Hệ thống giáo dục Phần Lan
Thứ Sáu - 10/09/2021
Hệ thống giáo dục ở Phần Lan là hoàn toàn miễn phí với công dân Phần Lan, được chia làm các bậc:
- Chăm sóc và giáo dục sớm (không bắt buộc): dành cho trẻ em 0- 5 tuổi;
- Giáo dục tiền tiểu học (không bắt buộc): 1 năm, dành cho trẻ em 6 tuổi;
- Giáo dục cơ bản bắt buộc: kéo dài 9 năm, dành cho học sinh từ 7-16 tuổi. Đây là bậc học bắt buộc duy nhất dành cho học sinh Phần Lan (tương đương tiểu học và trung học cơ sở). Học sinh sẽ học tại các trường Phổ thông tổng hợp: 6 năm đầu tiên học sinh 1 lớp sẽ được học với 1 giáo viên duy nhất dạy các môn (trừ các môn năng khiếu), 3 năm cuối cấp sẽ được học theo từng giáo viên bộ môn như: Toán, Khoa học, …
Việc học sau khi hoàn thành lớp 9 (16 tuổi) là tự nguyện. Phần Lan không chú trọng ngã rẽ vào đại học mà cân bằng giữa học lên cao và học nghề.
- Bậc Trung học phổ thông: kéo dài 3 năm (từ 17- 19 tuổi), học sinh có 2 lựa chọn:
- Học tại các trường THPT, chuẩn bị cho kỳ thi xét tuyển quốc gia (Kỳ thi Tú tài): dành cho học sinh có năng lực thực sự và muốn học tiếp lên cao hơn;
- Học chứng chỉ nghề tại các cơ sở dạy nghề, đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau
- Giáo dục bậc cao (Đại học và Sau Đại học): gồm hai khối song song với nhau, là các trường Đại học và các trường Khoa học ứng dụng (Universities of Applied Sciences- UAS).
- Các trường đại học: chuyên sâu về nghiên cứu và giáo dục nâng cao có liên quan đến nghiên cứu, cấp bằng Cử nhân, Thạc sĩ, chứng chỉ sau đại học và bằng Tiến sĩ;
- Các trường Khoa học ứng dụng: đào tạo nghề và kĩ năng chuyên môn, với định hướng đào tạo gắn liền thực tiễn, phù hợp với sinh viên muốn đi làm sớm ngay sau khi tốt nghiệp. Các trường này cấp bằng Cử nhân và Thạc sĩ chuyên nghiệp, sau đó sinh viên có thể học tiếp lên Tiến sĩ.
Hệ thống giáo dục tại Phần Lan
(Nguồn: Studyinfo.fi, thuộc Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan– EDUFI)
Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh
Bài viết liên quan
Đi du học và phương pháp tư duy hiện đại
Có lẽ chúng ta đã biết thầy Jim đôi chút từ những câu chuyện chia sẻ từ trái tim thầy giáo – đến trái tim học trò ở các kì trước. Thầy Jim là một cách nhìn mới mẻ phương Tây, trộn lẫn kinh nghiệm quốc tế với sự cởi mở thích chuyện trò. Lần này, thầy Jim “chat” với chúng ta về một chủ đề hoàn toàn mới – chúng ta tư duy về chính cách ta “tư duy”. Về cuộc sống xung quanh, những thứ đang ‘hái’ ra tiền và cách ta lựa chọn cho mình.
Tiếng Anh du học: Dễ và Khó
Đến Việt Nam, tôi đã gặp những bạn nhỏ ở những khu du lịch, đó là khu phố cổ Hà Nội. Các bạn nhỏ này học tiếng Anh rất “cấp tốc” bằng cách nói chuyện với các du khách và các bạn phải học vì cần tiếng Anh để sống. Chỉ có một lựa chọn mà thôi, đó là giữa bán được sách du lịch và không bán được. Hoặc là nói được tiếng Anh lưu loát và bán được nhiều hoặc là không nói được gì cả và cầm toàn bộ sách mang đi đem về nhà sau một ngày dài đi bộ ngoài đường.
Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần ở du học sinh?( Kỳ 2)
Đi du học liệu có cần tư duy logic và tư duy giải quyết vấn đề không? Ở các nước văn minh hiện đại như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand… pháp luật chặt chẽ thì đâu có thể xảy ra chuyện gì. Tất cả đều được sắp đặt sẵn cho bạn. “Bay đi. Học. Bay về.” Trong kỳ 2 này, tôi chia sẻ một vài điều về nấu ăn và sống với người lạ.
Tư duy logic và giải quyết vấn đề có cần thiết ở một du học sinh? (Kỳ 1)
Nếu bạn hỏi một du học sinh “cậu thu được gì từ việc du học?”, câu trả lời chắc chắn sẽ là: sinh sống xa nhà khá giúp sinh viên trưởng thành và dạn dày thêm.
Tiếng Anh- Du học – cầu nối văn hóa Đông- Tây?
Mỗi lần trao đổi với thầy Jim, tôi thấy giống như nói chuyện với một người anh trai. Uyên bác nhưng gần gũi. Dường như giữa tôi với thầy không bao giờ hết chuyện; đặc biệt là chuyện văn hóa, chuyện du học và trải nghiệm ở nước ngoài.
Danh sách các trường tham gia triển lãm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh tháng 7/2013
STT Tên trường/Giới thiệu trường TL Hà Nội TL HCM 1 Công ty Tư vấn du học Đức Anh X X 2 Trung tâm Anh ngữ Dace X X…