09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Làm thế nào để học một ngoại ngữ mới hiệu quả?

Thứ Năm - 27/03/2014

“Để học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù và nỗ lực không biết mệt mỏi”. Sẽ có lúc bạn gặp những khó khăn và chán nản nhưng hãy kiên trì và nhớ một điều rằng chờ đợi phía cuối mỗi con đường là một phần thưởng xứng đáng.

Trong cuộc sống, đôi khi, bạn phải thốt lên hoặc nghe loáng thoáng ai đó nói rằng:

“Trời ơi! Sao anh ấy lại có năng khiếu học ngoại ngữ nhanh đến vậy” hoặc “cậu/cô ấy nói tiếng Anh thật chuẩn”.  

Bạn tò mò và thắc mắc không hiểu điều gì  khiến họ có học một ngôn ngữ mới giỏi đến vậy? Nhiều người nghĩ rằng đó là do “não bộ”? Xin thưa rằng chắc chắn là không phải. Tôi đã từng biết nhiều người rất thông minh và luôn đạt thành tích xuất sắc trong các nghiên cứu về mặt học thuật nhưng lại gặp phải rất nhiều khó khan khi học một ngôn ngữ mới. Một số khác cho rằng đó là “Năng khiếu”.  

Thực tế là có cả hàng tá lý do để trả lời cho vấn đề này. Hãy tin rằng những kỹ năng bạn sắp biết đến sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy một ngôn ngữ mới cũng giống như bất kỳ thứ gì bạn đã từng học và làm trong cuộc sống, Cho dù bạn là ai, dù bạn chưa từng cho rằng mình có “sở trường” về ngôn ngữ học hay không, chỉ cần sự quyết tâm và tập trung nhất định, thành công sẽ đến như một điều tất yếu! 

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, tôi và bạn hãy cùng thống nhất với nhau một điều rằng: “Để học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù và nỗ lực không biết mệt mỏi”. Sẽ có lúc bạn gặp những khó khăn và chán nản nhưng hãy kiên trì và nhớ một điều rằng chờ đợi phía cuối mỗi con đường là một phần thưởng xứng đáng. 

Hãy bắt đầu bằng những Tip cơ bản nhất nhưng cũng là nhưng điều dễ bị lầm tưởng nhất trong khi học ngoại ngữ. 

1. Tìm ra sự khác biệt trong cách phát âm riêng biệt cho từng ngôn ngữ.

Mọi ngôn ngữ đều có một cách riêng để tạo ra âm thanh. Một vài ký tự và chữ cái chúng ta nghĩ chúng ta đã biết nhưng lại được phát âm theo 1 cách hoàn toàn khác.

Hãy lấy ví dụ với âm t. Khi chúng ta nói từ “top” lưỡi của chúng ta được đặt ở một ví trí chính xác phía trên vòm miệng. Thử thay đổi âm “t” trong từ “top” bằng cách đẩy lưỡi bạn thụt vào hoặc tiến lên một chút. Bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa âm “t” được phát ra với mỗi vị trí đặt lưỡi của mình. Với âm “t” trong tiếng Pháp hay tiếng Tây Ba Nha, vị trí của lưỡi thường được đặt thụt vào trong một chút và ngược lại với tiếng Ấn Độ.   

Hãy nhớ rằng âm thanh được tạo ra do chuyển động kết hợp của môi, lưỡi, miệng và cách bạn nói tiếng Việt chỉ là một trong những cách để tạo ra âm thanh. Để học một ngôn ngữ đồng nghĩa với việc bạn phải đặt những thói quen cũ sang một bên và dậy cho mồm mình những chuyển động mới.

Ngoài ra, chú trọng đến âm/ngữ điệu (cách lên hay xuống giọng và ngắt câu phù hợp với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt) cũng là một điều quan trọng mà người học một ngôn ngữ mới cần chú ý.

Ví dụ: Người Anh thường có khuynh hướng hạ thấp giọng vào những quãng cuối của mỗi câu hỏi trong khi người Mỹ thì ngược lại.

Chỉ có MỘT và chỉ một cách duy nhất để rèn luyện cách phát âm và ngữ điệu đó chính là nghe thật nhiều. Bạn có thể xem TV, nghe thời sự, bản tin, Youtube, các chương trình bạn yêu thích… Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cho mình những đoạn ghi âm hội thoại và thực hành nghe đi nghe lại nhiều lần. Hãy nghe bất cứ khi nào và bất cứ đâu bạn có thể, trên xe buýt, trên tầu điện mỗi ngày. Khi nghe, với mỗi từ ngữ/câu nghe được, tập phát âm theo với âm/ngữ điệu chính xác cho đến khi thành thục. Đó chính là cách bạn làm quen và dậy cho mồm mình những cách phát âm mới!

2. Hãy đổi mới cách suy nghĩ của mình

Quá trình đổi mới suy nghĩ này cũng giống như trở lại thời thơ ấu, khi mà bạn học cách liên tưởng âm thanh với những sự vật/hiện tượng xung quanh.

Khi còn bé, bạn đâu có biết cái cây nó là cái gì cho đến khi bố/mẹ/anh/chị bạn chỉ vào nó và nói “CÂY!”… Não bộ của bạn có thể lập tức ghi nhớ từ ngữ đó hoặc sau một vài dịp ai đó nhắc lại cho bạn nhớ. Đó là cách bạn học một từ mới, bằng cách liên kết từ ngữ “CÂY” với hình ảnh một thứ gì đó to lớn, có nhiều lá màu xanh. Dĩ nhiên, tất cả mọi người trên thế giới này đều biết cái “vật thể đầy lá màu xanh” ý nó là cái gì. Tuy nhiên, ở Mỹ, người ta lại gọi “cái vật” đó là “TREE”, ở Đức với cái tên khác là “BAUM”, người Ả-Rập gọi nó là “SAIJA” và Trung Quốc là “SHU”. Đó mới chỉ là một vài trong tổng số hàng trăm/nghìn cách gọi khác nhau giành cho cái vật thể to lớn đầy lá màu xanh.

Học một ngôn ngữ mới đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ thỏi quen “dịch từ ngữ”.Thay vào đó, hãy tập cách liên tưởng từ ngữ với hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong tâm trí của bạn. Làm thế nào để khi bạn nghe từ Tree, Baum, Saija… ngay lập tức nghĩ đến hình ảnh cái vật thể to lớn nhiều lá màu xanh chứ không phải là “CÂY” rồi sau đó mới đến cái vật thể to lớn nhiều lá màu xanh.

Ngoài ra, cấu trúc câu hay cách sắp xếp từ ngữ để tạo thành một câu trong từng ngôn ngữ cũng có sự khác nhau. Ví dụ với câu: “Tôi phải mua vài quyển sách trước khi về nhà”. Khi chuyển sang ngôn ngữ khác, bạn sẽ không dịch từng từ một và ghép chúng với nhau. Thay vào đó, sẽ tìm nhóm từ hoặc ý tương ứng để diễn đạt. Với tiếng anh, “vài” sẽ thành 2 từ “a few”, “trước khi về nhà” chỉ còn lại 3 từ  “before going home”.  Với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, “before going home” có thể diễn đạt chỉ bằng một từ. Do vậy hãy nhớ rằng, chúng ta không “dịch từ” mà chuyển “ý của câu”.

3. Phát triển vốn từ vựng bằng thẻ học từ 

Học bao nhiêu từ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Vài trăm từ có thể cho là đủ để du lịch quanh một đất nước và phục vụ nhu cầu giao tiếp cơ bản. Để thực hiện một cuộc hội thoại đơn giản bạn cần khoảng 2000 từ. Để đọc báo hoặc tham gia những cuộc hội thoại phức tạp, tối thiểu bạn cần 5000 từ. Tuy nhiên, hãy nhớ điều quan trọng không phải là bao nhiêu từ mà là làm thế nào để sử dụng được hết số từ bạn biết một cách khoa học nhất.

Trước tiên hãy bắt đầu với những từ thông dụng – là những từ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trong những đoạn hội thoại cơ bản. Ngoài ra, tính chất đăc trưng của những từ này là thường xuất hiện với tần suất nhiều lần trong một bài báo, bản tin, bộ phim hay một câu chuyện…  

Cách học từ vựng nhanh và hiệu quả nhất là sử dụng “thẻ từ” – word cards hay còn được gọi là flash cards. Lợi ích của việc sử dụng thẻ từ:

1. Tính tiện lợi: bạn có thể cầm theo người đi bất cứ đâu để học.

2. Tính ngẫu nhiên: nhiều bạn có thể học theo word list nhưng có một điều bất lợi. Khi sử dụng word list, thứ tự các từ đã được cố định và đôi khi bạn thường nhớ từ và nghĩa dựa vào vị trí trong danh sách mà không thực sự hiểu được ý nghĩa và cách dùng. Với word cards, thứ tự của từ là ngẫu nhiên.

3. Sau mỗi bài học, bạn có thể dễ dàng loại bỏ những từ mà bạn đã nhớ để tập trung vào những từ khó và phức tạp hơn.

 

Có 3 bước để nhớ từ vựng:

– Tập trung não bộ, nhớ từ, mặt chữ và ý nghĩa của từ: cách tốt nhất và hiệu quả nhất là liên kết từ ngữ với hình ảnh sự vật, sự việc và hiện tượng

– Phát âm – có thể to hoặc nhỏ nhưng phải đủ để bạn nghe được (càng to càng tốt): việc làm này giúp bạn rèn luyện không những khả năng phát âm, khả năng nghe mà còn khả năng xử lý của não bộ với từ ngữ đó – giúp bạn nhớ lâu hơn, khi cần sử dụng thì bật ra nhanh hơn.

– Thuộc lòng: lướt qua word cards thật nhanh và chắc rằng bạn đã nhớ hết những từ đó. Việc này giúp bạn bật ra từ ngữ một cách tự động khi cần sử dụng.

Nếu bạn sử dụng thẻ từ, hãy bắt đầu với mặt chứa từ ngữ sau đó chuyển sang nghĩa của từ. Khi đã chắc chắn mình nhớ từ đó thì làm ngược lại. Đi từ mặt chứa “ngoại ngữ” sang tiếng việt là quá trình bị động – giúp bạn nhanh chóng nhớ từ vựng. Từ tiếng việt sang “ngoại ngữ” là quá trình chủ động – giúp rèn luyện não bộ nghĩ sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ mới. Đó là một trong những cách giúp bạn tăng cường vốn từ vựng một cách nhanh chóng nhất.

4. Ngữ pháp và sự quan trọng của những mẫu câu cơ bản

Hãy khoan vội đề cập đến ngữ pháp – vấn đề mà nhiều bạn cho là “khó khăn”, “nhàm chán” hay “cơn ác mộng”trong những giờ học ngoại ngữ trên lớp… Chúng ta hãy bắt đầu với cái đơn giản hơn đó là những cuộc đối thoại cơ bản – thường được thực hiện ngay khi bạn đặt chân đến một quốc gia khác. Khi nhớ những mẫu câu giao tiếp cơ bản, cấu trúc ngữ pháp bằng cách nào đó sẽ ngấm vào não bộ bạn một cách vô thức.

Khi bạn đã có một vốn câu cơ bản nhất định, bạn có thể dễ dàng thay thế một số từ ngữ  trong câu với từ khác để tạo thành những câu mang ý nghĩa khác nhau. VD: “Where is the station?”(airport, bus stop, hotel, taxi stand).

Nhớ rằng, giai đoạn đầu nên là những thứ đơn giản và dễ nhớ, dễ hiểu. Ví dụ khi học tiếng Anh, hãy bắt đầu với những cuộc đối thoại ngắn dạng: welcome, how are you, I am fine, how is yourfamily, how do you like Japan, are you an American, how long have you been in Paris, have you been to a bullfight, how much do the egg rolls cost… Thực hành nhiều lần đến khi thuộc lòng.

Xin đừng coi thường những cái gọi là “đơn giản” trên! Ngay khi bạn thuộc lòng những cấu trúc đó và có thể bật chúng ra một cách vô thức, não bộ bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh suy nghĩ theo ngôn ngữ mà bạn đang học. Dĩ nhiên chỉ theo dạng thức đơn giản. Tiến xa hơn, bạn sẽ chìm trong giấc giấc mơ về ngoại ngữ – nếu bạn thực hành đi thực hành lại những cấu trúc cơ bản nhiều lần và nghe nhiều. Đó là một dấu hiệu tốt, dấu hiệu của sự tiến bộ.

Cách thực hành (ví dụ với tiếng Anh): với mỗi từ mới bạn học được, trước tiên “đặt câu hỏi” sau đó “hiểu câu hỏi” và “trả lời câu hỏi” 

Ví dụ:

– Where is the pencil?

– Is the pencil on the table? (Give yes and no fullsentence answers)

– What is on the table?

– Where is the book?

– Is the pencil on the book?

– My name is John.

– Are you John?

– Is he John?

– Where is John?

– Is John an American?

 

Ngoài ra, bạn có thể thực hành với những “đoạn ghi âm hội thoại”. Nghe từng câu rồi nhắc lại cho đến khi bạn cảm thấy thật thuần thục.Nghe những đoạn ghi âm và nhắc lại là cực kỳ quan trọng! Không có một cách nào có thể giúp bạn tiến bộ nhanh hơn trong việc học một ngoại ngữ bằng thực hành đi thực hành lại điều đó nhiều lần. 

5. Cách học ngữ pháp

Nếu nhân cách hóa ngôn ngữ như một chỉnh thể của con người, từ vựng sẽ là da thịt, quần áo còn ngữ pháp sẽ giống như khung xương vậy.

Hãy thử đặt câu hỏi cho bản thân mình rằng hồi nhỏ liệu bạn có thật sự cần học ngữ pháp để nói được tiếng Việt? Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “không” vì bạn đã biết sẵn ngữ pháp trước khi bắt đầu biết nói. Vậy bạn học từ đâu? – từ việc nghe những cuộc nói chuyện hàng ngày của người thân trong gia đình.

 

Do vậy, hãy bắt đầu học ngữ pháp bằng việc nghe những đoạn ghi âm. Việc nghe nhiều giúp não bộ bạn hấp thụ cấu trúc ngôn ngữ mới theo một cách có tổ chức. Dần dần, những cấu trúc đó ngấm vào bộ nhớ và bạn có thể dễ dàng tạo ra những biến thể của chúng.

Tuy nhiên, sẽ mất đến vài năm để bạn có thể sử dụng ngữ pháp một cách chính xác nếu chỉ nghe và luận ra quy luật ngữ pháp. Do vậy việc có một quấn sách ngữ pháp cơ bản bên cạnh là điều cần thiết.Sẽ chỉ mất một đến vài tuần để nắm được nội dung và các nguyên tắc cơ bản trongđó. Và như đã đề cập ở trên, hãy bắt đầu áp dụng quy luật với những câu/cấu trúc đơn giản trước. Ví dụ với động từ “to go” bạn có thể tạo ra những câu sử dụng các “thì” khác nhau như: “I go to London. I went to London. Did you go to London? He would have gone to London. Were they going to London? When will shego to London? You have gone to London”…

6. Điều chỉnh cách học và nhịp độ qua từng giai đoạn 

Thời gian đầu khi học ngoại ngữ,bạn thường cảm thấy mình tiến bộ rất nhanh. Bạn học 5 từ, rồi dễ dàng gấp đôi lên 10 từ thâm chí 100 từ chỉ sau một vài ngày. Tuy nhiên, giai đoạn này sẽ không kéo dài mãi mãi. Thường là sự tiến bộ sẽ chậm dần sau khi bạn có thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản. Bạn bắt đầu cảm thấy chán nản do khả năng diễn đạt của bạn vẫn còn nhiều hạn chế hay “học mãi mà k vào”, “học trước, quên sau”…

 

Sau đây sẽ là một số cách để giúp bạn duy trì hoặc trở lại trạng thái ban đầu:

1.    Khi bạn không biết từ, hãy tìm cách diễn đạt khác.

Nếu bạn không thể nói “he loves music” hãy dùng “he likes music very much.” Không thể nói “she tried to avoid the accident” hãy nói “she didn’t wanther car to hit the other car.”

2.    Học những cấu trúc diễn đạt khác nhau – giúp bạn nói trôi chẩy hơn trong các đoạn hội thoại.

Vd: “What I want to say is…”

“Well, as you may know …”

“One thing that I want to mention is…”

“You know, it’s interesting that…”

“Well, I don’t really know, but…”

“It’s interesting that you should ask that.”

“You know, I was thinking about that earlier.”

3.    Trở lại những bài học cũ, hoặc nghe lại những đoạn ghi âm: việc làm này giúp bạn cảm thấy ngạc nhiên với sự tiến bộ của mình so với những lần đầu tiên. Bạn lướt qua cuốn sách ngữ pháp chỉ với vài giờ, dễ dàng nghe được nội dung của những đoạn ghi âm.

4.   Đọc truyện tranh: tin tôi đi, truyện tranh cung cấp cho bạn rất nhiều những câu, cấu trúc và từ vựng thông dụng.

5.   Đến những nơi mà bạn có thể thực hành nghe và giao tiếp với người nước ngoài: nếu bạn là dân phượt, couchsurfing meeting là một đề xuất. Hầu hết mọi thành phố đều có tổ chức của các couchsufers. Việc bạn cần làm là đăng nhập vào trang couchsurfing.org và đăng ký tham gia buổi meeting. Nơi đây không những bạn có cơ hội kết bạn, thực hành giao tiếp mà còn nghe nhiều trải nghiệm phượt thú vị của nhiều người trên thế giới.

6.   Đọc báo, những mục/nội dung bạn yêu thích bằng ngôn ngữ đang học….

“Chúc bạn có một hành chính thú vị với nhiều trải nghiệm mới trên con đường chinh phục ngôn ngữ của mình! Bon voyage! Gute Reise! Shchastlivogo puti! Yi luping an! Rihla sa’ida! Yolunuz açik olsun! Have a good trip! “

Đức Anh Educonnect (sư tầm): Theo YB

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

 

Bài viết liên quan

Giúp mình, Giúp người: Sự nghiệp trong lĩnh vực Y tế – Đại học Monash, Úc

Là một trong những trường đại học lớn nhất, quốc tế nhất và tư duy tiên phong nhất ở Úc, Monash đã và đang thực hiện các ưu tiên phát…

Sinh viên Trinity College- Uni of Melbourne đoạt giải tại cuộc thi robot toàn nước Úc

Rachel Ye, sinh viên Chương trình Dự bị Cao đẳng Trinity, đã đạt danh hiệu quán quân kỹ thuật robot cũng như chức vô địch chung cuộc (VRC/VEXU) trong cuộc…

Nhân đôi cơ hội thành công với bằng kép Đại Học Monash, Úc

Chọn một trường đại học để theo đuổi bằng cấp và khởi nghiệp cần nhiều cân nhắc, thời gian và công sức. Khi quyết định chọn Đại học Monash, bạn…

Tạo thành công ngay từ đầu tại Monash- Top 100 Đại học danh tiếng thế giới

Với Đại học Monash, bạn là trung tâm. Monash dành cho bạn một nền giáo dục tiên phong và tập trung vào việc chuẩn bị cho bạn vững vàng trong…

Điều gì làm nên thành công của du học sinh New Zealand?

Hệ thống giáo dục hiện đại của New Zealand cam kết giúp thế hệ trẻ phát triển rộng các kỹ năng, xây dựng nền tảng vững chắc để trở thành…

Người trẻ cần những ‘trái tim lớn’ để thành công trong thời đại 4.0

Để làm vui lòng bố mẹ, bạn chỉ cần một bảng điểm ấn tượng. Nhưng để trở thành một công dân toàn cầu, du học sinh Việt phải học cách…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn