09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 2: Những trường đào tạo luật nổi tiếng thế giới

Thứ Hai - 08/04/2013

Tờ Telegraph của Anh mới đây đã đưa ra Danh sách 10 trường đại học đào tạo ngành luật tốt nhất. Trong đó, trường Luật của Đại học Harvard – nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama từng theo học nằm trong top đầu của bảng xếp hạng QS World University Rankings 2011/2012. 9/10 trường trong danh sách này đến từ Mỹ và Anh Quốc. Đây có thể là gợi ý hữu ích cho các sinh viên ngành luật của Việt Nam có dự định du học nước ngoài.

 10 trường đại học đào tạo ngành luật hàng đầu thế giới

  1. ĐH Havard, Mỹ
  2. ĐH Oxford, Anh
  3. ĐH Cambridge, Anh
  4. ĐH Yale, Mỹ
  5. ĐH Stanford, Mỹ
  6. ĐH California, Berkeley, Mỹ
  7. ĐH kinh tế, chính trị Luân Đôn (LSE), Anh
  8. ĐH Columbia, Mỹ
  9. ĐH Melbourne, Úc
  10. ĐH New York, Mỹ

 

I. Tại Anh quốc:

Có nhiều con đường để trở thành luật sư tại Anh đối với SV quốc tế. Nếu các bạn có ý định học lấy bằng cử nhân luật tại Anh thì bạn nên chuẩn bị cho mình càng sớm càng tốt. Những lộ trình thích hợp nhất với bạn là:

  • Hết lớp 10  

à Chương trình A level

2 năm

Chương trình Cử nhân Luật (LLB)

3 năm

 

  • Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Luật

Chương trình Thạc sỹ Luật (LLM)

1 năm

 Tiếp đó, để được cấp chứng chỉ hành nghề tại Anh, bạn cần một năm (chương trình toàn thời gian) hoặc 2 năm (chương trình bán thời gian) để trải qua khóa đào tạo hành nghề Luật sư và 2 năm tập sự tại văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Vậy với chọn lựa học ĐH Luật tại VN trước khi đi Anh, bạn có thể tiết kiệm được đáng kể thời gian và tài chính cho bản thân và gia đình vì chỉ cần một năm để có thêm bằng sau ĐH Luật của Anh.

 Tuy nhiên, nếu muốn vững vàng về kiến thức và kỹ năng để làm việc, bạn nên đầu tư thêm để trải qua khóa đào tạo hành nghề luật sư. “Thay vì học định nghĩa hợp đồng là gì như chương trình ĐH, thì ở đây SV phải học cách soạn thảo các hợp đồng, ngồi vào bàn học cách tư vấn cho khách hàng. Sự khác biệt còn ở ngay cách ngồi học, nếu trước đó là ngồi chung lớp, chung tổ với bạn bè, thì nay chỉ chung nhóm từ 4 – 5 người, thậm chí là một thầy một trò”, Chị Nguyễn Thị Kim Loan – cựu SV trường The College of Law (London) cho biết. Không chỉ học luật, nội dung khóa học tập trung đào tạo cách hành nghề chuyên nghiệp của luật sư như cách phân tích vấn đề pháp lý, các kỹ năng cần thiết khi một luật sư hành nghề như nghe, nói, soạn thảo, tư vấn, viết thư, thậm chí cả cách bắt tay, phỏng vấn… với khách hàng. Những bài tập tình huống cũng đặc biệt bởi việc đưa vào phân tích những vụ việc, án tiền lệ có thật chứ không phải lý thuyết hay giả tưởng. “Các kiến thức mình học được trong thời gian du học tại Anh thực sự quý báu, hữu hiệu trong suốt thời gian làm việc sau này, dù là môi trường làm việc quốc tế hay trong nước”, chị Kim Loan tâm sự thêm.

 

Thông tin thêm về ngành học này xem tại website: www.educationuk.org/vietnam.

 II. Tại Mỹ:

Khác với Anh quốc, học luật tại Mỹ là ngành học sau đại học tức là bạn cần có một bằng đại học thuộc bất kỳ ngành học nào trước khi được nhận vào học luật. Cấp học cơ bản nhất của ngành luật tại Mỹ là Juris Doctor (JD) kéo dài 3 năm. JD là chương trình học dành cho những người muốn hành nghề luật tại Mỹ nên nội dung chương trình học về luật Mỹ. Có một lưu ý nữa quan trọng, để hành nghề luật sư ở một bang nào đó tại Mỹ thì bạn phải có bằng JD tại một trường do Hiệp Hội Đoàn Luật Sư Mỹ – ABA đóng tại tiểu bang đó. Như vậy thời gian học luật ở Mỹ từ sau tốt nghiệp cấp 3 đến khi có thể được phép hành nghề tối thiểu là 7 năm. Đối với những người muốn học sâu hơn để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy thì có các khóa Doctor of Juridical Science (S.J.D). Để được nhận vào học S.J.D bạn cần hoàn thành xong JD và LLM.

 Sau khi hoàn thành JD, nếu muốn học chuyên sâu về một lĩnh vực luật nhất định, bạn có thể học khóa LLM trong 1 năm tương đương với bằng thạc sĩ luật ở Việt Nam. Vì bằng JD đã đủ để hành nghề luật tại Mỹ nên thường sinh viên luật của Mỹ rất ít người theo học tiếp LLM. Các khóa LLM thường được xây dựng cho các sinh viên quốc tế mà sau khi tốt nghiệp sẽ về nước hành nghề nhưng muốn có những kiến thức chuyên sâu nhất định về luật Mỹ và luật quốc tế. Bằng cử nhân luật ở Việt Nam được các trường luật tại Mỹ chấp nhận để học chương trình LLM. Như vậy, nếu ai có ý định ở lại và hành nghề ở Mỹ, hãy học Juris Doctor (3 năm), ai muốn quay lại Việt Nam thì LLM là lựa chọn tối ưu.

 

Học ngành luật tại Mỹ: www.studyinusa.com

 III. Tại Úc:

Giống như Anh quốc, bước đầu tiên để trở thành một luật sư tại Úc là theo học chương trình cử nhân luật (LLB). Sinh viên quốc tế nếu chỉ học chương trình LLM và PhD (tiến sĩ Luật) không được phép thi lấy giấy phép hành nghề tại Úc do họ chỉ học chương trình nâng cao mà không học cơ bản (LLB). Chương trình LLB được giảng dạy rộng khắp tại các trường đại học trên khắp nước Úc và yêu cầu đầu vào được cho là khá cao so với các ngành khác. Các bạn có thể lựa chọn nhiều lĩnh vực khác nhau như luật nhân quyền, luật quốc tế, luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ hoặc môi trường… Đặc biệt tại Úc, phần lớn những khóa học luật ngày nay nằm trong một văn bằng kết hợp (ví dụ như luật kết hợp nghệ thuật, kinh doanh hoặc ngôn ngữ), sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của bạn trong thị trường lao động. Các văn bằng luật của Úc được công nhận rộng rãi ở nước ngoài sẽ đem lại cho bạn những triển vọng nghề nghiệp không giới hạn trên khắp thế giới.

Nghiên cứu sinh Tiến sỹ luật Nguyễn Quân, tốt nghiệp ĐH Luật TP HCM và Thạc sỹ Luật tại ĐH Queensland, hiện đang theo học tại trường ĐH Melbourne. Đề tài luận án tiến sỹ của Quân là nghiên cứu về sự phát triển Pháp luật ở Việt Nam và Campuchia. Anh chọn đề tài này vì đó là lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, có nhiều cơ hội về nước lấy tư liệu và khảo cứu. Về dự định tương lai, Quân cho biết: Làm xong tiến sỹ sẽ ở lại Úc một thời gian, làm việc trong các viện nghiên cứu. Quân cũng đã liên hệ và xếp lịch về tham gia giảng dạy tại trường ĐH Luật TP HCM.

Thông tin thêm về thu nhập và nhu cầu tuyển dụng nghề luật sư tại Úc: tại đây

 IV. Tại Canada:

Luật, Kiến trúc và Y khoa (bao gồm Nha, Dược và Y) là những ngành đa phần không dành cho sinh viên quốc tế tại Canada (và Bắc Mỹ nói chung). Chỗ dành cho sinh viên quốc tế rất ít nên sự cạnh tranh rất cao. Thông thường học sinh yêu cầu phải tốt nghiệp một đại học rồi (chuyên ngành liên quan đến Science) hoặc đã học Pre – Law Program (khoảng 2-3 năm) nhưng ngay cả chương trình Pre – Law cũng tuyển chọn rất gắt gao. Các bạn có thể tham khảo qua website một số trường:

Học phí thông thường từ 12.000 – 18.000 CAD/năm học, sinh hoạt phí từ 7.000 – 8.000 CAD/năm học.

 V. Tại New Zealand:

Để trở thành một luật sư ở New Zealand, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Hoàn thành chương trình LLB (3-4 năm) hoặc LLB Honour (Cử nhân Danh dự) được Hội đồng Giáo dục pháp luật New Zealand – NZCLE công nhận;
  • Hoàn thành khóa học nghiên cứu pháp luật chuyên nghiệp 3 tháng;
  • Có được một giấy chứng nhận hoàn thành từ NZCLE, và được nhận vào vị trí Trạng sư (Barristers) hoặc Luật sư (Solicitors) của Tòa án Tối cao của New Zealand và có chứng chỉ hành nghề hiện hành của Hội Luật pháp New Zealand – NZLS.

 Các bạn có thể tham khảo thông tin về các khóa học tại các trường Đại học New Zealand nằm trong TOP 100 trường luật hàng đầu thế giới theo 2012 QS World University Rankings for Law:

  • ĐH Victoria Wellington – xếp hạng 23;
  • ĐH Auckland – xếp hạng 34;
  • ĐH Otago – nằm trong nhóm 50-100.

 Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 Đón xem Kỳ 3: Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Thiết kế nội thất – Nghề “đắt sô”

Mặc dù du nhập vào Việt Nam đã khá lâu nhưng lĩnh vực thiết kế, trang trí nội thất mới chỉ thật sự được chú ý trong một vài năm…

Học ngành Thiết kế công nghiệp ra sẽ làm nghề gì?

Bạn có bao giờ hứng thú nhìn ngắm kệ sách của bạn và tự hỏi nó sẽ trông đẹp hơn và tiện lợi hơn nếu màu sắc và thiết kế…

Kỳ 2: Thiết kế thời trang- Ngành học không bao giờ lỗi mốt

Trong một xã hội hiện đại khi nhu cầu và trình độ văn hóa, nghệ thuật – thẩm mỹ ngày càng tăng cao thì nghề thiết kế thời trang (fashion…

Nghề người mẫu chuyên nghiệp: Đằng sau ánh hào quang

Được mặc đồ đẹp, được lên bìa các báo, tạp chí, xuất hiện duyên dáng, tươi trẻ trên các spot quảng cáo trên truyền hình, biểu diễn trên sân khấu…

Nghề phát triển ứng dụng di động: Nghề thời thượng

Nếu như chỉ cách đây chưa đầy 5 năm, ngành công nghiệp ứng dụng di động (mobile application) là khái niệm chưa hề tồn tại thì năm 2011 doanh thu…

Dược sỹ Việt Nam và thế giới: Học tập – Việc làm – Thu nhập

Bạn đang cầm trên tay những viên thuốc thật nhỏ bé, song đó lại là những nỗ lực và phát minh kỳ diệu của nhân loại trong cuộc chiến đấu…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn