09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Hệ thống giáo dục Ba Lan

Thứ Sáu - 10/09/2021

Cũng như các nước khác, hệ thống giáo dục tại Ba Lan  chia thành các bậc  tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đào tạo nghề và đào tạo bậc cao.

1. Tiểu học

Kéo dài 6 năm (học sinh từ 6 – 12 tuổi)

Chương trình Tiểu học tại Ba Lan được bắt đầu khi trẻ 6 hoặc 7 tuổi, kéo dài 6 năm và được chia làm 2 giai đoạn (mỗi giai đoạn 3 năm):

  • Giai đoạn đầu được coi là giai đoạn “hòa nhập” giữa chương trình mầm non và tiểu học, với một giáo viên giảng dạy toàn bộ tất cả các môn học;
  • Giai đoạn 2 là thời kì đào tạo kiến thức cao hơn và mỗi môn học, các em học sinh sẽ học một giáo viên chuyên về môn đó.

Sau khi hoàn thành Tiểu học, học sinh sẽ thi một kì thi tốt nghiệp và được cấp bằng Tốt nghiệp Tiểu học (Primary- school Leaving Certificate)

2. Trung học Cơ sở

Kéo dài 3 năm (học sinh từ 13 – 16 tuổi)

Chương trình Trung học Cơ sở kéo dài 3 năm, đào tạo kiến thức phổ thông với các môn học: tiếng Ba Lan, Lịch sử, Giáo dục Công dân, 2 Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Công nghệ, Công nghệ Thông tin, Thể dục và Nghệ thuật/ Âm nhạc. Cuối mỗi năm học, học sinh sẽ được đánh giá dựa trên điểm tổng kết trung bình và kì thi về Nhân văn, Khoa học và Ngoại ngữ.

3. Trung học Phổ thông

Kéo dài 3 – 4 năm (học sinh từ 16 – 19/20 tuổi)

Sau khi hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở, học sinh tại Ba Lan có thể lựa chọn học tiếp lên các loại trường khác nhau, bao gồm:

  • Trường Trung học Phổ thông (3 năm): đào tạo chương trình kiến thức phổ thông tổng hợp. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ thi kì thi tốt nghiệp THPT (Matura) để sau đó học tiếp lên Đại học;
  • Trường Trung học Kỹ thuật (4 năm): đào tạo chương trình nền tảng sâu vào các ngành nghề như: kế toán, cơ khí, điện tử, … và cũng chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp Matura.
4. Đào tạo nghề

Học sinh hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở, ngoài lựa chọn học tiếp lên chương trình Trung học Phổ thông thì có thể chọn học tại Trường Đào tạo nghề, kéo dài 2 năm. Học sinh sẽ được đào tạo chương trình dạy nghề, tập trung vào các ngành nghề phổ biến như bán hàng, nấu ăn, làm bánh, cơ khí, làm tóc,…

Sau khi hoàn thành chương trình này, học sinh có thể chuyển tiếp học 2 năm Trung học Phổ thông hoặc 3 năm tại trường Trung học Kỹ thuật để lấy bằng Matura.

5. Đào tạo bậc cao

Chương trình đào tạo bậc cao của Ba Lan được chia làm 3 cấp độ chính (cycles), trong đó mỗi cấp là một chương trình học:

  • Cấp độ 1 – Khóa Cử nhân: kéo dài 3 – 4 năm, đào tạo và trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng về một ngành nghề cụ thể, giúp sinh viên có thể làm việc tốt trong lĩnh vực đã học sau khi tốt nghiệp;
  • Cấp độ 2 – Khóa Thạc sĩ: kéo dài 1,5 – 2 năm, đào tạo chuyên sâu ở bậc cao hơn, giúp sinh viên nghiên cứu và phát triển kiến thức đã học ở bậc Cử nhân, từ đó giúp sinh viên có thể làm việc một cách sáng tạo, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn;
  • Cấp độ 3 – Khóa Tiến sĩ: kéo dài 2 – 4 năm, cung cấp cho sinh viên kiến thức nâng cao dựa trên nền tảng khoa học, trang bị cho sinh viên kĩ năng nghiên cứu, sáng tạo chuyên sâu.

Chương trình Cao đẳng, Đại học tại Ba Lan được quản lý toàn bộ bởi Bộ Khoa học và Giáo dục Bậc cao của Ba Lan, thường kéo dài 3 năm (4 năm đối với một số ngành đặc thù). Tại Ba Lan có 2 loại Tổ chức Giáo dục bậc cao- HEIs (Higher Education Institutions) là: university (uczelnia akademicka) và non- university (uczelnia zawodowa). Trong đó, trường non- university không được phép đào tạo chương trình Tiến sĩ.

Hiện tại, Ba Lan có khoảng 457 Tổ chức Giáo dục bậc cao (HEIs), bao gồm 131trường công lập và 326 trường tư thục. Tất cả các trường đều được đầu tư lớn về quy mô, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo.

Để xin học vào các trường Đại học, tùy theo từng cấp học mà trường sẽ có yêu cầu điều kiện khác nhau. Nhìn chung, sinh viên quốc tế cần có học lực khá và chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan) để có thể học lên khóa Cử nhân/ Thạc sĩ. Tuy nhiên, sinh viên chưa có kĩ năng ngoại ngữ hoàn toàn có thể học một khóa tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan bổ trợ, sau đó học lên khóa chuyên ngành.

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Triển lãm Giáo dục Quốc tế 2014 và những cái Nhất

Đây là điểm mạnh mà không triển lãm du học của công ty tư vấn du học nào có được. Tại triển lãm, 80% phiên dịch của chúng tôi là các cựu du học sinh. vì vậy, các phụ huynh và học sinh đừng ngại hỏi, hoặc xin contact của các anh chị cựu du học sinh để có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.

Học bổng của các trường tham dự Triển lãm Giáo dục Quốc tế Tháng 3/2014

Học bổng của các trường tham dự Triển lãm Giáo dục Quốc tế Tháng 3/2014

Danh sách các trường tham gia triển lãm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh tháng 3/2014

  STT Tên trường Triển lãm tại Hà Nội Triển lãm tại HCM Chương trình đào tạo 1 Công ty Tư vấn du học Đức Anh X X Du học…

Đi du học và phương pháp tư duy hiện đại

Có lẽ chúng ta đã biết thầy Jim đôi chút từ những câu chuyện chia sẻ từ trái tim thầy giáo – đến trái tim học trò ở các kì trước. Thầy Jim là một cách nhìn mới mẻ phương Tây, trộn lẫn kinh nghiệm quốc tế với sự cởi mở thích chuyện trò. Lần này, thầy Jim “chat” với chúng ta về một chủ đề hoàn toàn mới – chúng ta tư duy về chính cách ta “tư duy”. Về cuộc sống xung quanh, những thứ đang ‘hái’ ra tiền và cách ta lựa chọn cho mình.

Tiếng Anh du học: Dễ và Khó

Đến Việt Nam, tôi đã gặp những bạn nhỏ ở những khu du lịch, đó là khu phố cổ Hà Nội. Các bạn nhỏ này học tiếng Anh rất “cấp tốc” bằng cách nói chuyện với các du khách và các bạn phải học vì cần tiếng Anh để sống. Chỉ có một lựa chọn mà thôi, đó là giữa bán được sách du lịch và không bán được. Hoặc là nói được tiếng Anh lưu loát và bán được nhiều hoặc là không nói được gì cả và cầm toàn bộ sách mang đi đem về nhà sau một ngày dài đi bộ ngoài đường.

Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh?( Kỳ 2)

Đi du học liệu có cần tư duy logic và tư duy giải quyết vấn đề không? Ở các nước văn minh hiện đại như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand… pháp luật chặt chẽ thì đâu có thể xảy ra chuyện gì. Tất cả đều được sắp đặt sẵn cho bạn. “Bay đi. Học. Bay về.” Trong kỳ 2 này, tôi chia sẻ một vài điều về nấu ăn và sống với người lạ.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn