09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỸ

Thứ Sáu - 10/09/2021

Tại Mỹ, hệ thống các trường học bắt đầu từ mẫu giáo, lên tiểu học, trung học và giáo dục sau phổ thông (bao gồm: học nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học). Du học sinh tương lai cần biết mình cần học gì để xác định mình sẽ bắt đầu từ đâu.

 1. Bậc phổ thông

Chương trình phổ thông Mỹ kéo dài 12 năm trong đó:

  • Tiểu học– primary school, kéo dài từ 5-6 năm, tùy cách phân chia trường của các khu vực
  • Trung học cơ sở– junior secondary school, kéo dài 4- 5 năm tùy cách phân chia trường của các khu vực
  • Trung học phổ thông– senior secondary school, kéo dài 3 năm.

Chính phủ Mỹ giao quyền tự quản về giáo dục cho các bang, vì vậy, không có chương trình phổ thông chuẩn quốc gia, tuy nhiên, chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo tại các bang khác nhau của Mỹ là khá đồng đều và các bang công nhận kết quả của nhau.  Trong bậc học phổ thông, chương trình đào tạo, các môn học, phương pháp đào tại Mỹ tuy có khác Việt Nam, nhưng về cơ bản vẫn là đào tạo các kiến thức khoa học và xã hội cơ bản: toán, lý, hóa, văn học, sử, địa, khoa học… Trong khi học phổ thông những năm cuối, học sinh có thể học chứng chỉ nghề nếu muốn. Cuối cấp học cuối cùng, học sinh thi lấy bằng tốt nghiệp phổ thông, tuy nhiên, rất nhiều trường không tổ chức thi tốt nghiệp hay cấp bằng mà chỉ cấp bảng điểm. Với những trường không cấp bằng cấp 3 mà học sinh muốn có bằng, học sinh có thể tự học và tham gia thi kì thi quốc gia (General Education Diploma) để có bằng.

 Hệ thống giáo dục Mỹ

2. Bậc cao đẳng

Các trường cao đẳng Mỹ đào tạo đa ngành, các chương trình nghề và cấp:  chứng chỉ nghề (3-6-9 tháng), bằng cao đẳng (1-2 năm) hoặc bằng cao đẳng nâng cao (1- 2 năm) và bằng cao đẳng chuyển tiếp lên đại học (associate degree- 2 năm). Xem thêm danh sách các trường cao đẳng Mỹ.

Có hai loại trường:

  • Community College – là các trường cao đẳng công lập do nhà nước tài trợ về tài chính, nên học phí rẻ hơn  (từ khoảng 5,000- 14,000 USD/ năm) và yêu cầu đầu vào thấp hơn so với các trường đại học (học lực trung bình). Nhiều trường cao đẳng cộng đồng Mỹ nhận các học sinh hết lớp 11 tại Việt Nam vào học. Xem thêm danh sách các trường cao đẳng cộng đồng Mỹ.
  • College– các trường cao đẳng tư thục, với mức học phí từ 1,000- 20,000 USD/ năm tùy trường và tùy chuyên ngành học của học sinh.

3. Bậc đại học.

Bậc đại học tại Mỹ đào tạo các chương trình cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ và bao gồm các trường đại học công lập, đại học tư thục, đại học liên kết với tôn giáo, đại học/ học viện kỹ thuật…

  • Các trường đại học công lập. Các trường đại học công lập của tiểu bang do chính quyền tiểu bang quản lý, tài trợ về tài chính và được đánh giá – kiểm tra chất lượng bởi hiệp hội các trường đại học – cao đẳng trong khu vực. Mỗi tiểu bang thường có ít nhất là một trường đại học lớn (state university) và các trường đại học cỡ nhỏ (state college). Một số tên trường đại học của tiểu bang có mang chữ “State” (Tiểu bang), còn một số thì mang tên “college”.
  • Các trường đại học tư thục. Thường do cá nhân và tổ chức riêng thành lập và điều hành, và cũng được kiểm tra chất lượng bởi hiệp hội các trường đại học – cao đẳng trong khu vực. Học phí các trường đại học tư thường cao hơn trường đại học công lập và đa số các trường có quy mô nhỏ hơn các trường công về khuôn viên lẫn quy mô đào tạo, xem danh sách các trường đại học tư thục.
  • Trường đại học liên kết với các tổ chức tôn giáo. Nhiều đại học Hoa Kỳ do các tổ chức tôn giáo thành lập. Tuy thế, mối liên hệ giữa trường đại học và tổ chức tôn giáo có thể rất linh động hoặc thậm chí lỏng lẻo và đào tạo không chỉ sinh viên theo 1 tôn giáo cụ thể mà là từ tất cả các tôn giáo, quốc gia, dân tộc…. Các trường này đào tạo tương tự như các trường đại học khác.
  • Các trường đại học kỹ thuật/ học viện kỹ thuật (“Institute of technology” hay “technical institute”): là một loại trường đào tạo các chương trình có độ dài ít nhất là bốn năm về khoa học và công nghệ và cấp bằng cử nhân. Một số trường có các chương trình sau đại học, một số trường khác có những khóa học ngắn hơn. Đặc điểm chung của chương trình đào tạo tại đây là mang tính thực hành cao, vì vậy, sinh viên tốt nghiệp có được các kỹ năng cần có cho thị trường lao động.

 >> Xem danh sách các trường đại học Mỹ.

  Thông tin quan trọng về giáo dục đại học tại Mỹ:

  • Chọn chuyên ngành học. Trong trường đại học đào tạo chương trình 4 năm, năm đầu đại học gọi là “freshman” và năm 2 được gọi là  sophomore”. Trong 2 năm này, sinh viên học các kiến thức đại cương, còn 2 năm sau sinh viên học chuyên ngành mình lựa chọn. Vì vậy DHS không cần quá lo lắng về chuyên ngành học sâu tại Mỹ, tuy nhiên cần lưu ý để xác định chuyên ngành học từ cuối năm học thứ 2.
  • Xin học. Năm học tại Mỹ tương tự Việt Nam, khai giảng vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau, tuy nhiên, hồ sơ xin du học Mỹ cần được nộp sớm, vì hạn chót nộp hồ sơ vào học thẳng tại các trường thường là cuối tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm cho kì nhập học tháng 9 cùng năm.
  • Chuyển tiếp và chuyển trường. Các trường đai học tại Mỹ đào tạo theo tín chỉ, nên sinh viên dễ dàng chuyển tiếp, hoặc chuyển trường. Tuy nhiên, sinh viên nên chọn học ổn định tại 1 trường nào đó để tiện lợi cho việc học tập, bố trí sinh hoạt và các vấn đề khác. Sinh viên đang học tại các trường đại học Việt Nam cũng có thể chuyển tiếp sang các trường đại học Mỹ, tuy nhiên, số môn học được miễn giảm thường không nhiều do chương trình đào tạo tại Việt Nam có đến 1/3 số môn không liên quan đến chuyên môn.

 Tag xem thêm: du học úc, du học mỹ, du học anh

Bài viết liên quan

Thông báo nhận hồ sơ du học bậc phổ thông các nước

Công ty tư vấn du học Đức Anh tiếp tục tiếp nhận hồ sơ du học bậc phổ thông cho kì nhập học tháng 7 tại Úc, New Zealand, Singapore và kì nhập học tháng 9 tại các nước Anh, Mỹ, Canada. Nhiều học bổng dành cho các du học sinh.

Du học Mỹ: Học bổng chương trình tiếng Anh học thuật tại ELS

Năm học 2013, ELS cấp học bổng lên đến 40% học phí cho tất cả các học sinh, sinh viên đăng kí học tiếng Anh tại ELS trước 30/ 9/ 2013- áp dụng với tất cả các du học sinh đăng kí học tiếng Anh qua đại diện trường.

Chính sách việc làm- định cư tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Malaysia và Thụy Sỹ

Làm thêm khi du học, ở lại làm việc sau khi học xong hay định cư tại nước ngoài luôn luôn là câu hỏi chúng tôi thường gặp từ các phụ huynh- học sinh. Dưới đây là những thông tin tóm tắt về các vấn đề trên ở từng nước mà các học sinh cần lưu ý.

Phỏng vấn visa du học Mỹ: Làm sao để thành công

Nhiều bạn có ý định du học Mỹ nhưng lại “chùn chân” khi gặp khó khăn trong khâu phỏng vấn visa. Dưới đây là tổng hợp các thông tin, kinh nghiệm của những người đi trước và những điều sinh viên cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin visa du học.

Hệ thống giáo dục Mỹ- so với hệ thống giáo dục Việt Nam

Tại Mỹ, hệ thống các trường học bắt đầu từ mẫu giáo, lên tiểu học, trung học và giáo dục sau phổ thông, bao gồm học nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học- tương đối tương đồng với hệ thống giáo dục tại Việt Nam.. Du học sinh tương lai cần biết mình cần học gì để xác định mình sẽ bắt đầu từ đâu.?

Hệ thống giáo dục Mỹ- so với hệ thống giáo dục Việt Nam (Kỳ 2)

Tại Mỹ, hệ thống các trường học bắt đầu từ mẫu giáo, lên tiểu học, trung học và giáo dục sau phổ thông, bao gồm học nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học- tương đối tương đồng với hệ thống giáo dục tại Việt Nam.. Du học sinh tương lai cần biết mình cần học gì để xác định mình sẽ bắt đầu từ đâu.?

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn