09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 2: Đào tạo ngành cơ khí tại Việt Nam và nước ngoài

Thứ Năm - 14/11/2013

Cơ khí luôn là một ngành đắt giá bởi đó không phải là công việc dành cho tất cả mọi người. Nó đòi hỏi khả năng thực hiện các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng, nắm bắt và làm việc với các thành phần trong môi trường 3D, chịu trách nhiệm về sự an toàn của con người cũng như sự tác động đến đời sống tự nhiên và xã hội. Có thể nói kỹ sư cơ khí là một trong số những người lao động được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…

I. Thực trạng đào tạo các ngành cơ khí ở Việt Nam

 Trước đây, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn… Nhưng hiện nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên ngành này cũng được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí người làm không trực tiếp thao tác mà chỉ cần bấm các thông số kỹ thuật trên máy móc. Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, ngày nay hầu hết các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo tiêu tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, sau khi ra trường hầu hết các kỹ sư với nền tảng kiến thức liên quan đến vấn đề cơ khí sẽ phải tìm tòi, học cách để thích nghi.

 a1

Giờ thực hành lập trình gia công CNC của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

 Muốn học nghề cơ khí, người học chỉ cần tốt nghiệp THCS hoặc THPT và tham gia xét tuyển vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề. Nếu muốn trở thành kỹ sư cơ khí, bạn bắt buộc phải có trong tay tấm bằng ĐH bằng cách thi vào các trường ĐH có đào tạo ngành này hoặc học liên thông lên CĐ, ĐH sau khi tốt nghiệp TCCN. Điểm chuẩn của ngành này khá thấp, năm 2012, điểm chuẩn ngành học cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội: 19,5 điểm; Đại học Công nghiệp Hà Nội: Công nghệ kỹ thuật cơ khí: 15 điểm; Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Chế tạo máy: 14 điểm, Kỹ thuật cơ khí: 15,5 điểm; Đại học Đà Nẵng: Cơ khí động lực, Chế tạo máy: 16 điểm; Đại học Công nghiệp TPHCM: Kỹ thuật cơ khí: 14 điểm; Đại học Đà Nẵng: Kỹ thuật cơ khí: 13 điểm.

 Các nhóm ngành chính bao gồm: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học… Tuy nhiên, thực trạng chung của giáo dục nước ta còn nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và kiến thức học chưa sát với nhu cầu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trang thiết bị giảng dạy của nhiều trường còn lạc hậu, thiếu thốn.

  1. Những quốc gia có thế mạnh đào tạo ngành cơ khí

 Do những yếu kém, bất cập và lạc hậu về đào tạo ngành này ở trong nước mà không ít người đã chọn con đường du học. Chỉ cần lướt qua 50 vị trí đầu tiên trong Danh sách 200 trường Đại học tốt nhất về đào tạo ngành cơ khí (Theo QS World University ranking by subject), có thể dễ dàng điểm mặt các cường quốc có thế mạnh về đào tạo ngành này như Mỹ, Anh, Úc, Thụy Sỹ … Một số trường tại các quốc gia châu Á như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản cũng góp mặt trong danh sách này. Sinh viên sau khi tốt nghiệp từ những trường này đảm bảo có việc làm với mức lương cao.

 Ưu điểm của từng quốc gia:

1. Úc:

 a2

  • Là 1 nước phát triển, tình hình chính trị xã hội ổn định, yên bình, chất lượng cuộc sống cao;
  • Nền giáo dục phát triển hoàn hảo, chương trình ĐH ngành cơ khí thường kéo dài 4 năm và Thạc sỹ 2 năm;
  • Các khóa học Kỹ sư cơ khí được giảng dạy trải dài trên khắp nước Úc mang lại cho bạn nhiều sự lựa chọn. Ngoài ra còn có các khóa học đào tạo nghề (VET) cho phép bạn thực hành nhiều hơn trong quá trình học mà vẫn dễ dàng liên thông sau khi hoàn thành khóa học. Nếu bạn đã là một Kỹ sư, các cơ sở đào tạo tại Úc có những khóa học Sau Đại học, chẳng hạn như Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kỹ thuật sẽ giúp bạn có những bước tiến vững chắc hơn trong sự nghiệp.
  • Du học sinh bậc cao đẳng, đại học được làm thêm 40 giờ/2 tuần, các nghiên cứu sinh không bị hạn chế giờ làm thêm. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh được ở lại làm việc 2-4 năm;
  • Cơ hội định cư tại Úc và cơ hội làm việc trong ngành này với mức lương lên tới 85.600 AUD/năm;
  • Các trường Đại học đào tạo cơ khí tốt nhất tại Úc: ĐH Melbourne, ĐH Sydney, ĐH Monash, ĐH New South Wales.

2. Mỹ:

 a3

Sinh viên ĐH công lập Colorado trong phòng thực hành của trường

  • Thời gian xét và cấp visa trong 2 ngày;
  • Bằng cấp Mỹ được công nhận trên toàn cầu, học sinh được tiếp thu tư duy mở, dám nghĩ dám làm để thành công;
  • Bạn có thể theo học ngành Kỹ sư cơ khí tại 270 trường Đại học, chương trình Đại học kéo dài 4 năm và Thạc sỹ kéo dài 2 năm. Bạn cũng có thể chọn trường theo vị trí nằm trên các bảng xếp hạng hoặc theo dõi các bài báo của chuyên gia, kỹ sư đi trước cũng sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định của mình;
  • ·      Nhiều trường Đại học ở Mỹ được xếp hạng danh tiếng nhất thế giới về lĩnh vực này là Massachusetts Institute of Technology, Stanford University, University of Michigan…
  • Các trường tại Mỹ luôn cộng tác với các công ty và các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp sinh viên của họ học hỏi kinh nghiệm thực tiễn;
  • Cơ hội thực tập trong khi học và được trả lương thực tập cao.

3. Anh Quốc:

 

a4

Engineering Hub – trung tâm kỹ thuật của Siemens ngay tại Đại học Lincoln

  • Chất lượng giáo dục của các trường học tại Anh được công nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới;
  • Chính sách visa Anh thân thiện;
  • Thời gian học ngắn: bậc cử nhân 3 năm và bậc thạc sỹ 1 năm;
  • Chương trình thực tập thiết thực và thú vị (Sandwich Degree) phù hợp cho từng đối tượng sinh viên. Trong suốt quá trình học, các bạn được tham gia các chuyến thực tế tại nhà máy, công trình xây dựng hay các dự án công nghiệp. Đây là một phần của giáo trình học, cung cấp cho sinh viên trải nghiệm thực tế và nâng cao triển vọng nghề nghiệp cho các bạn ngay từ những năm đại học. Sinh viên có cơ hội thực tập hưởng lương và được các nhà tuyển dụng chọn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường;
  • Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như ĐH Cambridge, Oxford, Imperial còn có rất nhiều trường ĐH Anh nằm trong TOP 200 về đào tạo ngành cơ khí như ĐH Manchester, Nottingham, Sheffield, Birmingham, Leeds, Bristol, Southampton Newcastle, Queen’s University of Belfast…
  • Làm thêm: 20h/ tuần với sinh viên học chương trình cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ.

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập của Kỹ sư cơ khí tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Website hữu ích:

  • Top 200 trường Đại học tốt nhất về ngành Kỹ sư cơ khí tại đây;
  • Học bổng ngành cơ khí, công nghệ tại một số trường Đại học Úc: tại đây

 

 Những chỉ dẫn thêm về ngành hàng không cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn , hotline: 09887 09698, hoặc email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

  Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 3: Không học về hàng không vẫn có thể làm trong ngành hàng không

Bạn có thể đến với ngành hàng không bằng nhiều con đường khác như: khối các trường kỹ thuật, khối hành chính văn phòng, khối kinh tế – tài chính… Hàng không là một ngành đa lĩnh vực và cơ hội luôn rộng mở nếu bạn có niềm đam mê và nỗ lực theo đuổi đam mê đó.

Kỳ 2: Bạn hợp với nghề nào trong ngành hàng không

Hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Trong ngành hàng không có rất nhiều nghề nghiệp đa dạng.

Kỳ 1: Ngành hàng không – Giấc mơ của giới trẻ

Ngành hàng không là một trong những ngành vốn được xem là “kín cổng cao tường” và cũng là mơ ước của bao người muốn bước chân vào bên trong cánh cửa thâm nghiêm đó.

Kỳ 5: Bác sỹ thú y – Lương cao hơn Bác sỹ cho người?

Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có nhiều lựa chọn về việc làm, bao gồm làm việc trong một phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng; trong ngành chăn nuôi gia súc, trang trại và kiểm soát dịch bệnh; trong các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y.

Kỳ 4: Kỹ sư chăn nuôi và ngành công nghệ thực phẩm

Học ngành chăn nuôi ra, các bạn sẽ có khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm (di truyền chọn lọc giống, kỹ thuật nuôi dưỡng động vật, thiết kế chuồng trại, kỹ nghệ thú sản, vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh)

Kỳ 3: Kỹ sư trồng trọt – Muôn đời thiếu

Bạn có mơ ước ngày nào đó bạn sẽ: có khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và đầy đủ cho mọi người? Tham gia bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên đất đai hữu hiệu hơn? Khám phá phương pháp mới để làm ra lương thực và thức ăn gia súc bổ dưỡng hơn?

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn