

$40,000

$160,000

$95,021

Web Development

$40,000

$138,320

$84,892

 

Sinh viên IT

 

Mơ ước được tiếp cận với những công nghệ thông tin hiện đại hàng đầu thế giới đã đưa Lê Minh Chí đến với trường Đại học Monash của Úc, một trong 50 trường nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.

 

Bị cuốn hút bởi máy tính và kỹ thuật công nghệ từ thời thơ ấu, Chí hy vọng sẽ học tập xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ đang cách mạng hóa gần như tất cả mọi thứ trong xã hội hiện đại: Từ việc chia sẻ thông tin, cách thức những công việc kinh doanh, thương mại được thực hiện đến cách cảm nhận các chương trình giải trí.

 

Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ Đà Nẵng với tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Chí được trao tặng học bổng để tiếp tục theo đuổi chương trình sau đại học về những công nghệ thông tin tân tiến nhất tại bất kỳ trường đại học ở nước ngoài nào mà anh muốn. Anh đã chọn Monash bởi đây là một trong 50 trường công nghệ danh tiếng nhất trên thế giới, được lãnh đạo bởi đội ngũ giảng viên và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

“Monash là một trường đại học rất nổi tiếng, và tôi đã biết đến danh tiếng quốc tế của Monash về chất lượng kỹ sư công nghệ thông tin mà họ đào tạo,” Chí nói. “Tôi nhận thấy rằng chương trình học này còn giúp tôi hòa nhập dễ dàng hơn với môi trường sống cũng như văn hóa Úc, và điều này làm cho việc học tập của tôi ở đây được suôn sẻ hơn rất nhiều”.
“Tôi sẽ phải cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất trong khóa học này, tôi luôn học hỏi hàng ngày. Khi trở về ViệtNam, tôi biết là mình sẽ có được những tri thức tân tiến nhất và sẽ có thể xây dựng sự nghiệp của mình ở mức cao nhất,” Chí chia sẻ.

 

(Cập nhật trang web: www.infotech.monash. edu.au/promotion/competitions/)

Nguồn: Ducanhduhoc.com

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 1: Gia nhập ngành công nghệ thực phẩm giàu tiềm năng

Xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012-2015, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.

Kỳ 3: Khám phá thế giới của các Chuyên gia an ninh mạng

Với đặc trưng tốc độ phát triển rất nhanh, phức tạp, thay đổi từng giờ, lĩnh vực này đòi hỏi những tài năng thực sự được đào tạo bài bản, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới. Nghề nào cũng vậy, để thành công thì phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn. Tuy vậy, cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật với nghề quản trị và an ninh mạng.

Kì 2: Kỹ sư phần mềm – Có thực sự đang là nghề có giá nhất?

Muốn có công việc tốt, hãy học ngôn ngữ lập trình và tránh xa những lưỡi cưa! Đây là lời khuyên đúc kết từ bảng xếp hạng 200 công việc tốt nhất năm 2012 do trang CareerCast thực hiện.

Kỳ 1: Chọn nghề nào trong lĩnh vực Công nghệ thông tin rộng lớn

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn là một ngành mới mẻ, nhưng những sản phẩm CNTT luôn luôn mới và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng. Trước đây các sản phẩm của Microsoft làm cho máy tính trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nó cũng giúp Microsoft trở thành một công ty khổng lồ, và gần như không có đối thủ trong ngành phần mềm.

Kỳ 4: Điện Công nghiệp – Nghề tiềm năng trong tương lai

Có mặt trong TOP 10 nhóm ngành thiếu hụt lao động nhiều nhất (Theo Falmi) tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công việc của những người theo nghề Điện Công nghiệp. Nhằm giúp các bạn học sinh giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành nghề này, chúng tôi đã tập hợp một số câu hỏi và trả lời được nhiều người quan tâm.

Kỳ 3: Nghề Điện lạnh: Không chỉ HOT trong mùa hè

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì việc sử dụng các thiết bị điện lạnh như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, … càng trở nên phổ biến. Nhu cầu sử dụng các thiết bị này thường tăng mạnh vào mùa hè, vì vậy đây được coi là mùa cao điểm đối với các kỹ thuật viên điện lạnh.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn