09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 3: Không học về hàng không vẫn có thể làm trong ngành hàng không

Thứ Sáu - 02/08/2013

Nhiều bạn trẻ vẫn nghĩ muốn làm việc trong ngành hàng không nhất định phải học trường hàng không nhưng trên thực tế, nhiều người tốt nghiệp các ngành khác vẫn đang làm việc tốt trong ngành này, ngược lại nhiều người tốt nghiệp trường hàng không ra vẫn đã và đang làm những công việc không dính líu gì đến ngành này. Vì sao như vậy?

Công việc tương lai của bạn sẽ gắn liền với chuyên môn bạn được đào tạo chứ không gắn với tên trường bạn học. Nếu bạn học trường hàng không, việc bạn sẽ làm trong ngành này hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng của từng người, nhu cầu tuyển dụng từng thời điểm cụ thể… Bạn có thể đến với ngành hàng không bằng nhiều con đường khác như: khối các trường kỹ thuật, khối hành chính văn phòng, khối kinh tế – tài chính… Hàng không là một ngành đa lĩnh vực và cơ hội luôn rộng mở nếu bạn có niềm đam mê và nỗ lực theo đuổi đam mê đó.

 

a1

I. Logistic vận tải hàng không: Đòn bẩy phát triển kinh tế

Theo thông tin từ Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), logistics nói chung và vận tải hàng không nói riêng đang là ngành đang phát triển “nóng”, nhu cầu về nguồn nhân lực đào tạo chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn hành nghề quốc tế hiện đang thiếu hụt trầm trọng. Đặc biệt ở Việt Nam, sinh viên ra trường rất ít được tiếp cận với ngành này. Có doanh nghiệp Logistics nước ngoài gần cả năm không tuyển dụng được vị trí Airfreight manager (quản lý vận tải hàng không), buộc phải điều động nhân sự từ Singapore sang.

1. Ngành nghề thu nhập hấp dẫn

Với sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực logistics cũng như sự hiểu biết của DN về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là nhân tố ưu tiên hàng đầu của các DN. Chính vì vậy, thu nhập của những người làm nghề này khá cao. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, lao động làm ở vị trí nhân viên lương từ 300 USD trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.000 USD trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 3.000 USD (nguồn DHB International.,JSC).

 
a2

Tại Úc, thu nhập trung bình của một chuyên gia vận tải hàng không là 92.400 AUD/tháng (khoảng hơn 2 tỷ VNĐ). Số lao động làm việc trong lĩnh vực này năm 2012 là 13.700 người và dự kiến giảm xuống còn 13.000 người vào năm 2017 do một số lượng lớn lao động về hưu. Trong vòng 5 năm tới, số lượng việc làm được dự báo tăng ở mức trung bình (từ 10.001 đến 25.000 việc làm). 86,1% chuyên gia vận tải hàng không tại Úc làm việc toàn thời gian với số giờ làm việc trung bình trong tuần thấp 35,4 giờ/tuần (so với mức trung bình các ngành nghề khác là 41,3 giờ/tuần). Tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này cũng rất thấp (Theo: Joboutlook.gov.au/)

2. Bạn có đủ tố chất để theo ngành học này?

Khác với những ngành nghề yêu cầu năng khiếu hoặc khả năng đặc biệt trong một lỉnh vực nào đó, logistics không cần lao động chuyên biệt về tài năng mà chỉ cần ở họ sự cần cù lao động, sự chính xác trong công việc và sự tiếp thu nhanh chóng công nghệ trong quá trình làm việc. Vì đặc thù của logistics thường gắn liền với máy tính nên đòi hỏi người lao động phải trau dồi kĩ năng tin học và các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho công việc. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa, việc thông tin chính xác và thời gian đúng hạn là những nhân tố quan trọng làm cho doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn và có ưu thế hơn trên thương trường.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, yêu cầu chung đối với những người làm việc trong giao nhận vận tải hàng không đòi hỏi bắt buộc phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu; có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu; các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế; thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế; có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, …

 a3

3. Các cơ sở đào tạo ngành Logistics:

Tại Việt Nam, vì đây là ngành còn khá mới nên không có nhiều cơ sở đào tạo. Một vài cơ sở đào tạo uy tín mà chúng tôi tìm hiểu được là Trung tâm đào tạo Logistics của Học viện Hàng không Việt Nam, Trung tâm đào tạo Logistics Đại học Hàng hải Việt Nam, viện đào tạo Logistics của Đại học GTVT, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế TP. HCM…

Nếu bạn chọn con đường du học thì trên thế giới có nhiều nơi đào tạo ngành logistics rất tốt, có thể kể đến Úc với ĐH Nam Úc (UniSA), ĐH RMIT, ĐH Victoria, ĐH Griffith, ĐH Curtin. Ngoài ra Anh, Mỹ, Singapore cũng là những quốc gia nổi trội về đào tạo ngành Logistics.

II. Nhóm nghề kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông:

Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt ở khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay hoạt động an toàn là công việc của những kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.

Các kỹ sư điện, điện tử, viễn thông có thể tìm thấy những công việc hấp dẫn với mức lương cao trong ngành hàng không ở các vị trí: Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng không, Kỹ thuật thiết bị dẫn đường hàng không, Kỹ thuật thiết bị radar hàng không, Kỹ thuật điện cảng hàng không.

Học Điện tử viễn thông ở đâu?

Câu hỏi này tưởng chừng là thừa thãi, đương nhiên là học ở các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy chuyên ngành này. Nhưng nếu chỉ học trên giảng đường không thôi, các bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội bên ngoài xã hôi để trang bị thêm kiến thức, tay nghề cho bản thân mình.

  1. Học ở trường lớp:

Tại Việt Nam các bạn có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học kỹ thuật khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến các trường đại học kỹ thuật nổi tiếng như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, Học viện Bưu chính viễn thông v.v…

 a4

Bên cạnh việc học trong nước, nếu có điều kiện, tại sao bạn không học ngành Điện tử Viễn thông ở những quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Singapore…? Tại những quốc gia phát triển này, bạn sẽ được đào tạo bài bản cả về lí thuyết và thực hành, được tiếp xúc với thiết bị và công nghệ hàng đầu thế giới. Là một trong những ngành phổ biến trên toàn cầu, Điện tử Viễn thông mở ra rất nhiều cơ hội nghiên cứu sâu tại các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Các ngành học quen thuộc, từ Kỹ thuật máy tính (computer engineering), Khoa học máy tính (computer science), Kỹ thuật điện tử (electrical engineering) cho đến Khoa học thông tin (information science). Đó là cơ hội thực sự cho bạn có khả năng phát triển sâu hơn về ngành nghề.

a5
2. Học ở thế giới ảo:

Chúng ta không thể không nhắc đến môi trường học tập phong phú và đầy đủ thông tin: học tập trên mạng. Học tập trên mạng có nhiều hình thức khác nhau: bạn có thể đăng kí các khoá học trực tuyến (online), hoặc có thể tự học từ những nguồn tài liệu bổ ích luôn sẵn có. Cũng trên môi trường mạng, một cách học tập và trao đổi kinh nghiệm rất tốt là tham gia vào các diễn đàn (forum) về Điện tử Viễn thông. Tại đây, bạn sẽ gặp những người có chung hoài bão và niềm say mê với bạn, từ những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực này cho đến những chuyên gia. Những vấn đề, rắc rối của từng cá nhân hoặc nhóm sẽ được đưa ra để nhiều “cái đầu” cùng suy nghĩ và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Cũng tại diễn đàn này những thông tin công nghệ, ứng dụng mới trong ngành luôn được cập nhất liên tục.

Một số địa chỉ website bạn nên tham khảo để hiểu sâu hơn ngành Điện tử – Viễn thông. Phần lớn là trang của nước ngoài, các bạn có thể vừa nâng cao kỹ năng nghiên cứu tài liệu tiếng nước ngoài, vừa trau dồi thêm kiến thức cho mình. Một công đôi việc rất hữu ích:

a6

3. Học tại các hãng Điện tử Viễn thông

Các bạn cũng nên tìm hiểu những chương trình đào tạo của các hãng Điện tử Viễn thông lớn trên thế giới. Việc học tập này không đòi hỏi ở bạn nền tảng cơ bản về chuyên ngành mà vẫn có cơ hội trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Cách học này đang rất phổ biến. Bạn sẻ được tiếp xúc nhiều với các thiết bị thực tế. Khi tốt nghiệp khoá học, bạn có thể bắt tay ngay vào công việc. Các công ty nơi bạn làm việc sẽ không tốn thời gian và tiền của để đào tạo nhân viên mới làm quen với thực tế và phương pháp làm việc.

 

Các bạn hãy lựa chọn cho mình những hình thức, phương pháp học phù hợp nhất trên đây. Chúc các bạn sẽ trở thành những kĩ sư Điện tử Viễn thông giỏi sau này.

 

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập ngành hàng không tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành hàng không cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Đón xem Kỳ 4: Các địa chỉ đào tạo hàng không uy tín trên thế giới

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh 

 

 

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng”

Gần như 100% kỹ sư nông nghiệp ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao, trong khi đó không ít bạn trẻ lại “né” những ngành học…

Kỳ 1: Nghề Nông- Không bao giờ lo đói hay thất nghiệp

Hiện nay, nỗi lo thất nghiệp đang ám ảnh nhiều người, nhưng nó không ám ảnh nhiều nghề. Tại sao lại có nhận định như vậy? Theo báo cáo điều…

Kỳ 4: Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc cộng đồng đang có xu hướng tăng cao

Vai trò của dịch vụ chăm sóc cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng trong việc làm gia tăng chất lượng cuộc sống, điều mà quốc gia nào cũng hướng tới khi phát triển chính sách

Kỳ 3: Nghề chăm sóc người già và trẻ em tại Úc – Cơ hội định cư

Việc làm cho những người chăm sóc trẻ em dự kiến ​​sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong năm 2016-2017. Số lượng lao động trong nghề này rất lớn 115.100 người (số liệu tháng 11/2011, tăng 18,8% so với năm 2006)

Kỳ 2: Dịch vụ công tác xã hội- Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Tại nhiều nước, các dịch vụ xã hội (DVXH) đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ

Kỳ 1: Nghề công tác xã hội: Thiếu nhân lực “có nghề”

Nghề công tác xã hội (CTXH) là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn