09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 2: Nghề diễn viên điện ảnh- Có phải là một nghề đáng mơ ước?

Thứ Hai - 08/04/2013

Những ma lực nào của nghề diễn viên hấp dẫn bạn?

 >> Nghệ thuật biểu diễn: Khởi nghiệp bằng niềm đam mê

– Một nghề để bạn tỏa sáng?

– Một nghề để bạn trở thành một người đặc biệt giữa mọi người, một người của công chúng?

– Một nghề đem lại cho bạn thu nhập cao?

– Một nghề không bao giờ bạn phải lo lắng về sự lặp lại và nhàm chán?

 Ngày nay, với sự phát triển của các loại hình giải trí, mảnh đất của điện ảnh luôn hấp dẫn các bạn trẻ đầy đam mê và khát vọng thể hiện mình. Nghề diễn viên điện ảnh (DVĐA) quả thực có thể đem lại cho bạn rất nhiều vinh quang, nhưng đi kèm với nó cũng là những thách thức và thậm chí là thất bại mà bạn phải đối diện, đặc biệt trong điều kiện nền điện ảnh nước ta hiện nay còn không ít thiếu thốn và hạn chế.

 I. Bạn có nên chọn nghề diễn viên điện ảnh?

 Một nghề có nhiều cơ hội thành đạt và khẳng định mình

 Điều này hẳn ai cũng dễ dàng nhận ra. DVĐA là con người của công chúng nên vầng hào quang vây quanh họ chẳng phải điều gì xa lạ với bạn. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần nhớ: DVĐA là một nghề có tính chọn lọc khắt khe và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là lĩnh vực của sự thăng hoa, cái đẹp và sự sáng tạo không ngừng.

 Nghề DVĐA là một nghề không dành cho tất cả mọi người. Sự chọn lọc của nó gắn với các tố chất mà không phải ai cũng có được. Mỗi vai diễn là một thử thách và cơ hội, nếu bạn có tài năng và ý chí, bạn sẽ vượt qua tất cả. Nhiều diễn viên nổi tiếng thế giới đã bắt đầu với những vai diễn mờ nhạt, không ai chú ý cho đến ngày có được những vai diễn phát huy tài năng của họ. Và ngay cả khi đã nổi tiếng, con đường phía trước của người DVĐA vẫn là sự nỗ lực không mệt mỏi để khẳng định mình.

 Oscar – Giải thưởng danh giá nhất toàn cầu trong lĩnh vực điện ảnh

 

Oscar – Giải thưởng danh giá nhất toàn cầu trong lĩnh vực điện ảnh

 Giao thiệp rộng rãi và phong phú

 Nghề DVĐA cho bạn nhiều cơ hội để tiếp xúc với những nhóm người khác nhau trong xã hội: công nhân, nông dân, doanh nhân, thương nhân, cầu thủ, ca sĩ v.v.. Không những thế, bạn có thể tiếp xúc với những người đến từ nhiều vùng, nhiều dân tộc. Những điều này có từ việc bạn thâm nhập thực tế để đóng vai. Không gian sống của bạn sẽ mở rộng. Sau những chuyến đi, bạn sẽ có vốn sống, vốn hiểu biết vô cùng phong phú.

 Đây có thể coi là một lợi thế và cũng là một nhiệm vụ trong nghề nghiệp này. Bởi vốn sống, vốn giao tiếp càng rộng rãi nghĩa là khả năng hóa thân của bạn vào các nhân vật khác nhau càng đa dạng và sinh động.

 Một nghề đầy sáng tạo 

 Sáng tạo được coi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất đối với người DVĐA. Bạn sẽ trải qua nhiều vai diễn, mỗi vai sẽ có những đặc trưng tính cách, tâm lý khác nhau, mỗi vai ở một độ tuổi khác nhau, mỗi hành động trong một bộ phim có động cơ khác nhau… Điều này đòi hỏi bạn phải có sức sáng tạo trong diễn xuất. Nếu không có khả năng sáng tạo, biến hóa, bạn sẽ nhanh chóng trở nên cũ kĩ, nhàm chán.

 Thu nhập khá cao và sức ảnh hưởng lớn 

 Hàng năm, tạp chí danh tiếng Fobes của Mỹ đều bình chọn một danh sách một trăm ngôi sao quyền lực nhất thế giới dựa theo các tiêu chí: thu nhập tài chính, tầm ảnh hưởng và khả năng thu hút sự chú ý của công chúng của các nhân vật nổi tiếng thế giới trong những lĩnh vực: nghệ thuật, thể thao, truyền hình… DVĐA luôn chiếm tỉ lệ lớn trong danh sách này. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, những siêu sao màn bạc còn trở thành các nhà hoạt động văn hóa, đại sứ thiện chí của các tổ chức quốc tế… 

 

Danh vọng và tiền bạc sẽ không tới ngay khi bạn bước chân vào nghề 

Danh vọng và tiền bạc sẽ không tới ngay khi bạn bước chân vào nghề
 

 

Tuy nhiên, bước vào nghề nghiệp này, bạn cũng phải đối diện với một thực tế rằng: thu nhập trong nghề diễn viên khá bấp bênh, đặc biệt trước khi bạn có một sự nổi tiếng nhất định, được nhiều đạo diễn để ý tới. Điều này có nghĩa là, danh vọng và tiền bạc có thể sẽ không tới ngay khi bạn bước chân vào nghề, và bạn có thể sẽ phải đối diện với những ngày tháng thực sự khó khăn. Điều này thậm chí có thể kéo dài, liệu bạn có chấp nhận đối mặt?

 II. Đào tạo diễn viên điện ảnh ở Việt Nam:

 Nghề DVĐA không còn mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của điện ảnh Việt Nam chưa đạt đến đỉnh cao như những nước phát triển. Số lượng những cơ sở đào tạo diễn viên còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Mỗi năm chúng ta sản xuất khoảng 200 – 300 đầu phim truyền hình, nhưng cơ sở để đào tạo diễn viên thì đếm trên đầu ngón tay. Để trở thành một DVĐA, chúng ta có thể theo 2 hướng:

 1. Chính quy:

  • Thi tuyển và theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành DVĐA:
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Các trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật
  • Học chuyên ngành diễn viên sân khấu, diễn viên cải lương, diễn viên chèo hoặc tương tự sau thời gian công tác, có thể chuyển đổi sang DVĐA.
  • Sinh hoạt đội kịch tại các nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, nhà văn hoá thanh thiếu niên cấp Quận hoặc Tỉnh-Thành trở lên.

 2. Không chính quy:

  • Tham gia các cuộc thi tuyển diễn viên hoặc casting phim do các hãng phim tổ chức.
  • Tham gia làm diễn viên đóng thế rồi dần chuyển sang đóng chính.
  • Học đạo diễn, biên kịch, quay phim rồi chuyển sang diễn viên.
  • Nếu có ngoại hình chuẩn, hãy vào nghề người mẫu, một số không nhỏ đạo diễn thường tìm đến những người mẫu cho những bộ phim của họ.

 Một buổi học diễn xuất với diễn viên, người mẫu Minh Tiệp

Một buổi học diễn xuất với diễn viên, người mẫu Minh Tiệp
 

Nếu có điều kiện đi du học, bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Hầu như ở nước nào cũng có những trường đại học hay các trung tâm đào tạo diễn viên và rất nhiều cuộc tuyển lựa diễn viên cho các vai diễn. Các nước có nền điện ảnh lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc… sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh nhất những gì đang diễn ra trong thế giới sôi động của điện ảnh. Bạn cũng có thể du học tại Ấn Độ (Bollywood) hay Nhật Bản – những nơi luôn có sự đầu tư cho việc phát triển nền điện ảnh.

 

Nghề diễn viên điện ảnh đòi hỏi một quá trình tự học lâu dài. Bạn đừng đợi tới lúc ngồi trên giảng đường đại học hay các khóa đào tạo mới làm quen với nghề này. Bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay. Chỉ cần bật tivi lên, bạn đã có cơ hội tiếp xúc với điện ảnh và nghề diễn viên điện ảnh. Chỉ cần tham gia một vai trong vở kịch trên lớp, bạn đã bắt đầu con đường “diễn xuất”.

 Các trang Web bạn nên tham khảo:

  • www.vienammovies.pro.vn (Hãng phim truyện Việt Nam)
  • www.tfscom.vn (Hãng phim truyền hình Tp. Hồ Chí Minh)
  • www.tgda.com.vn (Tạp chí Thế giới điện ảnh)
  • www.backstage.com
  • www.breakdownservices.com
  • www.hollywoodactor.com
  • www.performink.com
  • www.actorsequity.org
  • www.filmfestivals.com

 Hy vọng rằng chính các bạn, với khả năng và niềm say mê của mình, sẽ làm cho nghề diễn viên điện ảnh trở thành một nghề đáng mơ ước tại Việt Nam.

Chúc các bạn may mắn và thành công!
 

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập trong lĩnh vực TKĐH tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Đón xem Kỳ 3: Nghề Đạo diễn – Nghề “hot” khó với?

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Bài viết liên quan

Những quốc gia thất nghiệp cao nhất thế giới

Hy Lạp, Tây Ban Nha dẫn đầu danh sách với tỷ lệ thất nghiệp đều hơn 26%, theo số liệu mới nhất của cơ quan thống kê Eurostat, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s.

Kỳ 8: Những Chánh án gốc Việt nổi tiếng trên thế giới

Chức danh thẩm phán được dùng chỉ người có thẩm quyền xét xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật.

Những nghề tuyệt vời nhất nước Mỹ

Website tuyển dụng CareerCast vừa công bố danh sách những công việc tốt nhất nước Mỹ năm 2013. 200 nghề nghiệp đã được xếp hạng theo nhiều tiêu chí như thu nhập hàng năm, triển vọng, môi trường làm việc, độ áp lực và yêu cầu thể lực.

Kỳ 7: Để trở thành Luật sư giỏi

Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

Kỳ 6: Luật sư và các vụ tai tiếng

Luật sư là người bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và quyền tự do, dân chủ, pháp chế XHCN. Nếu họ vi phạm đạo đức thì không những không bảo vệ được mà còn tác dụng rất xấu tới dư luận xã hội và uy tín nghề nghiệp.

Kỳ 5: Luật sư chuyên ly hôn – “Hái ra tiền” thời hiện đại

Việc ly hôn ít ai mong muốn. Khi vấn đề ly hôn được đặt ra thì việc giải quyết sao cho êm đẹp để các bên đỡ bị tổn thương, con cái đỡ bị thiệt thòi là việc mà không phải ai cũng làm được.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn