Hệ thống giáo dục Phần Lan
Thứ Sáu - 10/09/2021
Hệ thống giáo dục ở Phần Lan là hoàn toàn miễn phí với công dân Phần Lan, được chia làm các bậc:
- Chăm sóc và giáo dục sớm (không bắt buộc): dành cho trẻ em 0- 5 tuổi;
- Giáo dục tiền tiểu học (không bắt buộc): 1 năm, dành cho trẻ em 6 tuổi;
- Giáo dục cơ bản bắt buộc: kéo dài 9 năm, dành cho học sinh từ 7-16 tuổi. Đây là bậc học bắt buộc duy nhất dành cho học sinh Phần Lan (tương đương tiểu học và trung học cơ sở). Học sinh sẽ học tại các trường Phổ thông tổng hợp: 6 năm đầu tiên học sinh 1 lớp sẽ được học với 1 giáo viên duy nhất dạy các môn (trừ các môn năng khiếu), 3 năm cuối cấp sẽ được học theo từng giáo viên bộ môn như: Toán, Khoa học, …
Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự nguyện. Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề.
- Bậc Trung học phổ thông: kéo dài 3 năm (từ 17- 19 tuổi), học sinh có 2 lựa chọn:
- Học tại các trường THPT, chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia (Kỳ thi Tú tài): dành cho học sinh có năng lực thực sự và muốn học tiếp lên cao hơn;
- Học chứng chỉ nghề tại các cơ sở dạy nghề, đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau
- Giáo dục bậc cao (Đại học và Sau Đại học): gồm hai khối song song với nhau, là các trường Đại học và các trường Khoa học ứng dụng (Universities of Applied Sciences- UAS).
- Các trường đại học: chuyên sâu về nghiên cứu và giáo dục nâng cao có liên quan đến nghiên cứu, cấp bằng Cử nhân, Thạc sĩ, chứng chỉ sau đại học và bằng Tiến sĩ;
- Các trường Khoa học ứng dụng: đào tạo nghề và kĩ năng chuyên môn, với định hướng đào tạo gắn liền thực tiễn, phù hợp với sinh viên muốn đi làm sớm ngay sau khi tốt nghiệp. Các trường này cấp bằng Cử nhân và Thạc sĩ chuyên nghiệp, sau đó sinh viên có thể học tiếp lên Tiến sĩ.
Hệ thống giáo dục tại Phần Lan
(Nguồn: Studyinfo.fi, thuộc Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan– EDUFI)
Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh