09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kiểm toán: nghề Hot – Hiếm- Thu nhập cao

Thứ Hai - 24/09/2012

Nghề nào mà chỉ có hai mùa “Mùa bận và mùa… rất bận”? Thu nhập cao, điều kiện là việc tốt, được đi đến nhiều nơi khác nhau trên đất nước, ở khách sạn, ăn cơm khách, làm việc với các con số, thanh thản sau khi hoàn thành công việc tại một công ty đó chính là niềm vui của những Kiểm toán viên.

1. Kiểm toán là gì?

Tại Việt Nam thuật ngữ Kiểm toán mới được xuất hiện và được sử dụng từ những năm đầu của thập kỷ 90. Theo định nghĩa của Liên đoàn kế toán Quốc tế (International Federation of Accountant – IFAC) thì: “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính”.

Khái niệm kiểm toán được hiểu phổ biến nhất là: Kiểm toán là quá trình thu nhập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Khi phân loại kiểm toán theo chủ thể thì kiểm toán có ba loại là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

  • Kiểm toán độc lập được hiểu là tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ công ty A hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế cần có báo cáo kiểm toán để đi đấu thầu các dự án, công ty A sẽ thuê một công ty kiểm toán độc lập về kiểm toán báo cáo tài chính của mình.
  • Nếu kiểm toán độc lập là hoạt động thu phí thì kiểm toán nhà nước là công việc do cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí nhằm thực hiện chức năng kiểm soát tài sản công. Thông thường, các công ty cần kiểm toán là các doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán nội bộ được hiểu là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.

 

Tóm lại kiểm toán là một ngành tương đối mới tại Việt Nam, có vai trò to lớn trong ngành kinh tế, đòi hỏi sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

(sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

2. Những đức tính cần có của một kiểm toán viên

Nếu như đối với một kế toán viên các đức tính cần có là chăm chỉ, thật thà, thì các kiểm toán viên cần:

  • Kiến thức vững vàng về tài chính kế toán: công việc của kiểm toán viên không chỉ đơn thuần là kiểm tra kế toán mà còn tư vấn cho khách hàng, đưa ra các giải pháp tối ưu về tài chính, kế toán cho khách hàng. Kiểm toán viên còn phải nắm vững ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang theo đuổi.
  • Chịu áp lực cao: nghề kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải hết mình vì công việc, sẵn sàng đi công tác xa nhà cả tháng. Đến “mùa kiểm toán” – thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau thì các kiểm toán viên thường xuyên phải thức thâu đêm để làm việc. Có một thực tế không thể phủ nhận hầu hết nữ giới sau khi lập gia đình sẽ chọn một nghề khác để có thời gian hơn cho gia đình và chăm sóc con cái.
  • Trung thực: Nghề kiểm toán rất cần đức tính trung thực bởi vì môi trường làm việc có rất nhiều cám dỗ; doanh nghiệp muốn che giấu sai phạm, muốn số liệu kế toán đẹp, dẫn đến việc đưa ra những đề nghị tế nhị. Trong những hoàn cảnh như thế, nếu kiểm toán viên không vững vàng sẽ dễ dàng bị lôi kéo.
  • Chăm chỉ: Những tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến công việc kiểm toán tại các công ty như con mọn, nhiều báo cáo tài chính, cần hoàn thành thủ tục kiểm toán trong một thời gian nhất định… Vì vậy, kiểm toán viên cần rất chuyên tâm vào hoàn thành hết khối lượng công việc trong một thời gian ngắn.
  • Giỏi ngoại ngữ: Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn của một kiểm toán viên, hầu hết các công ty kiểm toán nước ngoài khi tuyển nhân viên đều đánh giá cao tiêu chí này. Lý do là vì khi đi kiểm toán các công ty nước ngoài bạn phải giỏi tiếng Anh để trao đổi được với khách hàng và hiểu được ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện.

3. Cơ hội nghề nghiệp

Theo thống kê của Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA), tính đến nay,  có hơn 160  công ty kiểm toán độc lập trong đó có 4 công ty thuộc Big Four là KPMG, PricewaterhouseCoopers, Ernst&Young, Deloitte Touche Tohmatsu. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp đều cần kiểm toán viên nội bộ, và với hơn 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, thì lượng khách hàng cho các công ty kiểm toán là rất dồi dào và đương nhiên, nhu cầu kiểm toán viên chất lượng là cao.

Thu nhập trung bình của một kiểm toán viên tại Việt Nam hiện nay khoảng 400USD/ tháng, nếu bạn có chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA, CPA Úc, CPA Hoa Kì…- thu nhập di động trong khoảng USD1000-2000. Ngoài ra, khi bạn làm việc tại các công ty kiểm toán quốc ýe, bạn có cơ hội được đào tạo để lấy các chứng chỉ kiểm toán quốc tế và khi đã có chứng chỉ kiểm toán quốc tế, bạn có cơ hội làm việc trên toàn cầu với mức lương là mặt bằng lương quốc tế.

Thu nhập trung bình của kiểm toán viên tại Úc khoảng AUD5,540/ tháng (tương đương 120 triệu đồng/ tháng- xem thêm tại đây  và hiện nay, kiểm toán viên là ngành HOT không chỉ ở Úc, mà còn ở các nước phát triển khác như Anh, Mỹ, Canada…Thậm chí, ngành này được đưa và danh sách các ngành nghề ưu tiên khi xin định cư (xem thêm thông tin tại đây và vì vậy cơ hội cho các kiếm toán viên có chứng chỉ kiểm toán quốc tế là rất rộng mở.

(sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 4. Học kiểm toán ở đâu?

Tại Việt Nam, có một số trường đại học đào tạo kiểm toán như:

–         Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

–         Học viện Tài chính Kế toán

–         Trường Đại học Ngoại thương…

Điểm tuyển sinh đầu vào của ngành kiểm toán tại các trường hàng năm thường khá cao, ví dụ điểm chuẩn Khoa Kiểm toán – trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2012 là 25,5 – cao nhất trong các ngành.

Tại nước ngoài, mặc dù nhiều trường đào tạo các ngành chung trong lĩnh vực kinh doanh nhưng không phải trường nào cũng đào tạo chương trình kế toán, kiểm toán, và chỉ một số trường/ cơ sở đào tạo được phép/ đủ điều kiện để đào tạo các chứng chỉ kiểm toán quốc tế.

 

Thông tin quan trọng

  • Các trường đào tạo kiểm toán/ kế toán tại nước ngoài, vui lòng xem tại đây.
  • Học và thi lấy Chứng chỉ hành nghề kiểm toán tại Việt Nam, Chứng chỉ kiểm toán quốc tế ACCA, CPA Úc, CPA Mỹ, vui lòng xem tại đây;
  • Thủ tục xin học, tư vấn thêm về ngành học, visa du học, tham gia hiệp hội nghề kiểm toán, cơ hội việc làm và định cư tại nước ngoài với các kiểm toán viên, vui lòng liên hệ: www.ducanhduhoc.vn

 

Trần Tú Uyên

Đôi nét về tác giả: Bà Trần Tú Uyên là chuyên gia tư vấn quản lý của Công ty OCD , chuyên về quản lý tài chính kế toán và xây dựng hệ thống lương cho doanh nghiệp; đồng thời là giảng viên trường Ngoại thương. Bà Uyên từng giữ các vị trí Kế toán trưởng của Công ty Vinainox, Phó phòng Tài chính Kế toán cho Công ty Ratraco và là thành viên chính thức của câu lạc bộ kế toán trưởng Việt Nam. Bà đã tham gia tư vấn và quyết toán  thuế cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia quản lý tài chính cho các dự án chuẩn chức danh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Đạm Phú Mỹ, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC), dự án xây dựng văn hóa doanh nghiệp VNPT…, tham gia giảng dạy dự án đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho giám đốc các bưu điện huyện thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.

 

 

 

 

 

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Mỹ: Làm việc trong ngành khách sạn – nhà hàng và văn hóa “tiền tip”

Khách sạn là một trong ít ngành bạn có thể khởi nghiệp với học vấn phổ thông, tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình làm việc…

Khách sạn Du lịch: Ngành học có cơ hội định cư tại Canada

Sinh viên quốc tế đến Canada cũng đã tìm thấy nhiều cơ hội việc làm tại Canada sau khi tốt nghiệp và sau vài năm, họ trở thành những công…

Tổng quan về ngành Quản lý Khách sạn – Nhà hàng và nhu cầu nhân lực tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chỉ cần nhìn vào đà tăng trưởng của các khách sạn hiện nay để thấy được rằng, nguồn nhân lực nắm giữ vị trí quản lý khách…

Kì 2: Nha sĩ – Nghề có thu nhập cao từ nhu cầu làm đẹp

“Cái răng cái tóc là góc con người”, câu nói này của ông cha ta vẫn còn sức thuyết phục cho đến tận bây giờ. Cuộc sống dư dả làm…

Nghề Y: Học tập – làm việc – thu nhập – cơ hội

Điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến nguy cơ bệnh tật tăng dẫn nhu cầu chăm sóc sức khỏe…

Kì 3: Nghề phẫu thuật thẩm mỹ – Những bàn tay tài hoa mang lại vẻ đẹp và thu nhập đáng mơ ước

“Một khuyết tật trong tâm hồn không biểu hiện trên khuôn mặt nhưng nhiều khi sửa chữa một khuyết tật trên khuôn mặt có thể chữa lành những thương tổn…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn