09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 7: Để trở thành Luật sư giỏi

Thứ Năm - 25/04/2013

Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm phạm thuê Luật sư để bảo vệ không còn là một chuyện xa lạ với xã hội nữa. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong tiến trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

Để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức), người Luật sư còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

 a1

Lễ trao tặng danh hiệu “Hãng luật và Luật sư tiêu biểu 2012”

I. Những yếu tố giúp bạn trở thành một luật sư giỏi:

 1. Đạo đức nghề nghiệp:

Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thìnhất thiết bạn phải có đạo đức – chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có câu ví luật sư như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.

 2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:

Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay cùng 1 vài người bạn tập hợp lại để tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Một điều nữa là trước khi diễn thuyết, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói…

3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:

Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.

4. Ngoại ngữ:

Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở ViệtNam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng để rào cản ngôn ngữ mà hạn chế khả năng, cơ hội của mình.

 

a2 

Bà Christiane Feral Schuhl, Chủ nhiệm đoàn luật sư Paris chia sẻ thông tin

về nghề luật sư tại Pháp

 II. Kỹ năng và giá trị cần có của luật sư tại Mỹ:

Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo của Ban Giáo dục Pháp luật và Công nhận Luật sư của Hội Luật gia Hoa Kỳ vào năm 1992 đã đưa ra những kỹ năng và giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể hành nghề luật sư một cách thành thạo. Báo cáo này được công nhận trong toàn nước Mỹ như văn bản quan trọng trong vấn đề phát triển đội ngũ luật sư.

  • Các kỹ năng:

–  Giải quyết vấn đề;

–  Phân tích và suy luận pháp lý;

–  Nghiên cứu pháp luật;

–  Điều tra thực tế; giao tiếp;

–  Tư vấn;

–  Thương lượng;

–  Kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải quyết tranh chấp;

–  Tổ chức và quản lý công việc pháp lý;

–  Nhận biết và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức.

  • Các giá trị:

–  Đại diện theo đúng thẩm quyền;

–  Đấu tranh thúc đẩy công lý, công bằng và đạo đức;

  Tự phát triển về chuyên môn.

III. Một số gương mặt luật sư tiêu biểu trong và ngoài nước:

1. Luật sư Phạm Hồng Hải – Gương mặt “Người đương thời” :

Nhắc tới những luật sư nổi tiếng trong giại đoạn hiện nay thì không ai trong giới luật sư không biết đến Luật sư Phạm Hồng Hải, người từng gây tiếng vang vì đã bào chữa thành công cho các bị cáo trong vụ kỳ án nổi tiếng “Vụ án vườn điều” và nhiều vụ án “đình đám” khác của Việt Nam. Ông cũng là luật sư duy nhất của Việt Nam được phong hàm Phó giáo sư, là thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự.
 

a3

PGS – TS – Luật sư Phạm Hồng Hải

 Năm 2008, ông vinh dự được VTV chọn là gương mặt của “Người đương thời” và được đông đảo người dân Việt Nam biết đến. Với tất cả những thành công và sự nổi tiếng như vậy, có thể nói ông Phạm Hồng Hải là một hình mẫu mà bất cứ luật sư hay những người đang có ý định theo đuổi nghề này hướng tới. Theo PGS. TS. Luật sư Phạm Hồng Hải để trở thành một luật sư giỏi cần phải có những yếu tố sau đây:

  • Lòng say mê nghề nghiệp;
  • Có tri thức pháp luật bao gồm sự hiểu biêt về pháp luật và khả năng áp dụng chúng trong thực tiễn;
  • Có bản lĩnh vững vàng (bởi nghề luật sư là một nghề khó đồng thời cũng là một nghề nguy hiểm);
  • Có đạo đức nghề nghiệp (người luật sư phải có tấm lòng thương người, lòng vị tha và nhân đạo).

2. Trạng sư Nguyễn Thành Quang – Trạng sư trẻ làm rạng danh người Việt ở Úc

Nhiều người lầm tưởng Luật sư và Trạng sư là một, nhưng thật ra từ địa vị Luật sư (Solicitor) để tiến tới vai trò một Trạng sư (Barrister) là một đoạn đường không phải dễ dàng mà ai cũng có thể đạt được… Nguyễn Thành Quang năm nay đúng 30 tuổi, có lẽ là vị Trạng sư người Việt trẻ tuổi nhất trên nước Úc và là Trạng sư người Việt đầu tiên tại bang New South Wales. Anh đỗ hai bằng Cử nhân Luật và Kinh tế với hạng Tối Danh dự của trường Đại học New England và Đại học Sydney.

 

a5 

 Trạng sư Nguyễn Thành Quang trước đó đã được nhận bằng khen thưởng của Ban Tuyển Chọn Người Úc Gốc Việt Xuất Sắc năm 2002, của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc châu, do một số Hội Đoàn đề cử. Trạng sư Nguyễn Thành Quang đã nổi tiếng vì thành tích học tập, làm việc xuất sắc với tinh thần dấn thân, nhằm phục vụ đồng hương người Việt trên nước Úc.

 3. Luật sư Jimmy Nguyễn – 1 trong 500 luật sư hàng đầu của Mỹnăm 2008:

Jimmy Nguyễn sinh ra tại Sài Gòn năm 1973 trong một gia đình có bố là luật sư nổi tiếng. Gia đình anh sang Mỹ năm anh 2 tuổi và định cư tại miền Nam California. Anh tốt nghiệp đại học năm 19 tuổi và nhận thêm bằng cử nhân luật ở tuổi 22. Năm 2008, Jimmy được Lawdragon (tổ chức chuyên theo dõi và chấm điểm các luật sư trên thế giới) bình chọn là 1 trong 500 luật sư hàng đầu của Mỹ. Anh đã được chọn là 1 một trong 6 vị giám khảo sơ loại của cuộc thi Miss Universe trong 2 năm liền 2011 và 2012.

 

a6

Luâth sư Jimmy Nguyễn có nhiều thành tích nổi bật

 Jimmy là một luật sư chuyên về truyền thông và giải trí hàng đầu thế giới. Hiện tại, anh là thành viên của công ty luật Davis Wright Tremaine LLP và phụ trách các vấn đề về giải trí, truyền thông mới, sở hữu trí tuệ, quảng cáo và các vấn đề công nghệ. Anh được coi là chuyên gia xuất sắc trong các lĩnh vực liên quan đến Internet, truyền thông xã hội và các công nghệ truyền thông mới. Khách hàng của Jimmy gồm rất nhiều tập đoàn truyền thông lớn như BBC, CBS Hàn Quốc, chuỗi bán lẻ Hot Topic, Kia Motors America, tập đoàn Lego và Sony Computer Entertainment America.

 

Thông tin quan trọng:

1. Tìm kiếm các khóa học luật sư tại Úc, tại Canada, tạiAnh, tại Mỹ, tại New Zealand

2. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

3. Học để trở thành luật sư: tại đây

 
Những chỉ dẫn thêm về ngành luật cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại: www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 Đón xem Kỳ 8: Những Chánh án gốc Việt nổi tiếng trên thế giới.

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Ngành xây dựng tại Anh và Canada – Cơ hội nào cho thanh niên Việt Nam (Kỳ 2)

I. Triển vọng ngành xây dựng tại Anh giai đoạn 2012-2016: Ngày 18/7/2012, Chính phủ Anh đã quyết định hỗ trợ 40 tỷ bảng Anh (62 tỷ USD) như “khoản…

Kiểm toán: nghề Hot – Hiếm- Thu nhập cao

Nghề nào mà chỉ có hai mùa “Mùa bận và mùa… rất bận”? Thu nhập cao, điều kiện là việc tốt, được đi đến nhiều nơi khác nhau trên đất…

HỌC VÀ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

Nghề kiểm toán: điều kiện là việc tốt, được đi đến nhiều nơi khác nhau trên đất nước, ở khách sạn, ăn cơm khách, làm việc với các con số,…

Nghiên cứu và khảo sát thị trường: triển vọng nghề nghiệp mới

Theo quy luật 80/20 (quy luật thiểu số quan trọng và phân bố nhân tố) của Pareto thì 80% lợi nhuận của công ty được mang lại bởi 20% sản…

HỌC TẬP – VIỆC LÀM – THU NHẬP NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI

Du lịch từ lâu vốn được coi là ngành công nghiệp không khói, mỗi năm đóng góp không nhỏ vào GDP các nước. Tuy hiện tại, kinh tế nhiều nơi…

MBA – Chìa khóa mở cánh cửa thành công

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ngày một…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn