09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Học Business Analytics để làm gì?

Thứ Tư - 17/04/2024

Nếu trước đây, các quyết định kinh doanh quan trọng đa phần dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của lãnh đạo doanh nghiệp, thì hiện nay, để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, các quyết định kinh doanh còn cần tính logic & toàn diện. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của công nghệ, việc ghi chép các hoạt động marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng và các hoạt động tài chính tạo ra rất nhiều dữ liệu về hiệu quả hoạt động, hành vi khách hàng và biến động thị trường. Việc hiểu ý nghĩa các dữ liệu, và tìm cơ hội lợi nhuận từ lượng lớn dữ liệu là cốt lõi hoạt động Phân tích kinh doanh. Nói cách khác, phân tích kinh doanh liên quan đến việc thu thập, phân tích và giải thích lượng lớn dữ liệu để xác định các cách thức, xu hướng có thể được sử dụng nhằm tối ưu hóa nguồn lực & nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi các doanh nghiệp ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ trong vận hành, việc phân tích, đánh giá dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng, bởi nó đòi hỏi 1 quy trình tổng thể từ thiết kế hoạt động kinh doanh, thu thập dữ liệu có ý nghĩa, xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin – nền tảng của cơ sở dữ liệu kinh doanh của công ty. Do đó, doanh nghiệp cần có những nhân sự không những am hiểu về công nghệ thông tin, có hiểu biết về khoa học dữ liệu mà còn tư duy kinh doanh nhạy bén. Do đó, nhu cầu nhân sự làm Phân tích kinh doanh ngày càng gia tăng, không chỉ ở các doanh nghiệp lớn, mà còn ở cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các startups. Chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ được chia thành 3 nhóm chính:

1. Chuyên gia phân tích chiến lược:

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp, hoặc một mảng kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm này thường là các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao.

2. Chuyên gia phân tích quy trình kinh doanh và quy trình nghiệp vụ

Đây là người sẽ đóng vai trò tối ưu hóa và tích hợp các quy trình kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới và giải pháp kinh doanh cho các công ty. 

3. Chuyên gia phân tích yêu cầu sản phẩm hoặc giải pháp

Đóng một vai trò quan trọng trong việc mô tả và mô hình hóa các chức năng và yêu cầu nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc cung cấp các giải pháp và quy trình kinh doanh. Những người này thường: Giám đốc sản phẩm, Chủ sản phẩm, Chuyên viên phân tích hệ thống và Kỹ sư hệ thống…

Các vị trí Phân tích kinh doanh được nhận mức lương cao hơn so với mặt bằng chung. Theo Talent.com, tại Mỹ, thu nhập của 1 nhân sự BA năm 2024 trung bình $92,709/năm so với mặt bằng chung là $83,611/năm. Cũng theo trang này, Tại Anh, sinh viên BA mới tốt nghiệp được có thể hưởng mức £36,000/năm, sau đó nhanh chóng tiến lên mức bình quân £65,000/năm.

Chính vì cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, ngày càng nhiều bạn trẻ xin học ngành Phân tích kinh doanh tại các nền giáo dục tốt nhất thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Úc. Là điểm đến yêu thích của các du học sinh Việt Nam, các trường đại học hàng đầu của Australia cũng xây dựng các khoá học Phân tích kinh doanh để đáp ứng yêu cầu nhân sự của thị trường lao động.  Một số trường đại học tốt nhất tại Úc về Business Analytics có thể kể đến như:

  1. University of Melbourne, Melbourne
  2. Monash University, Melbourne
  3. University of Adelaide, Adelaide
  4. University of Western Australia, Perth
  5. University of Technology Sydney, Sydney
  6. Macquarie University, Sydney
  7. Deakin University, Geelong

Làm sao để chọn ra ngôi trường phù hợp nhất với mình, mở ra chân trời mơ ước khi du học Úc, ngành Phân tích kinh doanh. Hãy liên hệ ngay hôm nay với Đức Anh, trùm săn học bổng hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn cụ thể:

Đức Anh EduConnect

Việt Nam – Lào – Australia

Bài viết liên quan

Kỳ 1: Học luật tại Việt Nam hay nước ngoài?

Bạn có biết Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair, nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton, chủ tịch nước Cuba Phiden…

Kỳ 5: Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng – Người đóng góp thành công cho mỗi buổi biểu diễn

Cùng với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của nghệ thuật biểu diễn thì âm thanh ánh sáng cũng song song đồng hành phát triển, đi từ không…

Kỳ 4: Tìm hiểu nghề múa, khiêu vũ

Múa là một loại hình nghệ thuật được biết đến như là “á quân” về sự khổ luyện chỉ sau nghề biểu diễn xiếc. Với nghệ thuật, người ta thường…

Kỳ 3: Nghề đạo diễn – Nghề “hot” khó với?

Đạo diễn là một nghề hấp dẫn với các bạn trẻ yêu sáng tạo và thích thử thách. Nếu chọn cho mình nghề đạo diễn để theo đuổi, bạn đã…

Kỳ 2: Nghề diễn viên điện ảnh- Có phải là một nghề đáng mơ ước?

Những ma lực nào của nghề diễn viên hấp dẫn bạn?  >> Nghệ thuật biểu diễn: Khởi nghiệp bằng niềm đam mê – Một nghề để bạn tỏa sáng? – Một…

Nghệ thuật biểu diễn: Khởi nghiệp bằng niềm đam mê

Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật sử dụng không gian của các loại hình sân khấu để thể hiện, truyền tải nội dung của các tác phẩm…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn







<TrướcTiếp>
Tháng Năm 2025
CNT2T3T4T5T6T7
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031