09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 5: Bác sỹ thú y – Lương cao hơn Bác sỹ cho người?

Thứ Sáu - 14/06/2013

Nếu bạn yêu thích động vật và khoa học, bạn có thể muốn trở thành một bác sĩ thú y (BSTY).

I. Vai trò và công việc của Bác sỹ thú y:

Ngày nay, tình hình dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người ở nhiều nơi rất khó kiểm soát, gây những tác hại khó lường do đó nghề Thú y có vai trò quan trọng không kém nghề Nhân y góp phần đẩy lùi những đại dịch. Với những kiến thức về thú y học cơ bản (giải phẫu thú y, tổ chức phôi thai học, sinh lý học…); thú y học chuyên ngành (vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng, phẫu thuật ngoại khoa, dược lý thú y, độc chất học v.v.), BSTY tham gia vào mạng lưới phòng chống dịch bệnh động vật nông nghiệp, động vật cảnh (thú cưng); an toàn thực phẩm và phòng bệnh cho người.

 a1

Nhân y cứu người còn thú y cứu cả nhân loại!

 Ở hầu hết các nước, danh hiệu BSTY dành cho những người đã qua quá trình đào tạo chính quy tại các trường Đại học thú y hay các khoa thú y của một trường đại học đa ngành hoặc đại học tổng hợp. Trong nghề thú y có nhiều loại công việc như: phòng, chữa bệnh, xét nghiệm… Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có nhiều lựa chọn về việc làm, bao gồm làm việc trong một phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng; trong ngành chăn nuôi gia súc, trang trại và kiểm soát dịch bệnh; trong các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành. Ở nhiều nước, BSTY còn có mặt trong các cơ quan an ninh với nhiệm vụ khám chữa bênh cho các động vật phục phụ an ninh quốc phòng như ngựa, chó nghiệp vụ hay các công việc nghiên cứu phòn chống vũ khí sinh học.

 II. Điều kiện làm việc của Bác sỹ thú y tại nước ngoài:

Ở nước ngoài, phần lớn các BSTY đều làm việc trong lĩnh vực điều trị thú cưng bao gồm chó, mèo, chuột nhảy (gerbil), chỉ có một số ít tập trung vào các động vật lớn như cừu, bò, ngựa, … Theo số liệu của Cục thống kê lao động Mỹ, có 81% BSTY làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ thú y hay các phòng khám tư nhân. Những người khác làm việc tại các trường cao đẳng hoặc đại học, các phòng thí nghiệm và nghiên cứu y tế của tư nhân hoặc liên bang, tiểu bang hay chính quyền địa phương. Khoảng 9% là tự kinh doanh.

 Việc làm của bác sĩ cho thú cưng dự kiến ​​sẽ tăng 36% từ 2010 đến 2020, nhanh hơn rất nhiều so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề tại Mỹ. Sự cần thiết của BSTY sẽ tăng lên để theo kịp với nhu cầu của số lượng thú cưng ngày càng tăng. Nhiều người cho rằng thú cưng cũng là một thành viên của gia đình của họ và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho việc chăm sóc chúng. Bên cạnh đó, ngành thú y đã có những bước tiến đáng kể, và nhiều dịch vụ thú y ngày nay phát triển sánh ngang với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con người, trong đó có cả phương pháp điều trị ung thư, ghép thận…

 a2

Không một nơi nào trên nước Mỹ không có các phòng khám thú y

 Mặc dù công việc trong lĩnh vực chăm sóc động vật lớn tại trang trại không phát triển một cách nhanh chóng như chăm sóc thú cưng, tuy nhiên vẫn có rất nhiều việc làm và cơ hội cũng sẽ tốt hơn do ít sự cạnh tranh hơn. Trong tương lai cũng sẽ có nhiều cơ hội tuyệt vời cho công việc BSTY của chính phủ trong công tác an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật và con người.

 Trong Top 25 công việc tốt nhất năm 2013 do tạp chí US News & World Report công bố, BSTY xếp ở vị trí số 12 với mức lương trung bình 82.900 USD/năm và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp 0,6%. Nhóm những BSTY được trả lương cao nhất có thể lên tới 141.680 USD/năm, thấp hơn so với các bác sỹ nhân y với lương trung bình là 183.170 USD/năm. Những thành phố của Mỹ trả mức lương cao nhất cho BSTY là New Haven, bang Connecticut; Lakeland-Winter Haven, bang Florida, và Newark, bang New Jersey.

 III. Việc đào tạo và cấp bằng Bác sỹ thú y ở nước ngoài

 Để trở thành BSTY không phải là một việc dễ dàng, điểm để được vào học tại trường đại học đào tạo chuyên ngành thú y cũng gần bằng điểm vào những trường đào tạo các ngành chữa bệnh cho con người. Thời gian học đại học thường kéo dài 6 năm trong đó có 2 năm học các kiến thức cơ bản và cơ sở (premedicine) và 4 năm đào tạo chuyên ngành. Do đặc thù của việc dạy và học nên chi phí để theo học và tốt nghiệp BSTY ở các nước phát triển thường cao. Chi phí cho thực hành (mua động vật thí nghiệm, hóa chất, dụng cụ và các bộ kít cho thí nghiệm) tốn kém nên học phí của sinh viên ngành thú y phải trả cao hơn mức học phí trung bình (thường mức học phí chỉ thấp hơn các ngành nghệ thuật, kiến trúc và tương đương học phí các ngành y, nha khoa, dược).

 Sau khi hoàn thành tất cả các môn học (lý thuyết và thực hành), sinh viên phải qua một kỳ thi quốc gia để lấy bằng BSTY. Chỉ những người qua được kỳ thi này mới được phép hành nghề thú y (được khám bệnh, chữa bệnh cho động vật, được mở phòng khám thú y, được quyền ký các giấy tờ liên quan đến dịch bệnh…). Quy định về chấp nhận bằng BSTY ở các nước cũng khác nhau. Những người có bằng của Anh và New Zealand thường được phép hành nghề tại Úc trong khi BSTY tốt nghiệp từ hầu hết các nước khác phải qua một kỳ thi tại Úc mới có thể được phép làm việc. Nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan… cũng có hệ thống công nhận tương đương bằng BSTY của nhau.

 a3

Thành công của BSTY phụ thuộc vào lòng yêu nghề và khả năng của mỗi người

 IV. Học ngành Thú y tại Úc:

Một văn bằng thú y của Úc bảo đảm cho sinh viên đủ tiêu chuẩn đăng ký hành nghề tại Úc, New Zealand và trong một số trường hợp được Hiệp Hội Thú Y Hoa Kỳ và trường Cao đẳng Thú Y Hoàng Gia tại Anh Quốc công nhận. Do đó, các bạn có thể chọn du học Úc để bắt đầu hoặc tiếp tục nghề nghiệp của bạn. Kinh nghiệm làm việc tại Úc cùng với một văn bằng được quốc tế công nhận sẽ là lợi thế lớn cho bạn khi xin việc sau này. Các trường Đại học cung cấp chương trình đào tạo ngành thú y từ Chứng chỉ IV (1 năm) đến chương trình cử nhân (5-6 năm), thạc sỹ (1-2 năm), tiến sỹ (3-4 năm):

  • Charles Sturt University
  • James Cook University
  • Murdoch University
  • University of Melbourne
  • University of Adelaide
  • University of Queensland
  • University of Sydney

 

 a4

Andrea, người Canada – Cựu du học sinh Đại Học Melbourne cho biết: “Với kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được khi còn là sinh viên ngành thú y, tôi cảm thấy tự tin rằng mình đã có một nền tảng vững chắc và những kỹ năng cần thiết để cho phép tôi vượt qua kỳ thi của Ủy Ban Thú Y Quốc Gia và hành nghề thú y ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Khóa học cho phép tôi khám phá nhiều lĩnh vực y học thú y bao gồm thực hành tổng quan, thực hành chuyên môn và nghiên cứu.

 

Các giảng viên cũng giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều.” Ban đầu Andrea tới Úc vì danh tiếng quốc tế và chương trình đào tạo đa dạng của trường đại học mà cô lựa chọn. Cô đã có kinh nghiệm làm việc tại Úc trong suốt thời gian bốn năm của khóa học. Những điều này đã giúp cô kiếm được việc làm khi quay về Bắc Mỹ.

 

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập của BSTY tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học CTXH tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Các Tổ chức thú y quốc tế:

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành Thú y cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

 

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anhĐỨC ANH A&T

 

 

 

 

Bài viết liên quan

ĐỂ TRỞ THÀNH “NGƯỜI BÁN HÀNG” AM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG

“Chỉ có sự đam mê mới thắp sáng được ngọn lửa kinh doanh nhưng cần hơn một sự đam mê để có thể làm văn hoá một cách nghiêm túc,…

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói   Có rất nhiều bạn cho rằng làm du lịch tức là “được” hoặc “phải” đi nhiều nơi,…

NGHỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: HỌC NGHỀ TỪ THUỞ CÒN THƠ…

Người trúng xổ số hay bị hỏi: bạn sẽ dùng tiền như thế nào? 100 người thì có 100 câu trả lời khác nhau và không ít trong số họ…

Làm việc theo nhóm trong môi trường học tập và việc làm

Đã có rất nhiều học sinh, sinh viên, công chức trẻ chia sẻ, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức và cách thức làm việc mới thì các bạn cũng…

Nghề Kỹ thuật tài chính thực hành (Financial Engineering)

Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu cùng độc giả về một nghề đang phát triển như vũ bão 30 năm gần đây: Financial Engineering – nghề Kỹ thuật…

Vì sao sinh viên kinh tế nên trải nghiệm thực tế?

Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sinh viên các ngành kinh tế muốn thành công trong những ngành rất “hot” tại doanh nghiệp phải…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn