09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 3: Nghề đạo diễn – Nghề “hot” khó với?

Thứ Hai - 08/04/2013

Đạo diễn là một nghề hấp dẫn với các bạn trẻ yêu sáng tạo và thích thử thách. Nếu chọn cho mình nghề đạo diễn để theo đuổi, bạn đã tự đặt mình vào tầm ngắm của giới truyền thông.

 >> Kỳ 2: Nghề diễn viên điện ảnh- Có phải là một nghề đáng mơ ước?
 >> Nghệ thuật biểu diễn: Khởi nghiệp bằng niềm đam mê

Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các sản phẩm mà họ làm ra được số lượng lớn công chúng tiếp nhận. Đó là những sản phẩm tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nhận thức và thẩm mĩ của mọi người. Tuỳ theo mức độ thành công của tác phẩm, đạo diễn sẽ được tôn vinh xứng đáng trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Nhưng dường như con đường đi đến thành công của các bạn trẻ theo nghề đạo diễn vẫn còn rất nhiều gian nan và thử thách.

 Buổi ra mắt phim “Những công dân tập thể” của đạo diễn Vũ Trường Khoa


Buổi ra mắt phim “Những công dân tập thể” của đạo diễn Vũ Trường Khoa
 

 Nghề nào cũng có nỗi vất vả riêng. Với nghề đạo diễn, chủ yếu bạn phải tự học, tự quan sát những vấn đề, mọi thứ diễn ra xung quanh. Chính vì vậy, nó cũng đòi hỏi bạn phải hiểu biết nhiều kiến thức ở mọi lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Không chỉ có vậy, bạn phải luôn tìm ra các ý tưởng, khai thác khía cạnh mới để bộ phim của mình trở nên lạ lẫm hơn, tránh sự nhàm chán và bị chê là nhạt nhẽo. Với môi trường khắc nghiệt, nghề đạo diễn luôn đào thải những ai không đủ khả năng đi tiếp trong cuộc hành trình đến với thành công.

 Nghề của sinh viên có tiền:

 Bởi nếu xác định theo đuổi nghề đạo diễn thì đầu tiên bạn phải có chút “vốn” để phục vụ cho quá trình học tập. Để làm được một bộ phim không hề dễ dàng, nhất là với các bạn sinh viên. Làm phim luôn kéo theo những thứ như sản xuất, thuê diễn viên, thuê thiết bị, đạo cụ, lấy bối cảnh… Và những chi phí như vậy phần lớn là các bạn đều phải xin gia đình, còn lại là tự tích góp hoặc phải chạy khắp nơi xin tài trợ.

 Bạn Nguyễn Đức Nguyên – hiện đang là sinh viên năm thứ nhất khoa Đạo diễn trường ĐH SKĐA Hà Nội cho biết: “Mỗi năm trung bình thầy giao cho bọn em 1-2 bài, nếu làm chơi bời thì mất tầm mấy trăm nghìn cũng xong, nhưng ít ai làm kiểu đấy. Còn nếu muốn hay, đẹp thì phải chịu khó đầu tư thiết bị, diễn viên và tất nhiên sẽ mất nhiều tiền hơn. Mỗi bộ phim như vậy trung bình bọn em mất khoảng 10 triệu đồng”.

 Để có thể làm được một tác phẩm ấn tượng, nhiều bạn sẵn sàng bỏ ra khoản tiền không nhỏ phục vụ cho học tập. Hiện đang là sinh viên năm thứ 3 trường ĐH SKĐA Hà Nội, Trần Thanh Bình cho biết: “Em đang làm một bộ phim dài khoảng 30 phút, dự tính sẽ hết gần 40 triệu. Em còn đang chuẩn bị tiền để năm sau tốt nghiệp, cũng mất khoảng trăm triệu nữa”.

 Đam mê nhưng không phải bạn nào cũng theo được nghề.

 
Đam mê nhưng không phải bạn nào cũng theo được nghề.

Có thể nói nghề đạo diễn khá là “bạc” đối với những ai không thực sự tài giỏi. Bởi sau khi đầu tư thời gian, công sức, tiền của trong suốt mấy năm trời để rồi nhiều người sau khi tốt nghiệp thì lại không biết làm gì. Có người thì làm tự do, họ tự học hỏi rồi xin vào chân lon ton cho các đoàn phim, biết đâu có ngày lên trợ lý, đạo diễn. Có người thì chuyển sang làm quay phim hoặc thậm chí còn có người bỏ luôn nghề, đi làm kinh doanh. Còn đối với những người có năng lực thực sự thì có thể làm ở đài truyền hình, xưởng phim hay tự bỏ tiền để làm phim trình chiếu cho khán giả.

 Thu nhập nghề đạo diễn tại Mỹ:

 Tại kinh đô điện ảnh Hollywood, đạo diễn phim là nghề hái ra tiền và không khó để trở thành triệu phú. Một đạo diễn tân binh có thể phải “giật gấu vá vai” để mong có ngày làm nên một tác phẩm điện ảnh “ra tấm ra món”, còn đối với đạo diễn đã có kinh nghiệm, họ sẽ được trả thù lao theo quy định của Hiệp hội Đạo diễn Hoa Kỳ (DGA). Theo quy định năm 2012 của DGA – đối với phim kinh phí lớn từ khoảng hơn 11 triệu USD, đạo diễn tham gia quá trình làm phim trong một tuần sẽ có mức thù lao thấp nhất là 16.508 USD (khoảng 350 triệu đồng), và 11.791 USD cho đạo diễn thể loại phim ngắn hoặc phim tài liệu. Với những đạo diễn có số thời gian tham gia sản xuất phim trong nhiều tuần, mức thù lao sẽ là 4.127 USD/ngày (khoảng 85 triệu đồng); với đạo diễn phim tài liệu hay phim ngắn sẽ hưởng mức thù lao 2.948 USD/ngày (khoảng 61 triệu đồng).

 Tạp chí Vanity Fair thống kê Top ngôi sao Hollywood có thu nhập cao nhất năm 2011 cho thấy, mức thù lao cao nhất của một đạo diễn phim Hollywood rơi vào trong khoảng từ 13 – 257 triệu USD/năm. Dẫn chứng về các đạo diễn có mức thu nhập trên, tờ Vanity Fair liệt kê bộ ba đạo diễn tên tuổi tiêu biểu nhất gồm James Cameroon dẫn đầu với 257 triệu USD thu nhập năm 2010 cho siêu phẩm 3D Avatar, Steven Spielberg về thứ hai với 80 triệu USD, Christoppher Nolan sở hữu nguồn tài sản 71.5 triệu USD từ phim Inception.

 

Từ trái qua: Steven Spielberg, James Cameron và Peter Jackson.
 
Từ trái qua: Steven Spielberg, James Cameron và Peter Jackson.

 Theo con số báo cáo của Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) vào tháng 5/2011, lương trung bình của một đạo diễn phim và sản xuất phim trong ngành công nghiệp điện ảnh và video clip kiếm được từ 92.220 – 115.920 USD/năm (khoảng 1,9 – 2,3 tỷ đồng). Riêng đối với đạo diễn, nhà sản xuất của mảng truyền hình và phát thanh lại có mức trung bình là 69.540 USD/năm. Trong đó 10% các đạo diễn có thu nhập thấp nhất là 32.010 USD/năm và top 10% có thu nhập ngoại hạng là 187.199 USD/năm. Những đạo diễn có thu nhập cao nhất chính là người có danh tiếng lớn và nhờ vậy, họ thường được hưởng thêm phần trăm từ doanh thu phát hành đĩa DVD cũng như các hệ thống phân phối phim.

 Con số dự báo của Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ đạo diễn phim và sản xuất phim trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020 sẽ tăng khoảng 11%, con số tăng trưởng này hài hòa với tỷ lệ tăng trung bình của tất cả các lĩnh vực ngành nghề khác. Tỷ lệ trên được đưa ra dựa trên nhu cầu xem phim tăng của xã hội. Về học vấn các đạo diễn cũng không có yêu cầu về trường lớp cụ thể, mặc dù không ít người trong số họ có bằng cử nhân và thậm chí là cao hơn, nhưng cũng có những người đi lên từ kinh nghiệm viết kịch bản hay diễn xuất trước khi lấn sân sang lĩnh vực đạo diễn.

 Đào tạo đạo diễn tại Việt Nam và nước ngoài:

 Ở Việt Nam chúng ta có hai cơ sở đào tạo ngành đạo diễn chính trong nước là: Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, Trường Cao đẳng Sân khấu & Điện ảnh Tp. Hồ Chí Minh. Gần đây, có khoa Báo Chí của Phân viện Báo chí Tuyên truyền hoặc Khoa Báo Chí của Trường Đại học KHXH&NV đào tạo cử nhân Báo chí, cũng có thể tham gia và công việc đao diễn truyền hình. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có một trường Đại học nào chuyên đào tạo về nghề Đạo diễn các chương trình truyền hình một cách chuyên nghiệp.

 Con đường học đạo diễn ở nước ngoài phần lớn là du học tự túc do hầu hết các trường lớn trên thế giới đào tạo về lĩnh vực đạo diễn không cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên vấn đề tài chính có thể được giải quyết bằng việc các bạn tìm kiếm học bổng, tài trợ từ các tổ chức hỗ trợ đào tạo điện ảnh của nước ngoài tại Việt Nam, từ các đại sứ quán v.v… Điều kiện tiên quyết là bạn phải có khả năng ngoại ngữ tốt, kế đến là có năng khiếu về ngành này.

 Có nhiều trường đại học đào tạo nghề đạo diễn có uy tín trên thế giới như:

 

Du học là cơ hội hiếm có để tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, cập nhập và bắt kịp sự phát triển của điện ảnh quốc tế. Với công nghệ hiện đại, môi trường đào tạo chuyên nghiệp và trong quá trình học có cơ hội tiếp xúc với công nghệ làm phim từ các nước tiên tiến…, hình thức du học đang rất có sức hút với học sinh Việt Nam. “Không có học bổng nhưng cơ hội để làm thêm, kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí cũng giúp du học sinh giải quyết được phần nào vấn đề tài chính”, Đạo diễn trẻ Tô Thanh Trường- đang học tại ĐH Southern California, chia sẻ. 

 

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập trong lĩnh vực TKĐH tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 
Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Đón xem Kỳ 4: Tìm hiểu nghề múa, khiêu vũ

 

Nhóm du học sinh ngành Đạo diễn tại Mỹ &

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Bài viết liên quan

Lộ trình trở thành bác sỹ tâm lý tại Western Sydney University

I. Tại sao Western Sydney là địa điểm lý tưởng du học ngành Psychology? Diện tích gần gấp 3 lần diện tích TP.HCM – hiện là trọng tâm kinh tế…

Học IT tại Monash University: Nhắm lương khủng, đãi ngộ tốt- thăng tiến nhanh!

Nhận lương “khủng”, đãi ngộ tốt, cơ hội thăng tiến, học ngành IT thời này là mong muốn của hầu hết mọi người. Với dân IT, những điều này không…

Giải mã ngành Hospitality cùng SEG- Học bổng khủng 40%

Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Quản Trị Du Lịch- Nhà Hàng- Khách Sạn thì bạn không thể bỏ qua Thụy Sĩ, và các trường Đại…

Du học Anh Quốc và những điều ít ai biết: Ngành gì? Trường nào? Ở lại Anh Quốc hay về VN?

“Mắt thấy tai nghe” từ người trong ngành, chắc chắn team UK không thể bỏ lỡ cơ hội du học và định hướng tương lai! I. Webinar_Live 29/10/2021: Ngành gì?…

Úc: thiếu trầm trọng nhân lực Ngành Quản trị Khách sạn- Du lịch – Sinh viên được làm thêm nhiều giờ- học & thực hành có trả lương

Làm việc tích lũy kinh nghiệm và có thu nhập ngay trong khi học, cùng với cơ hội việc làm rộng mở trên toàn cầu và không chỉ bó hẹp…

Học quản trị Nhà hàng- Khách sạn- Du lịch: Lương thực tập cao- làm việc trên toàn cầu!

Quản trị Nhà hàng- Khách sạn- Du lịch, 100% là ngành học không bao giờ “lỗi thời”, mức tăng trưởng của ngành cao, thăng tiến cá nhân nhanh và dễ…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn