09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 8: Những Chánh án gốc Việt nổi tiếng trên thế giới

Thứ Bảy - 04/05/2013

Chức danh thẩm phán được dùng chỉ người có thẩm quyền xét xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật.

I. Phân biệt Chánh án với Thẩm phán:

 Chánh án là một chức danh nhà nước được dùng để chỉ một người đứng đầu cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, TAND cấp tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương), TAND cấp quận/huyện, các tòa án quân sự và các Toà án khác do luật định. Chức danh thẩm phán được dùng chỉ người có thẩm quyền xét xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật.

 “Khi xét xử, thẩm phán độc lập, chỉ tuân thủ pháp luật”, Chánh án có quyền kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không. Khi Chánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án được gọi là thẩm phán của phiên tòa (với điều kiện chánh án phải được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Thông thường Chánh án đều được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán).

 
a1

 Quy định về bổ nhiệm và bãi nhiệm:

  • Chánh án TAND Tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án TAND Tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
  • Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án TAND Tối cao. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án, Thẩm phán TAND Tối cao là 5 năm.

 Thu nhập:

 Chánh án là một chức danh nhà nước nên lương bổng và các khoản phụ cấp khác sẽ do nhà nước chi trả theo quy định. Các quốc gia khác nhau thì cũng có các quy định khác nhau về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Chánh án kéo theo mức thu nhập cũng khác nhau. Thu nhập của các quan chức trên thế giới luôn là một vấn đề nhạy cảm và thường không được công bố vì nhiều lý do. Tuy nhiên, dưới đây là những thông tin về thu nhập của Chánh án Tòa án tối cao tại các quốc gia phát triển được công khai rộng rãi.

 

a2 

So sánh thu nhập của Chánh án Tòa án tối cao tại các quốc gia phát triển

 

 II. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Tòa án tại Việt Nam:

 1. Thẩm quyền quản lý hành chính:

 Trong lĩnh vực quản lý hành chính thì Chánh án TAND tối cao chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tổ chức, điều hành toàn bộ bộ máy giúp việc trong TAND tối cao cũng như tại các TAND địa phương. Đối với công tác xét xử là công tác trọng tâm của ngành Toà án thì Chánh án TAND tối cao lãnh đạo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tổ chức tốt công tác xét xử trong toàn Ngành cũng như có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí trong phạm vi trách nhiệm của Ngành.

 2. Thẩm quyền tố tụng hình sự:

  • Tổ chức công tác xét xử thuộc thẩm quyền của Toà án;
  • Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử; quyết định phân công Thư ký Toà án tiến hành tố tụng đối với vụ việc;
  • Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án trước khi mở phiên toà;
  • Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà;
  • Ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định;
  • Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này.
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.

 II. Những Chánh án gốc Việt nổi tiếng trên thế giới:

 1. Chánh án Ngô Thanh Hải – Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ởCanada:

 Vào ngày 07/09/2012, lần đầu tiên một người gốc Việt được Thủ tướng Canada Stephen Harper chỉ định làm Thượng nghị sĩ, đại diện cho vùng Ottawa, đó là Chánh án Ngô Thanh Hải. Cách đây 5 năm, ông Ngô Thanh Hải cũng là một nhân vật được báo giới Canada chú ý tới khi là “Một người Canada gốc Việt đầu tiên được Thủ tướng Harper bổ nhiệm vào chức vụ Chánh án của tòa án Liên Bang Canada vào năm 2007, chuyên xử những vụ khiếu nại Quốc Tịch và Di Trú”.

 a3


Thẩm phán Ngô Thanh Hải (Bên phải, ngoài cùng)
 

 Thẩm phán Ngô Thanh Hải đã được bổ nhiệm vào chức vụ Chánh án chuyên về Di trú & Quốc Tịch tại Ottawa vào tháng 12 năm 2007. Trước đây, ông là Chủ Tịch Hội Ðồng Bảo Hiểm Nhân Sự tại Ottawa Ông Hải cũng đã làm việc nhiều năm trong ngành giáo dục tại Ottawa và trước đó ở Malaysia, Việt Nam. Ông cũng hoạt động rất tích cực trong các cộng đồng người Việt khắp Canada và các quốc gia khác; sáng lập và là cựu Chủ Tịch Hiệp Hội Người Việt Vô Vụ Lợi tại Ottawa; Chủ Tịch Cộng Ðồng Người Việt tại Ottawa và là Phó Chủ tịch Trung Tâm Ấn Ðịnh Bồi Thường Canada và Trung Tâm Tìm Việc Làm Cho Di Dân. Ông tốt nghiệp cử nhân giáo dục tại đại học Sorbonne, Pháp và Cao học ngành giáo dục đại học Ottawa,Canada.

 2. Nữ Chánh án Jacqueline Nguyễn, niềm tự hào của người Việt ở Mỹ

 Chánh Án Jacqueline Nguyễn được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào tòa liên bang hồi Tháng 7/2009. Năm tháng sau, bà được Thượng Viện chuẩn thuận với số phiếu tuyệt đối 97-0, trở thành chánh án gốc Việt đầu tiên trong hệ thống tòa liên bang Hoa Kỳ. Trước đó, bà là chánh án Tòa Thượng Thẩm California ở Los Angeles County.

 
a4
 
Chánh Án tòa liên bang vùng tại Los Angeles – Jacqueline Nguyễn
 

 Sinh ra tại miền Nam Việt Nam, Chánh Án Jacqueline Nguyễn đến Mỹ năm 1975 sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Bà tốt nghiệp cử nhân đại học Occidental College năm 1987, tốt nghiệp luật tại đại học UCLA năm 1991 và hành nghề luật cho tới năm 1995, trước khi trở thành công tố viên tại tòa liên bang Central District of California.

 Từ những kinh nghiệm thành công của mình, bà khuyên các bạn trẻ: “Tôi nghĩ rằng, những em nào đã định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đó là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng đừng quên hãy cho mình những cơ hội để nhìn ra thế giới xung quanh, biết đâu các em sẽ lại thấy được những điều khác còn hay hơn. Còn những em chưa xác định sẽ làm gì, cũng không sao. Hãy đi tìm những gì mình thực sự yêu thích, thực sự muốn theo đuổi, để làm động lực đi tới. Như trường hợp của chính mình, tôi đã tìm được công việc mà mình yêu thích, và điều đó còn quan trọng hơn cả tiền bạc kiếm được. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi cũng đã từng có một số quyết định không mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúc với quyết định của mình”.

 3. Miranda Du – Nữ luật sư gốc Việt làm chánh án tòa liên bang Mỹ:

 Theo thông báo do Nhà Trắng công bố hôm 2/8/2011, Tổng thống Obama khẳng định: “Miranda Du sẽ làm tăng uy tín cho tòa án liên bang tại bangNevada. Tôi rất cảm kích những gì bà đã làm vì cộng đồng suốt thời gian qua”.

 a5

Miranda Du được Tổng thống Mỹ đề cử làm chánh án tòa liên bang ở Las Vegas.

 

Thượng nghị sĩ Harry Reid thuộc Đảng Dân chủ, lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện Mỹ, là người đề nghị nữ luật sư Miranda Du với Tổng thống Obama. Ông Harry Reid nhận xét: “Miranda Du là một người hành nghề luật có kinh nghiệm, đặc biệt là chuyên sâu trong lĩnh vực tranh tụng. Bà biết rõ và sẵn sàng dấn thân vì cộng đồng tại Nevada. Từ thuở nhỏ, Miranda Du gặp nhiều khó khăn và trở thành một trường hợp thành công đáng ghi nhận. Tôi tin rằng Miranda Du sẽ là một chánh án liên bang giỏi và hy vọng bà sẽ nhanh chóng được thượng viện chấp thuận”. Nếu được thượng viện chuẩn thuận, nữ luật sư gốc Việt này sẽ là chánh án liên bang gốc châu Á đầu tiên trong lịch sử bang Nevada và là chánh án liên bang gốc Việt thứ hai tại Mỹ.

 Bà Miranda Du sinh năm 1970 và sang Mỹ năm 1979. Sau khi tốt nghiệp trung học, Miranda Du vào Trường Đại học California và tốt nghiệp vào năm 1991. Sau đó, bà học luật tại Đại học California và tốt nghiệp năm 1994, có bằng hành nghề luật tại bang California và Nevada. Bà cũng là thành viên Đoàn Luật sư Mỹ và là cộng sự của Công ty Luật McDonald Carano Wilson LLP, ở thành phố Reno thuộc bang Nevada. Theo tạp chí Super Lawyers số tháng 7-2009, bà Miranda Du chưa từng do dự khi quyết định trở thành luật sư dù cha mẹ thích bà chọn ngành sư phạm hay kỹ thuật hơn.

 

Thông tin quan trọng:

1. Thu nhập của các vị trí trong ngành tòa án tại Mỹ, tại Canada, tại Anh, tại Úc, tại New Zealand

2. Tìm kiếm các khóa học luật sư tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tạiNew Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành luật cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại: www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

ĐỂ TRỞ THÀNH “NGƯỜI BÁN HÀNG” AM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG

“Chỉ có sự đam mê mới thắp sáng được ngọn lửa kinh doanh nhưng cần hơn một sự đam mê để có thể làm văn hoá một cách nghiêm túc,…

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói   Có rất nhiều bạn cho rằng làm du lịch tức là “được” hoặc “phải” đi nhiều nơi,…

NGHỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: HỌC NGHỀ TỪ THUỞ CÒN THƠ…

Người trúng xổ số hay bị hỏi: bạn sẽ dùng tiền như thế nào? 100 người thì có 100 câu trả lời khác nhau và không ít trong số họ…

Làm việc theo nhóm trong môi trường học tập và việc làm

Đã có rất nhiều học sinh, sinh viên, công chức trẻ chia sẻ, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức và cách thức làm việc mới thì các bạn cũng…

Nghề Kỹ thuật tài chính thực hành (Financial Engineering)

Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu cùng độc giả về một nghề đang phát triển như vũ bão 30 năm gần đây: Financial Engineering – nghề Kỹ thuật…

Vì sao sinh viên kinh tế nên trải nghiệm thực tế?

Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sinh viên các ngành kinh tế muốn thành công trong những ngành rất “hot” tại doanh nghiệp phải…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn