09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 1: Nghề Nông- Không bao giờ lo đói hay thất nghiệp

Thứ Hai - 27/05/2013

Hiện nay, nỗi lo thất nghiệp đang ám ảnh nhiều người, nhưng nó không ám ảnh nhiều nghề. Tại sao lại có nhận định như vậy? Theo báo cáo điều tra lao động tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 984.000 người thất nghiệp và 1.369.000 người thiếu việc làm. Con số này tăng nhiều so với các thời điểm trước, và chắc chắn con số thực tế còn lớn hơn so với thống kê. Hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời, không đúng với chuyên ngành. Báo cáo còn chỉ ra rằng có những ngành học “hot” và nghề thời thượng, như công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng… lại là những ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc làm trái ngành. Trong khi có những ngành nghề bị chê (ít ai học) thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, lại có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp.

 

 hjc a1

 Một trang web của Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra 12 nghề không bao giờ thất nghiệp trong mọi thời điểm ở Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới: Bác sĩ, giáo viên, xây dựng, dịch vụ tang lễ, nghiên cứu khoa học… và nghề nông cũng là một trong số đó. Dù cuộc sống của con người có hiện đại và văn minh đến đâu thì nhu cầu về lương thực thực phẩm vẫn luôn là thiết yếu. Vì thế, nghề nông cũng không thể mất đi mà sẽ phát triển hơn. Mức thu nhập bình quân của những người làm nông nghiệp khoảng 15.603 USD/năm.

 1. Hiểu đúng đắn hơn về Nông nghiệp?

 Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp có thể kết hợp với các ngành khác để đẩy nhanh tăng trưởng, giảm nghèo và bảo tồn môi trường.

Vai trò gốc rễ của nông nghiệp đối với mọi nền văn minh của nhân loại cũng thể hiện qua ngôn ngữ: nông nghiệp – agriculture trong tiếng Anh và Pháp, có culture, tức văn hoá trong tiếng Anh và cả hai nghĩa văn hoá và trồng trọt trong tiếng Pháp. Câu nói của cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac cách đây 10 năm vẫn nguyên giá trị: “Không thể có cuộc sống nếu không có đất đai, đất đai nuôi dưỡng con người. Không thể tách rời nhân văn (culture humaine) và cày cấy (culture de la terre)”.

 Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành trồng trọt ngũ cốc (crops/cereals husbandry) mà tự thân đã bao hàm một chuỗi giá trị liên hoàn của nhiều ngành khác nhau như nương rẫy và rau quả (horticulture), trồng hoa (floriculture), thủy sinh (hydroponics), chăn nuôi (livestock/animal husbandry),  v.v., chưa kể còn liên quan chặt chẽ với các ngành kỹ nghệ như kỹ nghệ chế biến thức ăn gia súc (animal feed industry) và trích ly dầu thực vật (solvent extraction industry), và giữ vai trò quan trọng trong các chương trình trồng cây gây rừng (afforestation), trồng cây gây rừng tái lập (reforestation), và nuôi trồng thủy sản (aquaculture), v.v.

 a2

3. Tổng quan về việc làm ngành Nông nghiệp trên toàn thế giới:

 Hai phần ba giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp thế giới đang được tạo ra ở các nước đang phát triển. Tại các quốc gia này, nông nghiệp chiếm trung bình 29% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giải quyết vấn đề việc làm cho 65% lực lượng lao động. Ở các nước công nghiệp tiên tiến nông dân chỉ còn lại khoảng 6% dân số nhưng vẫn có thể nuôi sống toàn bộ xã hội và xuất khẩu nông sản. Họ có thể canh tác từ vài chục đến vài trăm héc-ta bằng máy móc nông nghiệp và có năng suất lao động rất cao.

Công nghiệp hóa là xu hướng chung trên thế giới, các nước đã thành công với công nghiệp hóa thường diễn ra theo một kịch bản là, ban đầu công nghiệp hóa lấy nguồn lực từ nông nghiệp, sau khi đã thành công thì công nghiệp sẽ quay lại “trả nợ”, đền bù cho nông nghiệp dưới hai hình thức: tạo việc làm cho lao động nông thôn, và trợ cấp cho nông nghiệp. Nước Mỹ có diện tích đất rộng rãi, điều kiện rất tốt cho phát triển nông nghiệp, thế nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 5% GDP, và chiếm 2% lao động toàn xã hội. Nhờ nguồn thuế khổng lồ của các ngành khác, họ dành 10% để bù đắp cho nông nghiệp. Nông nghiệp hiện là một trong những ngành dễ kiếm học bổng nhất cho sinh viên tại Mỹ.

 4. Ngành Nông nghiệp tại Việt Nam và cơ hội việc làm cho những ai đam mê ngành này

 Theo Ông Paul Deane – chuyên gia kinh tế lĩnh vực nông nghiệp, bộ phận nghiên cứu thuộc Ngân hàng ANZ toàn cầu- trong một cuộc gặp với các khách hàng tổ chức của ANZ tại TPHCM mới đây đã phát biểu: “Chúng tôi nhìn thấy cơ hội ngàn vàng với ngành nông nghiệp Việt Nam. Đây là thời điểm chúng ta cần nắm bắt”. Một trong những yếu tố đem lại cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp là giá nông sản trên thị trường thế giới sẽ tăng mạnh từ năm 2013. Ông Herur Vinayak, trưởng bộ phận quan hệ khách hàng tổ chức tín dụng của Ngân hàng ANZ cho rằng đây là thời điểm vàng cho Việt Nam cất cánh về ngành nông nghiệp bởi những ưu thế không nước nào có: dân số vàng, khí hậu nhiệt đới, lực lượng lao động đông đúc và văn hóa nông nghiệp truyền thống. (Nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn)

a3 

 Là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng để biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết. Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đang chiếm lực lượng lao động lớn nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhu cầu nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn, mỗi năm cả nước cần tới trên 1 triệu lao động, nhưng đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% có trình độ đại học, cao đẳng; 39,4% trung cấp và 9,8% sơ cấp… Trước đây, một số ngành học thuộc khối nông nghiệp không hấp dẫn nhưng tương lai đây sẽ là nghề tạo ra cơ hội việc làm lớn nhất.

 Theo PGS.TS. Nguyễn Hay – Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cho biết các ngành nông học, lâm nghiệp, thú y hiện đang rất thiếu nhân lực so với nhu cầu xã hội “ngay khi các em chưa ra trường, các công ty lớn đã đặt hàng”. Không những dễ xin việc làm, sinh viên các ngành này cũng có cơ hội thăng tiến khá cao. Theo thống kê của phân hiệu của trường tại Gia Lai, có xấp xỉ 30% sinh viên khóa đầu tiên của ngành nông học hiện đã là trưởng-phó phòng tại các cơ quan, công ty trên địa bàn tỉnh. (Nguồn: baogialai.com.vn).

Tình hình cũng tương tự khi các bạn du học, dù các bạn ở lại làm việc tại nước ngoài hay về Việt Nam.

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập ngành nông nghiệp tại Mỹ tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học CTXH tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành công tác xã hội cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn. Hotline: 09887 09698

 Đón xem Kỳ 2: Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng”

 Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Ngành Điện Tự động – Thu nhập cao, nhiều việc làm?

Cỏ trong vườn được tự động cung cấp độ ẩm, hệ thống điện tự ngắt, thang máy tự lên xuống, cửa tự động mở… khi đó, nhân lực trong ngành Điện – Tự động hoá sẽ còn “đắt giá” hơn nữa. Như nhận xét của TS. Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội: “Tự động hóa là 1 trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần”.

Kỳ 1: Khát nhân lực ngành Điện – Điện tử

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các chương trình học bổng ngành Điện – Điện tử tại Úc, cả ở những trường danh tiếng lâu đời thuộc Group of 8 như: ĐH Monash, ĐH Melbourne, ĐH New South Wales… đến những trường ĐH trẻ, năng động như: RMIT, UTS, Charled Darwin Uni, James Cook Uni, Victoria Uni

Kỳ 2: Đào tạo ngành cơ khí tại Việt Nam và nước ngoài

Có thể nói kỹ sư cơ khí là một trong số những người lao động được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…

Kỳ 1: Nghề Cơ khí – Chọn 1 nghề làm nhiều ngành

Suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tương đối cái nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp. Không ít những ngành nghề “hot” bị “rớt giá” thảm hại, trong khi một số nghề vẫn giữ được phong độ. Cũng có những nghề trở nên có giá hơn nhờ khủng hoảng và cơ khí là một trong số đó

Úc trả lương cao cho sinh viên ngành khoa học

Khoảng 40 phần trăm sinh viên tốt nghiệp khoa học sử dụng các kỹ năng và quy trình họ học được trong trường vào vị trí công tác của mình. Sự đa dạng về các cơ hội việc làm cho phép họ thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp của mình tùy theo kinh nghiệm. Sinh viên khoa học luôn sẵn sàng cho thị trường việc làm trong tương lai vì theo đánh giá khảo sát thì trung bình họ thay đổi việc làm khoảng ba đến năm lần.

Kỷ nguyên cho nghề kỹ sư

Với mỗi kỹ sư mới ra trường, tùy vào ngành học lương của họ có thể nằm vào khoảng trung bình từ $52,500 – $65,000. Một số ngành có thể kế đến như: Địa chất học: $53,000-$65,000; Kỹ sư hàng không: $55,300-$56,700; Kỹ sư Hóa: $60,000-$61,800; Kỹ sư Điện: $60,000-$63,000; Kỹ sư Điện tử/Máy tính: $55,000; Kỹ sư Cơ khí: $58,000-$60,000; Kỹ sư Mỏ: $80,000 ; Kỹ sư Xây dựng: $55,000-$57,000 ;

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn