09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Đăng ký xin học tại Đức

Thứ Sáu - 10/09/2021

1. Điều kiện du học Đức 

Để được nhập vào một trường đại học tại Đức có nhiều khó khăn hơn các nước khác.

Đầu tiên, du học sinh sẽ phải chuẩn bị cho bài test AS (đối với hệ đại học) và APS (đối với hệ sau đại học). Sau đó tùy bậc học, sẽ có các yêu cầu cụ thể.

a. Bậc cử nhân- với du học sinh Việt Nam:

  • Tốt nghiệp cấp 3;
  • Điểm trung bình môn khoảng 7,0/ 10;
  • Thi đỗ vào một trong những ĐH được Đức công nhận) ; tổng 4 môn thi được 24 điểm không môn nào dưới 4 điểm;
  • Chương trình học tiếng Anh: IELTS >6.0;
  • Chương trình học bằng tiếng Đức: Có chứng chỉ B1 tiếng Đức mỗi kĩ năng >70
  • Có kết quả testAS.

Mẫu testAS:

TestAS là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng học Đại học của Sinh viên nước ngoài tại Đức. Qua kết quả của TestAS, Sinh viên nước ngoài có thể đánh giá vị trí của mình so với các Sinh viên (nước ngoài) khác. TestAS được làm bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh (nên có trình độ B1 để làm được tốt) và mỗi kỳ thi bao gồm các phần như sau:

  • Phần kiểm tra khả năng ngoại ngữ (Sprach-Screening, Language Screening), online trên máy tính, khoảng 30 phút;
  • Phần chính (Kerntest, Core Test), kiểm tra viết bình thường, 110 phút;
  • Phần chuyên ngành, cũng kiểm tra viết bình thường, từ 145 – 150 phút và được chia ra:  Nhân văn học, Văn hóa học và Khoa học Xã hội ; Khoa học Kỹ thuật;  Toán, Tin và Khoa học Tự nhiên; Kinh tế học

Thông tin chi tiết về TestAS

b. Bậc thạc sỹ:

  • Có bằng ĐH chính qui được Đức công nhận
  • Chương trình học tiếng Anh: IELTS >6.5
  • Chương trình học bằng tiếng Đức: ≥B1
  • Thời gian học trung bình 2 năm.
  • Chứng chỉ APS: Nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS chậm nhất là cuối tháng 2 (cho kỳ phỏng vấn tháng 5) hoặc cuối tháng 8 (cho kỳ phỏng vấn tháng 11).

APS: từ ngày 1-1-2007, tất cả sinh viên muốn sang Đức du học, phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (Akademische Prüfstelle – APS), thuộc Phòng lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức tại Hà Nội thẩm tra. APS khẳng định liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức hay không bằng cách: thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp và mời sinh viên đến phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20-30 phút, sinh viên sẽ được hỏi về quá trình học ĐH trước đó của mình. Như vậy APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có phù hợp với các chứng chỉ mà sinh viên đó đưa ra hay không. Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ sơ cấp loại giỏi.

Thông tin chi tiết về APS

2. Hồ sơ du học Đức:

Để nộp hồ sơ vào các trường Đại học tại Đức, các bạn cần đặc biệt chú ý về kỳ học và thời gian.

  • Kì nhập học mùa đông bắt đầu vào tháng 9, 10. Thời điểm thích hợp nộp hồ sơ là khoảng từ tháng 5 đến tháng 7.
  • Kì nhập học mùa hè bắt đầu từ tháng 3, 4. Vì vậy hồ sơ nên được nộp trước ngày 15 tháng 1.

Mỗi trường lại có một hình thức đăng kí học khác nhau. Có trường nhận hồ sơ qua đường bưu điện, có trường lại cho đăng kí hồ sơ Online. Tuy nhiên, phần lớn các trường Đại học hiện nay áp dụng hình thức nhận hồ sơ qua một đơn vị thẩm tra hồ sơ trung gian: Uniassist. Tổ chức Uniassist sẽ thay mặt các trường nhận hồ sơ, rà soát hồ sơ đầy đủ về mặt đầu mục giấy tờ, rồi mới gửi xuống các trường đợi xét duyệt. Thời gian xét duyệt hồ sơ thường từ 4 – 8 tuần.

Một bộ hồ sơ xin thư mời nhập học đầy đủ thường bao gồm:

  • Hộ chiếu
  • Giấy khai sinh (nếu chưa có hộ chiếu)
  • Bằng cấp cao nhất
  • Bảng điểm ứng với bằng cấp/học bạ 2 năm gần nhất
  • Statement of purpose (SOP)
  • Kết quả TestAS/ APS
  • Bằng tiếng Đức B1- nếu học bằng tiếng Đức hoặc IELTS/ chứng chỉ tiếng anh quốc tế tương đương- nếu học bằng tiếng Anh
  • Xác nhận kinh nghiệm việc làm/hợp đồng lao động- nếu xin học Thạc sỹ/ Tiến sỹ

3. Các bước tiến hành làm hồ sơ du học Đức:

a. Đối với Sinh viên chưa Tốt nghiệp Đại học Việt Nam:

Bao gồm các nhóm như sau:

  • Học sinh vừa Tốt nghiệp THPT, đã thi đỗ vào một Ngành học Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam và chưa học Đại học tại Việt Nam;
  • Sinh viên đang học và chưa Tốt nghiệp tại một Trường Đại học Việt Nam;
  • Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng;
  • Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và được chuyển tiếp vào hệ Đại học chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam.

Các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:

  • Học tiếng Đức, học tiếng Anh;
  • Cập nhật điều kiện học Đại học tại Đức;
  • Tìm hiểu về Trường Đại học, Trường Dự bị Đại học, Ngành học Đại học phù hợp tại Đức;
  • Đăng ký cho kỳ thi TestAS;
  • Thi TestAS (vào tháng 02, tháng 04 và tháng 10 hàng năm);
  • Nhận kết quả của kỳ thi TestAS;
  • Chuẩn bị các Hồ sơ, Giấy tờ cần thiết để nộp Thẩm tra APS, để xin nhập học Đại học / Dự bị Đại học tại Đức, để mở tài khoản Du học, để xin Visa;
  • Nộp Hồ sơ Thẩm tra APS cho ĐSQ Đức tại Hà Nội (ngay sau khi nhận Giấy báo trúng tuyển Đại học; chưa cần kết quả TestAS, chưa cần Chứng chỉ tiếng Đức);
  • Nhận Chứng nhận APS; Gửi Hồ sơ xin nhập học Đại học / Dự bị Đại học sang Đức;
  • Nhận Giấy báo mời nhập học / Giấy báo mời tham gia kỳ thi tuyển của Trường Đại học / Trường Dự bị Đại học tại Đức;
  • Mở tài khoản Du học tại một Ngân hàng;
  • Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức;
  • Nhận kết quả Visa;
  • Chuẩn bị lên đường sang Đức;
  • Nhập học.

b. Đối với Sinh viên đã Tốt nghiệp Đại học Việt Nam

và muốn:

  • học lại Đại học tại Đức, hoặc:
  • học Cao học tại Đức

Các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:

  • Học tiếng Đức, học tiếng Anh;
  • Cập nhật điều kiện học Cao học tại Đức;
  • Tìm hiểu về Trường Đại học, Ngành học Đại học, Cao học phù hợp tại Đức;
  • Chuẩn bị các Hồ sơ, Giấy tờ cần thiết để nộp Thẩm tra APS, để xin học Đại học / Cao học, để mở tài khoản Du học, để xin Visa;
  • Nộp Hồ sơ Thẩm tra APS cho ĐSQ Đức tại Hà Nội (đến cuối tháng hai và cuối tháng tám hàng năm);
  • Phỏng vấn APS (vào tháng năm và vào tháng 11 hàng năm);
  • Nhận Chứng chỉ APS;
  • Mở tài khoản Du học tại một Ngân hàng;
  • Gửi Hồ sơ xin nhập học Đại học / Cao học sang Đức;
  • Nhận Giấy báo mời nhập học / Giấy báo mời tham gia kỳ thi tuyển của Trường Đại học tại Đức;
  • Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức;
  • Nhận kết quả Visa;
  • Chuẩn bị lên đường sang Đức;
  • Nhập học.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình làm hồ sơ du học Đức, để hiểu rõ hơn về các thủ tục làm hồ sơ du học Đức, hãy liên hệ với Công ty tư vấn du học Đức Anh để được tư vấn miễn phí:

  • Hà Nội: 54-56 Tuệ Tĩnh, Tel: 024 3971 6229
  • HCM: 172 Bùi Thị Xuân, Q.1, Tel: 028 3929 3995
  • Hotline chung: 09887 09698, 09743 80915
  • Email: duhoc@ducanh.edu.vn
  • Website: ducanhduhoc.vn/

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

University of Arts London – mời dự Hội thảo tuyển sinh và hướng dẫn làm Portfolio – Trường No.1 UK về Thiết kế- Kiến trúc- Nghệ thuật

University of Arts London – Admission and portfolio guidance day (Please roll down for English version) Xếp hạng Nhất tại UK và hạng 2 thế giới về đào tạo các…

Học bổng 4.000 bảng- 50% học phí tại Đại học Gloucestershire năng động hàng đầu Anh Quốc

Với mức học phí hợp lý, chi phí sinh hoạt phải chăng cùng nhiều học bổng giá trị cao dành cho sinh viên quốc tế, Đại học Gloucestershire sẽ mang đến cho…

Du học Ba Lan: Mời gặp & trao đổi trực tiếp với Tập đoàn giáo dục APUI- 5 trường

Học phí và chi phí sinh hoạt thấp, học bổng 10-100%, chất lượng giáo dục chuẩn châu Âu, môi trường sống và an ninh tốt, hợp tác thân thiện giữa…

Hội thảo du học châu Âu: UK, Thụy Sỹ, Hà Lan, Ý, Đức, Ba Lan…

Sự kiện phù hợp với các bạn đang có nhu cầu chuẩn bị du học các bậc học A level, Dự bị đại học, đại học, sau đại học của…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn