09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 3: Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng

Thứ Sáu - 12/04/2013

Ở nghĩa rộng, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói đến thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên… Ở nghĩa hẹp hơn, nói đến nghề luật chúng ta nói đến nghề luật sư. Nghề luật sư được cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật. Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Luật sư là những người được trọng vọng trong xã hội bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.

 Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Các hình thức hành nghề luật sư ở mỗi nước là khác nhau. Sau đây ta hãy cùng tìm hiểu các loại hình luật sư tại Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới:

 1. Nghề Luật sư ở Anh và Mỹ:

Nước Anh theo hệ thống luật án lệ (Common Law) và ở đây chỉ tồn tại hai hình thức hành nghề Luật sư: Luật sư tư vấn và Luật sư biện hộ. Luật sư tư vấn có quan hệ trực tiếp với khách hàng, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Còn luật sư biện hộ không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà chỉ biện hộ tại Toà án. Các Luật sư biện hộ có độc quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự. Các luật sư Anh có chung một cơ quan để sinh hoạt đó là Đoàn luật sư Luân Đôn. Về số lượng luật sư tư vấn đông hơn rất nhiều so với luật sư biện hộ và hành nghề trên toàn lãnh thổ nước Anh. Các luật sư tư vấn cũng đóng một vai trò nhất định trong các vụ kiện nhưng hoạt động chủ yếu của họ là thuộc lĩnh vực tư vấn pháp luật. Ngoài ra họ còn độc quyền trong một số lĩnh vực.

 Tại Mỹ, không có sự phân biệt giữa hai nghề luật sư như ở Anh. Ở đây tồn tại mô hình “một nghề luật duy nhất” theo đó luật sư có phạm vi hoạt động rất rộng và có hiệu quả. Chính vì vậy vai trò của các luật sư tại Mỹ là rất lớn. Luật sư tại Mỹ hành nghề tương đối tự do, được phép quảng cáo, chào hàng, có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực pháp luật, đây cũng là độc quyền của các luật sư. Các luật sư không có đối thủ cạnh tranh nào khác ngoài các đồng nghiệp của mình. Các chuyên viên kế toán hầu như không được tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực pháp luật. Nhưng cũng tại nước này đang có biểu hiện của một nền công lý mất cân đối: công lý của những người có tiền và công lý của những người nghèo.

 

2. Nghề Luật sư ở Pháp, Đức:

Hệ thống pháp luật của Pháp và Đức là hai điển hình cho mô hình đa ngành nghề tư pháp của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa (Civil Law). Hoạt động của luật sư ở Pháp và Đức rất giống nhau và các điều kiện trở thành luật sư về cơ bản cũng giống nhau. Tuy nhiên, chương trình đào tạo luật sư tại Đức dài hơn vì ngoài những kiến thức, kỹ năng của luật sư thì luật sư còn phải nghiên cứu cả kỹ năng tiến hành tố tụng của Thẩm phán. Mục đích của việc nghiên cứu nghiệp vụ của thẩm phán nhằm tạo ra một đội ngũ luật sư có khả năng phục vụ với tư cách một thẩm phán. Đây cũng chính là một điều kiện để được kết nạp vào đoàn luật sư.

 Trước khi kết nạp cũng phải trải qua một thời gian luật sư tập sự trong khoảng thời là 03 năm tại tổ chức Luật sư Châu Âu tại quốc gia đó. Ở Đức, muốn ghi tên vào một Đoàn luật sư, luật sư phải có giấy phép của cơ quan tư pháp địa phương nơi mình muốn đăng ký. Các luật sư trẻ mới vào nghề ở Đức có thể tự do lựa chọn Đoàn luật sư mà mình thích để ghi tên, không bắt buộc rằng Đoàn luật sư đó phải là nơi họ nhận bằng. Mặc dù các quy chế hành nghề không giống nhau nhưng nói chung các luật sư ở Pháp và Đức có thể hành nghề một cách độc lập hay theo nhiều hình thức nhóm, hội khác nhau. Ngoài ra, luật sư có thể ký hợp đồng lao động với các Văn phòng luật sư, công ty luật, công ty luật hợp danh với tư cách là luật sư làm thuê.

 

 3. Nghề Luật sư ở Việt Nam:

Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế và xã hội, do sự hình thành muộn màng của nghề luật sư và các quy định về hành nghề luật sư nên hệ thống pháp luật về nghề luật sư và hành nghề luật sư chưa được hoàn chỉnh cần bổ sung và hoàn thiện một cách đồng bộ. Luật sư ở nước ta hiện nay còn đang thiếu và  mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50 % tổng số luật sư toàn quốc.

 Về phạm vi hành nghề, theo quy định của Pháp lệnh luật sư thì luật sư được phép tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay. Luật Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, tư vấn pháp luật cũng là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài…

 Nếu như trước kia Luật sư chỉ được phép hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) thì hiện nay họ được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

 

 Luật sư của các nước dù là theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chuyên môn hoá một lĩnh vực cụ thể. Chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến tên gọi “luật sư hình sự”,”luật sư về thừa kế”, “luật sư về hôn nhân & gia đình”, “luật sư về ngân hàng”, “luật sư về chứng khoán”, “luật sư về bảo hiểm”, “luật sư về bất động sản”, thậm chí có “luật sư về bồi thường thiệt hại”, “luật sư chuyên về tai nạn giao thông”…. Cơ hội việc làm của ngành luật ngày càng rộng mở bởi có rất nhiều nghề, rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đến những người có kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tham gia nhiều hiệp hội quốc tế nên càng cần nhiều nhân lực cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với toàn cầu này.

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập nghề luật sư tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Học để trở thành luật sư: tại đây

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Đón xem Kỳ 4: Những Luật sư nổi tiếng có thu nhập “khủng”

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

 Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Bài viết liên quan

Những nhóm ngành STEM hot nhất nước Mỹ hiện nay

Nhóm ngành STEM bao gồm những nhóm ngành liên quan chủ yếu đến các ngành: Khoa học (Science) – Công nghệ (Technology) – Kỹ thuật (Engineering) – Toán học (Mathematics)….

Khai thác mỏ: Cơ hội làm việc ở nước ngoài với thu nhập “khủng”

Khai thác mỏ là một ngành công nghiệp đặc thù cần lao động được đào tạo chuyên nghiệp và chuyên sâu. Công việc này đòi hỏi thời gian làm việc dài ngày, tại các địa điểm xa xôi và có thể ở trong những điều kiện làm việc nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, những lợi ích tài chính mà nó mang lại cũng rất đáng kinh ngạc.

Học ngành Xây dựng, Kỹ thuật- Làm việc trên toàn cầu

ĐH Monash để lại dấu ấn với ngành Kỹ thuật: Đại học Monash vừa được trao tặng 5 triệu đô bởi Hội đồng nghiên cứu Úc để thúc đẩy sự…

Jobted- Website tìm kiếm việc làm trực tuyến miễn phí tại Úc

https://au.jobted.com/ Nếu bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc làm tại Úc thì Jobted (trước kia là Jobbydoo) là địa chỉ hữu ích dành cho bạn: Danh sách công việc…

CNTT giúp thay đổi số phận con người – Học ngành này tại ngôi trường Top 100 thế giới

Khoa công nghệ thông tin của Đại học Monash tham gia nhiều nghiên cứu đẳng cấp thế giới trên một loạt các lĩnh vực, từ các khía cạnh xã hội cho đến các giải pháp kỹ thuật tiên tiến.

Đại học Monash và Monash College: Xây dựng các kỹ năng lãnh đạo, sẵn sàng làm việc ngay từ đầu

Sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật của Monash College gặp gỡ và được Phó Chủ nhiệm Khoa Kỹ sư, Giáo sư Gary Codner hướng dẫn về chương trình lãnh đạo kỹ thuật uy tín của khoa mang tên ” Lãnh đạo trong môi trường công nghệ” (LITE).

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn