09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Khi bạn là kỹ sư máy tính phần cứng – phần mềm…

Thứ Hai - 26/11/2012

Máy vi tính đã trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu đối với con người do tính ứng dụng rộng lớn và đa dạng của nó. Thông qua máy tính, công việc được thực hiện một cách dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều, từ trường học đến nơi làm việc, kinh doanh và thậm chí là ở nhà. Với hàng triệu người sử dụng máy tính trên toàn thế giới, nhu cầu về các ngành nghề liên quan đến công nghệ và phát triển máy tính cũng tăng trưởng một cách mạnh mẽ đặc biệt là tầm quan trọng của các kỹ sư máy tính.  

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

Máy vi tính đã trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu đối với con người do tính ứng dụng rộng lớn và đa dạng của nó

 Kỹ sư phần cứng máy tính là các chuyên gia phát triển, thiết kế, kiểm tra, nghiên cứu và quản lý việc cài đặt các linh kiện phần cứng của máy tính. Các linh kiện phần cứng bao gồm các bo mạch chủ, chip máy tính, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác thường được kết nối với máy tính. 

Kỹ sư phần mềm máy tính làm công việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống phần mềm, đồng thời phát triển phần cứng cho các mục đích y tế, khoa học và công nghiệp. Kỹ sư phần mềm là những người lập trình cho máy tính trong khi các Kỹ sư phần cứng là những người đảm bảo rằng các thành phần bên ngoài là hiệu quả, an toàn và được cài đặt đúng để đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động nhanh nhất và hiệu quả cao nhất.

 I. Nhu cầu về kỹ sư phần mềm và phần cứng đang bùng nổ: 

Một trong những quốc gia phát triển có nhu cầu cao về các kỹ sư phần cứng và phần mềm là Nhật Bản. Theo một số nghiên cứu, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu về thiết kế, phát triển và lập trình máy tính. Tuy nhiên Nhật Bản hiện nay chỉ có khoảng 18.000 kỹ sư phần mềm, điều này dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng và không có khả năng cân đối; nếu tính riêng trong lĩnh vực phần mềm, Nhật Bản đã thiếu trên 70.000 kỹ sư.

 Theo ước tính, thị trường Ấn Độ hiện có khoảng 3,2 triệu kỹ sư phần mềm, tăng 1,9 triệu trong 5 năm từ 2008 – 2012; còn Trung Quốc có khoảng 3,1 triệu kỹ sư, tăng 1 triệu chỉ trong ba năm từ 2010 đến 2012. Sẽ có một sự tăng trưởng chậm hơn trong nhu cầu về các kỹ sư máy tính ở Mỹ và một số nước ở châu Âu. Hiện nay, nước Mỹ cũng đang phải tuyển thêm các kỹ sư phần mềm từ các nước khác.  

  

Nhân lực trong lĩnh vực phần cứng đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp.

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

  Với nhu cầu bùng nổ về kỹ sư máy tính, việc chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành kỹ thuật phần cứng và phần mềm máy tính có thể là một lựa chọn tốt nhất mở ra nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Những kỹ sư có tay nghề giỏi có thể có những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với công nghệ máy tính và ngành công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Australia, Canada, New Zelandm Ấn Độ và Hàn Quốc.

 II. Những hãng công nghệ trả lương cao nhất cho kỹ sư phần mềm:

Kỹ sư phần mềm – công việc được coi là sáng tạo và khó khăn bậc nhất – cũng là những “con át chủ bài” của các hãng công nghệ lớn trên thế giới trong việc khẳng định tên tuổi của mình. Do đó, dễ hiểu, đây là một trong những vị trí được ưu ái hàng đầu tại thung lũng Silicon. Mới đây, GlassDoor vừa công bố một báo cáo, đưa ra tên của những hãng công nghệ có mức đãi ngộ cao nhất dành cho công việc này. Mức lương được đưa ra dưới đây là dành cho những kỹ sư phần mềm phổ thông, điều đó có nghĩa là những nhân vật thuộc hàng cao cấp sẽ có mức đãi ngộ cao hơn gấp nhiều lần. 

Theo báo cáo của Glassdoor, nếu bạn là một kĩ sư phần mềm thì Google là nơi lựa chọn tuyệt vời nhất để bạn nhận được mức lương khủng nhất hiện nay. Theo đó, mỗi năm các kĩ sư phần mềm của Google nhận được số tiền lương trung bình lên đến 128.336 USD (gần 2,7 tỉ đồng). Đứng thứ hai là các kĩ sư phần mềm tại Facebook với mức lương 123.626 USD/năm. Trong khi đó, gã khổng lồ Apple cũng chỉ xếp vị trí thứ 3 với 114.413 USD/năm. Đáng chú ý là không thấy sự xuất hiện của gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm là Microsoft nằm trong Top 5 các công ty công nghệ trả lương cho kĩ sư phần mềm cao nhất, mà vị trí thứ 4 và vị trí thứ 5 lần lượt thuộc về eBay với mức lương 108.809 USD và Zynga là 105.568 USD.

  

Công việc áp dụng lý thuyết và các công thức toán học vào việc giải quyết các vấn đề trong môi trường kinh doanh, giáo dục hay công nghiệp

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

“Thống kê ở nước ngoài cho thấy, trong ngành phần mềm nói chung, tuổi thọ trung bình của một lập trình viên là 6 năm. Sau thời gian ấy, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, một thế hệ trẻ hơn với sức chịu đựng tốt và khả năng nắm bắt công nghệ rất nhanh bước chân vào nghề.

 Khi đó, không dễ mà những người có thâm niên đã cạnh tranh nổi với lực lượng mới đó, trừ những kinh nghiệm, kiến thức quản lý”, TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội tin học TP HCM, phân tích. “Giải pháp cho những người có ‘thâm niên’ là phải nỗ lực lớn để có thể nâng mình lên ở vị trí quản lý cao hơn. Công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung không dành cho những người yên tâm với một vị trí công việc kéo thời gian dài.” 

III. Kỹ sư phần cứng – Nghề đắt giá:

 Tại Mỹ, mức lương dành cho các kỹ sư phần cứng máy tính được đánh giá là khá cao. Theo báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), mức lương trung bình hàng năm cho loại hình kỹ sư này là hơn $ 97,000. Các kỹ sư có bằng cấp cao và nhiều năm kinh nghiệm hơn có thể kiếm được gần $ 150,000/năm.

 Tăng trưởng việc làm cho các lĩnh vực kỹ thuật phần cứng dự kiến ​​sẽ tăng 9% từ 2010 đến 2020, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2000-2010 và chậm hơn so với mức trung bình cho tất cả các ngành nghề tại Mỹ. Cục Thống kê Lao động Mỹ cũng cho biết mặc cho sự mở rộng nhanh chóng và nhu cầu cao về các hệ thống máy tính, ngành công nghiệp nước này vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thị trường nước ngoài. Kể từ khi các công ty có nhiều lựa chọn hơn trong việc thuê ngoài một phần hoặc tất cả các công việc kỹ thuật máy tính nhằm tiết kiệm chi phí, thì nhu cầu về các kỹ sư phần cứng cũng giảm theo. Kết quả là, ngành công nghiệp trong nước sẽ bị suy giảm trong thời gian tới.

 

 

Kỹ sư phần cứng máy tính giải quyết các vấn đề phát sinh trong các hệ thống máy tính phức tạp.

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 IV. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư CNTT:

  • Thông minh và có óc sáng tạo

  • Khả năng làm việc dưới áp lực lớn

  • Kiên trì, nhẫn nại.

  • Tính chính xác trong công việc

  • Ham học hỏi, trau dồi kiến thức

  • Khả năng làm việc theo nhóm

  • Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồn sách điện tử và Internet)

Và quan trọng nhất là niềm đam mê với CNTT.

 

Thông tin quan trọng:
 

1. Nhu cầu thông tin về tuyển dụng, thu nhập và tìm kiếm các khóa học tại Úc: Tham khảo tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Truyện cười IT: tại đây

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn hoặc điện thoại:  04 3 9716 229  –  08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn  

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Bài viết liên quan

ĐỂ TRỞ THÀNH “NGƯỜI BÁN HÀNG” AM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG

“Chỉ có sự đam mê mới thắp sáng được ngọn lửa kinh doanh nhưng cần hơn một sự đam mê để có thể làm văn hoá một cách nghiêm túc,…

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói   Có rất nhiều bạn cho rằng làm du lịch tức là “được” hoặc “phải” đi nhiều nơi,…

NGHỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: HỌC NGHỀ TỪ THUỞ CÒN THƠ…

Người trúng xổ số hay bị hỏi: bạn sẽ dùng tiền như thế nào? 100 người thì có 100 câu trả lời khác nhau và không ít trong số họ…

Làm việc theo nhóm trong môi trường học tập và việc làm

Đã có rất nhiều học sinh, sinh viên, công chức trẻ chia sẻ, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức và cách thức làm việc mới thì các bạn cũng…

Nghề Kỹ thuật tài chính thực hành (Financial Engineering)

Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu cùng độc giả về một nghề đang phát triển như vũ bão 30 năm gần đây: Financial Engineering – nghề Kỹ thuật…

Vì sao sinh viên kinh tế nên trải nghiệm thực tế?

Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sinh viên các ngành kinh tế muốn thành công trong những ngành rất “hot” tại doanh nghiệp phải…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn