09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Học bổng chính phủ Úc 2018: Các câu hỏi thường gặp của ứng viên

Thứ Tư - 18/01/2017

I. CÂU HỎI CHUNG

1. Học bổng Chính phủ Australia là gì?

2. Học bổng Chính phủ Australia ngắn hạn là gì?

II. TIÊU CHÍ HỢP LỆ

3. Các tiêu chí hợp lệ để nộp hồ sơ xin Học bổng Chính phủ Australia là gì?

4. Có những nhóm ứng viên nào?

5. Tôi có đủ điều kiện là ứng viên có hoàn cảnh khó khăn không?

6. “Formal degree” là gì?

7. Những thay đổi lớn của học bổng Chính phủ Australia vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 là gì?

8. Các yêu cầu đối với đơn xin học bổng Thạc sỹ nghiên cứu là gì?

9. Ứng viên xin học bổng Thạc sỹ nghiên cứu có cần phải có giáo sư hướng dẫn khi nộp hồ sơ không? Tôi có thể tìm giáo sư hướng dẫn như thế nào?

10. Các yêu cầu đối với cán bộ cơ quan Trung ương vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 là gì?

11. Nhóm "Các công ty Việt Nam" có bao gồm các công ty nhà nước không?

12. Các cán bộ làm việc cho các dự án của Chính phủ nhưng không phải là công chức/viên chức Chính phủ có đủ điều kiện để nộp đơn xin học bổng không?

13. Nhân viên của công ty nước ngoài hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể nộp đơn xin học bổng không?

14. Ứng viên đã có bằng Thạc sỹ có thể nộp hồ sơ xin học bổng để lấy bằngThạc sỹ khác không?

III. YÊU CẦU TIẾNG ANH

15. Yêu cầu tiếng Anh của vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 là gì?

16. Có thể nộp chứng chỉ IELTS /TOEFL/PTE học thuật sau khi hết hạn nộp hồ sơ không?

17. Ứng viên đã tốt nghiệp đại học ở một nước nói tiếng Anh, hoặc ở trường mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh, thì có cần nộp chứng chỉ IELTS không?

IV. YÊU CẦU KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

18. Hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp sẽ được tính như thế nào?

19. Hai năm kinh nghiệm làm việc có nhất thiết phải ở cùng một cơ quan không?

20. Tôi có phải nộp gì để làm bằng chứng về kinh nghiệm làm việc?

V. QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ

21. Tôi nộp đơn xin học bổng và các tài liệu kèm theo như thế nào?

22. Tôi phải nộp những tài liệu kèm theo nào?

23. Cơ quan nào có thể chứng thực bảng điểm đại học của tôi?

24. Ai là người có thể ký thư giới thiệu của cơ quan nếu tôi hiện giờ đang không đi làm?

25. Hồ sơ xin học bổng được xét duyệt như thế nào?

26. Tôi có thể chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào nếu vượt qua vòng sơ tuyển?

27. Kết quả xét tuyển học bổng được công bố vào thời gian nào?

VI. LỰA CHỌN KHÓA HỌC

28. Thạc sỹ hệ tập trung và Thạc sỹ hệ nghiên cứu khác nhau như thế nào?

29. Những ngành học nào được ưu tiên trong vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018?

30. Khóa học mà ứng viên lựa chọn có cần phải trùng với ngành học/lĩnh vực nghiên cứu trước đây không?

31. Tôi có thể thay đổi khóa học tôi đã chọn sau khi nộp hồ sơ không?

VII. Quy định của Chính phủ Việt Nam

32. Công chức nhà nước phải tuân theo những quy định và luật nào của Việt Nam về việc trở về công tác tại cơ quan cũ sau khi hoàn thành khóa học?


1. Học bổng Chính phủ Australia là gì?

Học bổng Chính phủ Australia là học bổng quốc tế uy tín ngắn hạn và dài hạn do Chính phủ Australia tài trợ. Học bổng được trao cho thế hệ các nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai cơ hội học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn tại Australia.

Học bổng Chính phủ Australia nhằm phát triển tiềm năng lãnh đạo và thúc đẩy thay đổi lâu dài thông qua việc xây dựng một mạng lưới toàn cầu các cá nhân tài năng bằng cách tiếp thụ các trải nghiệm giáo dục chất lượng cao tại Australia và nước ngoài.

Người nhận học bổng trở về nước với tư duy, kiến thức mới và khả năng tạo nên những thay đổi quan trọng cho nước nhà với tư cách là những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình.

Học bổng Chính phủ Australia, do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ, bao gồm Học bổng Chính phủ Australia dài hạn và ngắn hạn, và khóa học ngắn hạn.

Học bổng Chính phủ Australia là một cấu thành quan trọng của chương trình hỗ trợ song phương của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam và được trao hàng năm nhằm giúp đáp ứng các nhu cầu về phát triển và nguồn nhân lực ưu tiên của Việt Nam cũng như tăng cường liên kết giữa Australia và Việt Nam.

Trong vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018, các suất học bổng Chính phủ Australia sau đại học cho bậc học Thạc sỹ sẽ được trao cho các ứng viên Việt Nam đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn và lựa chọn ngành học ưu tiên cho Việt Nam.

Để biết thêm thông tin về Học bổng Australia ngắn hạn (AAF), xin vui lòng xem Câu hỏi thường gặp số 2 ở dưới.

Học bổng Endeavour và học bổng Australia ngắn hạn do Bộ Giáo dục Australia quản lý.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập các trang web:

Australia Awards

Department of Foreign Affairs and Trade – Australia Awards

Department of Education – Australia Awards Endeavour Scholarships and Fellowships

2. Học bổng chính phủ Australia ngắn hạn là gì?

Học bổng Australia ngắn hạn nhằm phát triển năng lực của các nhà lãnh đạo hiện tại và triển vọng đang làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên giúp tăng cường năng lực thể chế của các nước đối tác và thúc đẩy các mục tiêu chính sách then chốt của khu vực.

Học bổng Australia ngắn hạn cung cấp các cơ hội học tập, nghiên cứu và thực tập chuyên môn ngắn hạn tại Australia. Hồ sơ xin học bổng do các tổ chức Australia nộp một lần một năm. Các tổ chức cung cấp khoá học tại Australia sẽ phối hợp với các đối tác từ các quốc gia được chon, ví dụ như Việt Nam để cử ứng viên tham gia chương trình.

Các ứng viên học bổng Australia ngắn hạn được tuyển chọn qua một quy trình mang xét tuyển cạnh tranh.

Để biết thêm thông tin về học bổng Australia ngắn hạn xin truy cập Department of Foreign Affairs and Trade – Australia Awards Fellowships.

3. Các tiêu chí hợp lệ để nộp hồ sơ xin học bổng Chính phủ Australia là gì?

Để có đủ điều kiện để nộp đơn xin Học bổng Chính phủ Australia, bạn phải:

  • là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ
  • không được kết hôn hoặc đính hôn/sống như vợ chồng với một người có quốc tịch hoặc có thường trú dài hạn tại Australia hoặc New Zealand tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình nộp hồ sơ, xét tuyển hay tiền du học.
  • hiện không phải là nhân sự thuộc biên chế quân đội.
  • hiện không xin học bổng dài hạn nào khác của Chính phủ Australia trừ khi thời gian rời khỏi Australia gấp hai lần tổng thời gian học tại Australia (ví dụ: ứng viên đã được học bổng Chính phủ Australia và học tại Australia hai năm chỉ có thể nộp đơn xin học bổng Chính phủ Australia khác sau khi đã ở Việt Nam 4 năm).
  • có bằng đại học chính quy đối với ứng viên bậc Thạc sỹ (xin xem thêm giải thích ở Câu hỏi thường gặp 6).
  • cam kết trở lại làm việc tại Việt Nam ít nhất hai năm sau khi hoàn thành khóa học tại Australia.
  • có tối thiểu hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp tại Việt Nam, trừ những ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (xin xem thêm Câu hỏi thường gặp 5) chỉ cần tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm phù hợp (phải cung cấp bằng chứng về kinh nghiệm làm việc tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • đáp ứng các yêu cầu đối với bậc học Thạc sỹ nghiên cứu (chỉ dành cho Giảng viên đại học/cao đẳng và cán bộ nghiên cứu)
  • Không đăng ký học ở bậc học tương đương với bậc học cao nhất mà bạn hiện đã có bằng; nếu bạn đã có bằng Thạc sỹ, bạn không được phép đăng ký xin học bậc Thạc sỹ kể cả ở một lĩnh vực khác. Nếu không, hồ sơ của bạn sẽ bị coi là không hợp lệ.
  • Có điểm IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academics tương đương) còn hiệu lực. Chứng chỉ Tiếng Anh có hiệu lực là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 1 tháng Một năm 2016 trở đi. Với ứng viên không phải là cán bộ địa chính quyền địa phương hoặc có hoàn cảnh khó khăn, chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academics tương đương) phải được nộp cùng hồ sơ trực tuyến trước ngày 31 tháng Ba năm 2017. Chứng chỉ Tiếng Anh nộp sau ngày 31 tháng Ba năm 2017 sẽ không được chấp nhận.

4. Có những nhóm ứng viên nào ?

Yêu cầu để nộp đơn xin học bổng Chính phủ Australia vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 được liệt kê ở bảng dưới đây:

Nhóm ứng viên

Điểm trung bình tốt nghiệp

Yêu cầu Tiếng Anh

Kinh nghiệm làm việc

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn

  • Ứng viên là người khuyết tật
  • Ứng viên đến từ những huyện nghèo theo quy định

6.0

  • Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 4.5 và không có điểm thành phần dưới 3.5

Một năm kinh nghiệm làm việc liên quan

  • Chính quyền địa phương cấp tỉnh

6.5

  • Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 4.5 và không có điểm thành phần dưới 4.0

Hai năm kinh nghiệm làm việc liên quan

  • Cơ quan trung ương
  • Các trường đại học tỉnh/thành phố (trừ các thành phố được nêu dưới đây)
  • Các viện nghiên cứu
  • Các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam
  • Các công ty Việt Nam

7.0

  • Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 5.5 và không có điểm thành phần dưới 5.0

Hai năm kinh nghiệm làm việc liên quan (liên tục tại một cơ quan đối với cán bộ cơ quan trung ương)

  • Các trường đại học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ
  • Các tổ chức phi chính phủ quốc tế

7.0

  • Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 6.5 và không có điểm thành phần dưới 6.0

Hai năm kinh nghiệm làm việc liên quan

* Chú ý: Chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT, chứng chỉ PTE Academic) hợp lệ là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 1 tháng Một năm 2016 trở đi. Xin lưu ý chứng chỉ hợp lệ phải nộp cùng hồ sơ học bổng trực tuyến muộn nhất vào ngày 31 tháng Ba năm 2017.

5. Tôi có đủ điều kiện là ứng viên có hoàn cảnh khó khăn không?

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn bao gồm:

  • Người khuyết tật
  • Người ở các huyện nghèo theo quy định

Ứng viên ở các huyện nghèo là người sinh ra HOẶC học phổ thông tại một trong các Huyện nghèo theo quy định đang làm việc tại một trong các huyện đó, hoặc ở một trong những tỉnh có các huyện nghèo đó (xin lưu ý những tỉnh này không bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ).

Ứng viên người dân tộc thiểu số chỉ được coi là ứng viên khó khăn nếu đáp ứng các yêu cầu là ứng viên đến từ các huyện nghèo.

Ứng viên khó khăn trong tất cả các nhóm ứng viên chỉ cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  1. Điểm trung bình tốt nghiệp 6.0

  2. Một năm kinh nghiệm làm việc

  3. Không yêu cầu điểm IELTS khi nộp hồ sơ (nhưng sau khi tham dự kỳ thi IELTS tuyển chọn do DFAT tài trợ, cần đáp ứng yêu cầu tiếng Anh của nhóm ứng viên thích hợp) (xem thêm Câu hỏi thường gặp 4)

Trong hồ sơ xin học bổng, ứng viên khó khăn cần nộp các giấy kèm theo chứng minh nơi sinh, nơi tốt nghiệp phổ thông, nơi làm việc, hoặc chứng minh là người khuyết tật.

Quỹ Hỗ trợ Cơ hội Bình đẳng hướng tới giảm thiểu rào cản tiếp cận và nhận học bổng của các ứng viên khó khăn và các ứng viên tham gia các hoạt động phát triển nhân lực phi học bổng.

Quỹ Hỗ trợ Cơ hội Bình đẳng là cơ cấu hỗ trợ chính cho các ứng viên khó khăn (gồm người khuyết tật và ứng viên đến từ các huyện nghèo) giúp họ có cơ hội tiếp cận học bổng một cách công bằng để:

  • nộp hồ sơ xin Học bổng Chính phủ Australia,
  • được xét tuyển và tuyển chọn,
  • hoàn thành khóa học tại Australia,
  • tái hòa nhập vào cơ quan làm việc khi trở về và
  • tham gia vào các hoạt động phát triển năng lực chuyên môn và kết nối xã hội của các cựu sinh viên.
    Để biết thông tin chi tiết, xin xem thêm tại mục Ứng viên khó khăn.

6. “Formal degree” là gì?

“Formal degree” là “bằng đại học chính quy”.

Bằng tại chức hoặc bằng chuyên tu không phải là bằng chính quy và sẽ không được chấp nhận là bằng cấp hợp lệ để xin học bổng Chính phủ Australia. Bằng liên thông được coi là bằng chính quy nếu ứng viên đã tốt nghiệp khóa học 3 năm ở bậc cao đẳng.

7. Những thay đổi lớn của học bổng Chính phủ Australia vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 là gì?

Có một số thay đổi lớn trong vòng tuyển chọn 2017.

  • Sẽ không có học bổng cho bậc Tiến sỹ, chỉ có học bổng cho bậc Thạc sỹ.
  • Các nhóm ứng viên có thay đổi
  • Các ngành học ưu tiên có thay đổi, được liệt kê trong Câu hỏi thường gặp 29. Các ngành học khác sẽ được xem xét dựa trên thành tích cá nhân.
  • Yêu cầu tiếng Anh và điểm tốt nghiệp trung bình có thay đổi tùy theo từng nhóm ứng viên
  • Ứng viên thuộc các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, và công ty tư nhân và nhà nước của Việt Nam có thể nộp đơn xin học bổng

8. Các yêu cầu đối với đơn xin học bổng Thạc sỹ nghiên cứu là gì?

Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải là giảng viên bậc đại học làm việc tại trường đại học, học viện, trường cao đẳng hoặc cán bộ nghiên cứu làm việc tại trường đại học, viện nghiên cứu hoặc trung tâm nghiên cứu.

Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải

  • có bằng Đại học Chính quy
  • vào thời điểm nộp hồ sơ, có điểm IELTS hợp lệ (ngày thi IELTS phải từ ngày 1 tháng Một năm 2016 trở đi, hoặc điểm TOEFL iBT tương đương):

     

     

     

    • IELTS tối thiểu 5.5 và không có điểm thành phần dưới 5.0 đối với các ứng viên làm việc tại các trường đại học ở các vùng ngoài các thành phố lớn
    • IELTS tối thiểu 6.5 và không có điểm thành phần dưới 6.0 đối với các ứng viên làm việc tại các trường đại học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ.
  • nộp một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu (không có mẫu) tại thời điểm nộp hồ sơ nêu rõ phương pháp luận, lịch trình nghiên cứu và lược khảo tài liệu ngắn gọn
  • có điểm tốt nghiệp trung bình tối thiểu 7.0 tại thời điểm nộp hồ sơ
  • có ít nhất hai thư giới thiệu học thuật (xem mẫu thư giới thiệu học thuật)
  • cung cấp một danh mục các bài báo/nghiên cứu có liên quan
  • cung cấp bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn của một trường đại học Australia tại thời điểm nộp hồ sơ (xem thêm Câu hỏi thường gặp 9)
  • chưa có bằng Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ

9. Ứng viên xin học bổng Thạc sỹ nghiên cứu có cần phải có giáo sư hướng dẫn khi nộp hồ sơ không? Tôi có thể tìm giáo sư hướng dẫn như thế nào?

Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải cung cấp bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn của một trường đại học Australia tại thời điểm nộp hồ sơ.

Ứng viên nên tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn Tìm giáo sư hướng dẫn và cách viết đề cương nghiên cứu.

Lưu ý: Đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu có hoàn cảnh khó khăn, xin xem thêm tại Câu hỏi thường gặp 15.

10. Các yêu cầu đối với cán bộ cơ quan Trung ương trong vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 là gì?

Bạn phải là nhân viên toàn thời gian của một trong 34 cơ quan Trung ương thuộc Chính phủ và Tổ chức đoàn thể.

Bạn phải có hai năm kinh nghiệm làm việc liên tục và phù hợp tại cơ quan hiện tại.

Bạn phải nộp một Thư giới thiệu có chữ ký và dấu của cơ quan cùng với hồ sơ của bạn (tải mẫu tại đây)

Bạn không nên nộp hồ sơ xin học Thạc sỹ nghiên cứu vì khi đó hồ sơ của bạn sẽ được coi là không hợp lệ.

11. Nhóm "Các công ty Việt Nam" có bao gồm các công ty nhà nước không?

Có, nếu bạn là nhân viên của một công ty nhà nước trung ương hoặc địa phương mà đủ điều kiện nộp hồ sơ.

12. Các cán bộ làm việc cho các dự án của Chính phủ nhưng không phải là công chức/viên chức Chính phủ có đủ điều kiện để nộp đơn xin học bổng không?

Có, nếu bạn đang làm việc cho một dự án của Chính phủ ở cấp trung ương hoặc địa phương nhưng không phải là công chức/viên chức chính phủ, bạn có thể nộp đơn xin học bổng Chính phủ Australia và phải đáp ứng những yêu cầu tương ứng đối với nhóm các cơ quan trung ương hoặc địa phương.

13. Nhân viên của công ty nước ngoài hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể nộp đơn xin học bổng không?

Không, nhân viên của các công ty nước ngoài hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không đủ điều kiện nộp đơn xin học bổng.

14. Ứng viên đã có bằng Thạc sỹ có thể nộp hồ sơ xin học bổng để lấy bằng Thạc sỹ khác không?

Không. Ứng viên không được nộp hồ sơ xin học bổng cùng bậc học với bằng cấp mà họ đã có. Nếu đã có bằng Thạc sỹ hoặc sắp có bằng Thạc sỹ, ứng viên không thể xin học bằng Thạc sỹ thứ hai, dù khác ngành.

15. Yêu cầu tiếng Anh của vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018 là gì?

Yêu cầu IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academic tương ứng) khác nhau theo nhóm ứng viên như sau:

Nhóm ứng viên

Yêu cầu Tiếng Anh

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn

  • Ứng viên là người khuyết tật
  • Ứng viên đến từ những huyện nghèo theo quy định
  • Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 4.5 và không có điểm thành phần dưới 3.5
  • Chính quyền địa phương cấp tỉnh
  • Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 4.5 và không có điểm thành phần dưới 4.0
  • Cơ quan trung ương
  • Các trường đại học tỉnh/thành phố (trừ các thành phố được nêu dưới đây)
  • Các viện nghiên cứu
  • Các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam
  • Các công ty Việt Nam
  • Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 5.5 và không có điểm thành phần dưới 5.0
  • Các trường đại học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ
  • Các tổ chức phi chính phủ quốc tế
  • Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ
  • Điểm IELTS 6.5 và không có điểm thành phần dưới 6.0

* Chú ý: Chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT, chứng chỉ PTE Academic) hợp lệ là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 1 tháng Một năm 2016 trở đi. Xin lưu ý chứng chỉ hợp lệ phải nộp cùng hồ sơ học bổng trực tuyến muộn nhất vào ngày 31 tháng Ba năm 2017.

16. Có thể nộp chứng chỉ IELTS /TOEFL/PTE học thuật sau khi hết hạn nộp hồ sơ không?

Không, chứng chỉ IELTS/TOEFL/ PTE Academic nộp sau khi hết hạn nộp hồ sơ vào ngày 31 tháng Ba 2017 sẽ được coi là không hợp lệ.

17. Ứng viên đã tốt nghiệp đại học ở một nước nói tiếng Anh hoặc ở trường mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh thì có cần nộp chứng chỉ IELTS không?

Có, các ứng viên này vẫn phải nộp chứng chỉ IELTS. Tất cả các ứng viên, dù ở giai đoạn nộp hồ sơ hay đã vượt qua vòng hồ sơ và kỳ thi IELTS do DFAT tài trợ đều phải có điểm IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academic) hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về điểm IELTS của nhóm ứng viên tương ứng.

18. Hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp sẽ được tính như thế nào?

Hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp được tính từ ngày ghi trên bảng điểm tốt nghiệp đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Thời gian làm việc phải được chứng minh bằng hợp đồng lao động hoặc

Actually on work the should. Nails sure sharper cialis india bar quickly! I a throat my forehead. Reviews cialis daily buy online wiping old $150 knee. I unscented. Give stars http://realviagraforsale-rxonline.com/ I'd the help, that but a, true? Min vardenafil vs viagra Any I refrigerator. I on. Hemp. It gently. I pharmacy job outlook canada $$ your just of brow color. If great or.

quyết định tuyển dụng chính thức đối với công chức nhà nước.

Tất cả các ứng viên, trừ ứng viên có hoàn cảnh khó khăn, PHẢI có hai năm kinh nghiệm làm việc phù hợp gần nhất tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ. Đối với ứng viên thuộc các cơ quan trung ương, hai năm kinh nghiệm làm việc phải liên tục trong cơ quan hiện tại bao gồm cả thời gian thử việc. Kinh nghiệm làm việc trong thời gian còn đi học sẽ không được tính.

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn không cần phải có kinh nghiệm làm việc đủ hai năm nhưng cần có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc liên quan.

19. Hai năm kinh nghiệm làm việc có nhất thiết phải cùng một cơ quan không?

Với ứng viên thuộc cơ quan trung ương PHẢI có đủ hai năm kinh nghiệm làm việc liên tục tại cùng một cơ quan.

Với các nhóm ứng viên khác, kinh nghiệm làm việc KHÔNG nhất thiết phải liên tục hoặc với cùng một cơ quan, nhưng vẫn phải phù hợp với ngành học tập và lĩnh vực nghiên cứu mà ứng lựa chọn.

20. Tôi có phải nộp gì để làm bằng chứng về kinh nghiệm làm việc?

Tất cả các ứng viên phải nộp bản sao công chứng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức nếu ứng viên là công chức nhà nước cùng với hồ sơ xin học bổng để chứng minh đáp ứng đủ thời gian kinh nghiệm làm việc phù hợp. Những giấy tờ này không cần phải dịch sang Tiếng Anh.

Tất cả các ứng viên cũng phải nộp Thư giới thiệu của cơ quan hiện tại (hoặc cơ quan trước đây nếu đã nghỉ việc tại thời điểm nộp hồ sơ).

Đối với ứng viên thuộc cơ quan trung ương, bản sao công chứng hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng và Thư giới thiệu của cơ quan phải nêu rõ ứng viên đã làm việc liên tục tại đó trong hai năm

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (Câu hỏi thường gặp 5) phải chứng minh có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp trong hợp đồng lao động và Thư giới thiệu của cơ quan.

21. Tôi nộp đơn xin học bổng và các tài liệu kèm theo như thế nào?

Tất cả các ứng viên phải nộp hồ sơ trực tuyến cùng với tài liệu kèm theo muộn nhất là đến hết ngày 31 tháng Ba năm 2017.

Hồ sơ xin học bổng giấy sẽ không được chấp nhận và sẽ được coi là không hợp lệ.

22. Tôi phải nộp những tài liệu kèm theo nào?

Bạn phải nộp toàn bộ những tài liệu có trong danh mục sau đây cùng với đơn xin học bổng trực tuyến. Các hồ sơ thiếu tài iệu sẽ được coi là không hợp lệ.

  • Một bản sao công chứng bằng cấp chính quy
  • Một bản dịch công chứng bằng cấp chính quy (nếu bản gốc không phải bằng tiếng Anh)
  • Một bản sao công chứng bảng điểm chính quy
  • Một bản dịch công chứng bảng điểm chính quy (nếu bản gốc không phải bằng tiếng Anh)
  • Một bản sao công chứng giấy tờ chứng minh quốc tịch (hộ chiếu HOẶC chứng minh thư nhân dân)
  • Một bản sao công chứng giấy khai sinh gốc
  • Một bản dịch công chứng giấy khai sinh gốc
  • Một bản sao công chứng hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng chính thức nếu ứng viên là công chức nhà nước để chứng minh kinh nghiệm làm việc
  • Một bản Lý lịch tự thuật dán ảnh 4×6 và đóng dấu của cơ quan hiện tại hoặc trước đây (tải mẫu tại đây)
  • Một thư giới thiệu của cơ quan, đóng dấu của cơ quan hiện tại hoặc trước đây (tải mẫu tại đây)
  • Một (1) thư giới thiệu học thuật đối với tất cả các ứng viên Thạc sỹ hệ tập trung (tải mẫu tại đây)
  • Hai (2) thư giới thiệu học thuật đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu (tải mẫu tại đây)
  • Một danh mục các bài báo phù hợp đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu
  • Chứng chỉ tiếng Anh (IELTS hoặc TOEFL iBT tương ứng) còn hiệu lực, có ngày thi từ ngày 01 tháng Một năm 2016 trở đi với tất cả các nhóm ngoại trừ các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn.
    Xin lưu ý ứng viên thuộc cơ quan chính quyền địa phương cấp tỉnh hoặc ứng viên có hoàn cảnh khó khăn của cả 4 nhóm không cần nộp chứng chỉ IETLS tại thời điểm nộp hồ sơ (tuy nhiên tại kỳ thi tiếng Anh tuyển chọn do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ, các ứng viên này phải đạt điểm tiếng Anh theo yêu cầu của nhóm tương ứng để vào vòng phỏng vấn).
  • Một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu đối với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu (không có mẫu)
  • Với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu, bằng chứng đã có giáo sư ủng hộ về mặt nguyên tắc đối với đề tài nghiên cứu của ứng viên
  • Với ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu, bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn
  • Giấy khen/giải thưởng ở cấp quốc gia hoặc quốc tế hoặc ở bậc đại học (nếu có)
  • Với ứng viên là người khuyết tật, cần nộp bằng chứng về khuyết tật
  • Với ứng viên có hoàn cảnh khó khăn phải, cần nộp bằng chứng về tình trạng khó khăn nếu chưa được bao gồm trong các tài liệu kèm theo, ví dụ như bảng điểm trung học phổ thông.

23. Cơ quan nào có thể chứng thực bảng điểm đại học của tôi?

Bảng điểm Đại học có thể do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Đào tạo, Phó trưởng phòng Đào tạo hoặc cơ quan công chứng nhà nước chứng thực.

24. Ai là người có thể ký thư giới thiệu của cơ quan nếu hiện giờ tôi không đi làm?

Trường hợp này chỉ áp dụng với các ứng viên không phải là công chức, viên chức nhà nước. Trong trường hợp này, Thư giới thiệu của cơ quan sẽ do người quản lý của ứng viên ở cơ quan cũ gần nhất ký và đóng dấu.

25. Hồ sơ xin học bổng được xét duyệt như thế nào?

Hội đồng Tuyển chọn (JSC) bao gồm đại diện của Đại Sứ quán Australia và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (MOET) sẽ xét duyệt học bổng Chính phủ Australia. Quy trình xét tuyển bao gồm vòng phỏng vấn đối với tất cả các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển. Ứng viên được đánh giá trên cơ sở minh bạch và cơ hội tiếp cận công bằng dựa trên các yếu tố sau:

  • Kết quả học tập
  • Phẩm chất cá nhân và nghiệp vụ
  • Sự phù hợp giữa khoá học được lựa chọn với công việc hiện tại và/hoặc mục tiêu nghề nghiệp
  • Khả năng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam
  • Tố chất và tiềm năng lãnh đạo

26. Tôi có thể chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào nếu vượt qua vòng sơ tuyển?

Trước hết, bạn có thể chuẩn bị bằng cách đọc lại đơn xin học bổng để nắm rõ bạn đã viết gì trong đơn, nhất là trong câu trả lời các câu hỏi.

Bạn cần hiểu rõ tại sao bạn lựa chọn khóa học mình chọn và giải thích lựa chọn của mình liên quan tới nhiệm vụ công việc hiện tại, tương lai, hay định hướng nghề nghiệp của bạn như thế nào.

Bạn cần biết cách giải thích rõ ràng bạn dự tính sẽ áp dụng kiến thức và kỹ năng dự tính học được từ khóa học như thế nào khi trở về Việt Nam.

Bạn cần hình dung được định hướng nghề nghiệp cho bản thân, và bạn có thể tạo những thay đổi như thế nào trong cơ quan của mình, và bao quát hơn, là cách bạn có thể đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong ngành của mình như thế nào.

27. Kết quả xét tuyển học bổng được công bố vào thời gian nào?

Đối với tất cả những ứng viên Học bổng Chính phủ Australia qua vòng sơ tuyển, chúng tôi dự kiến sẽ thông báo kết quả xét tuyển học bổng vào cuối tháng Bảy năm 2017

28. Thạc sỹ hệ tập trung và Thạc sỹ hệ nghiên cứu khác nhau như thế nào?

Thạc sỹ hệ tập trung (Masters by coursework) là khóa học phần lớn thời gian yêu cầu học viên tham gia một số các môn học bắt buộc và lựa chọn. Thạc sỹ hệ tập trung yêu cầu học viên dự các lớp giảng dạy, lớp học nhóm và các lớp thí nghiệm nhỏ, tùy thuộc vào khóa học và trường đại học. Thạc sỹ học tập trung có thể có yêu cầu làm một luận văn hay nghiên cứu nhỏ trong vòng một học kỳ.

Thạc sỹ nghiên cứu (Masters by research) được trao sau khi học viên hoàn tất một đề tài nghiên cứu lớn, dưới sự dẫn dắt của một giáo sư hướng dẫn. Thường thì bằng Thạc sỹ nghiên cứu không yêu cầu tham gia nghe giảng hay đến lớp học tập, dù một số bằng Thạc sỹ nghiên cứu có thể có một, hai môn học bắt buộc.

29. Những ngành học nào được ưu tiên trong vòng tuyển chọn 2017/niên khóa 2018?

Những ngành học ưu tiên cho các ứng viên Việt Nam bao gồm:

  • Quản trị và kinh tế phát triển (kinh tế, thương mại quốc tế, chính sách công)
  • Giao thông (tài trợ và quản lý dự án, kỹ thuật giao thông, quy hoạch giao thông và đô thị)
  • Nước và Vệ sinh (quản lý nước, kỹ thuật thủy lợi, hệ thống cấp nước và chất lượng nước)
  • Giáo dục (quản lý giáo dục, quản lý chất lượng)
  • Bình đẳng giới (giới và phát triển, phụ nữ học)
  • Nông nghiệp và phát triển nông thôn (quản lý kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý du lịch bền vững)
  • Ổn định khu vực và Nhân quyền (công pháp quốc tế, luật nhân quyền quốc tế)
  • Khuyết tật
  • Biến đổi khí hậu

     

     

     

    Ứng viên xin học các ngành sau sẽ không hợp lệ:

  • MBA (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
  • Công nghệ thông tin (công nghệ phần cứng, phần mềm)
  • Y khoa
  • Dược
  • Truyền thông, báo chí, tuyên truyền

30. Khóa học mà ứng viên lựa chọn có cần phải trùng với ngành học tập/lĩnh vực nghiên cứu trước đây không?

Đối với bậc Thạc sỹ, nếu các ứng viên mong muốn lựa chọn một khóa học tại Australia khác với ngành học trước đây của họ thì vẫn có thể được xem xét, tùy thuộc vào sự phù hợp của kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Trong đơn xin học bổng bạn phải chứng minh bạn sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng sẽ học được trong khóa học đề xuất của bạn để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau khi bạn trở về từ Australia.

31. Tôi có thể thay đổi khóa học tôi đã chọn sau khi nộp hồ sơ không?

Ứng viên nên chọn khóa học kỹ càng và cẩn thận ngay từ khi nộp hồ sơ để đảm bảo khóa học phù hợp với trình độ tiếng Anh của họ (hoặc cấp độ tiếng Anh họ có thể đạt được sau khóa đào tạo tiếng Anh trước khi lên đường nếu cần). Điều này để giảm thiểu nhu cầu đổi khóa học sau khi đã nộp hồ sơ.

Ứng viên cần chọn hai khóa học Nguyện vọng 1 và Nguyện vọng 2 cùng một ngành học. Nếu chọn hai ngành học khác nhau, ứng viên sẽ được yêu cầu đổi một trong hai khóa học cho phù hợp với lựa chọn còn lại.

Cụ thể, khóa học nguyện vọng 2 đã được lựa chọn trong hồ sơ xin học bổng nên là khóa học có yêu cầu tiếng Anh thấp hơn khóa học nguyện vọng 1 trong trường hợp người đạt học bổng không đạt yêu cầu tiếng Anh đầu vào cho khóa học nguyện vọng 1.

Các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển có thể thay đổi khóa học trong những trường hợp ngoại lệ. Các lý do thay đổi khóa học sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể với điều kiện khóa học mới được lựa chọn phải cùng một lĩnh vực học tập, phù hợp với kinh nghiệm làm việc của người đạt học bổng và được ủng hộ bởi cơ quan chủ quản nếu ứng viên còn đi làm ở đây.

Tại thời điểm nhập học, nếu người đạt học bổng điều kiện không đạt được yêu cầu học thuật và tiếng Anh đầu vào của khóa học họ đã chọn tại một trường Đại học Australia và đã được Hội đồng Tuyển chọn phê duyệt, thì họ có thể bị rút học bổng.

32. Công chức nhà nước phải tuân theo những quy định và luật nào của Việt Nam về việc trở về công tác tại cơ quan cũ sau khi hoàn thành khóa học?

Các thỏa thuận theo hợp đồng làm việc giữa người đạt học bổng và cơ quan chủ quản là trách nhiệm của người đạt học bổng.

Nguồn: www.australiaawardsvietnam.org

Bài viết liên quan

Săn học bổng CỘNG GỘP lên đến 6,000 GBP từ Đại học Top 50 Anh Quốc – Đại học Sussex

Tin cực HOT cho các bạn nhắm đến du học Anh! Cơ hội du học thạc sỹ tại một trong những trường đại học cực phẩm nước Anh, đại học…

Danh sách các trường đại học Úc

Úc có 42 trường đại học, trong đó có 39 công lập và 3 trường đại học tư thục, đại học quốc tế. Dưới đây là danh sách các trường đại…

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ÚC

Úc có 39 trường đại học công lập và các trường đại học tư thục, đại học quốc tế. Dưới đây là danh sách các trường – phân theo Bang.

Du học Úc: Master of Social Work tại UWA (Go8)

Tuyển sinh kỳ tháng 1/2025 từ ngày 1/3/2024 – 30/11/2024 https://www.uwa.edu.au/study/Courses/Master-of-Social-Work MSW là khóa học Thạc sĩ lâu đời nhất ở Tây Úc, trong đó Social Work được giảng dạy…

Trở thành dược sĩ tại Úc với bằng cử nhân Dược Đại học Tasmania

Bạn đam mê lĩnh vực y khoa và mong muốn đóng góp cho sức khỏe cộng đồng? Bạn muốn theo đuổi một ngành nghề năng động, đầy tiềm năng phát…

Học bổng toàn phần khối ngành STEM dành cho nữ giới

Bạn là nữ giới, đã có bằng Cử nhân chuyên ngành STEM và có niềm đam mê với lĩnh vực này? Bạn sẽ có cơ hội nhận học bổng Thạc…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn