09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Một số câu hỏi phỏng vấn visa thường gặp và cách “vượt ải”

Thứ Tư - 12/02/2014

Để giúp các bạn có ý định đi du học có thêm sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm lý tự tin trước khi bước vào “cửa ải” cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tư vấn cách trả lời hiệu quả.

Tại sao bạn lại chọn trường đại học này và bạn đã tìm thấy nó như thế nào?

Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, đọc những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những hiểu biết của bạn về trường (có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)

Bạn có thể trả lời như gợi ý sau đây: “Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin. Tôi thật sự ấn tượng bởi thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học. Hơn nữa, đây là ngôi trường có uy tín và được xếp hạng/đánh giá cao trong lĩnh vực mà tôi lựa chọn”.

 308917_450-ad902

Ảnh minh họa

Tại sao bạn lại chọn đi du học ở nước chúng tôi mà không phải ở một nước khác?

 Với câu hỏi kiểu này, điều cần thiết là bạn nên nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo giáo dục ở nước mà bạn nộp hồ sơ du học. Bạn có thể kể một cách tóm lược những thế mạnh, điểm khác biệt, chất lượng, bằng cấp, môi trường giáo dục.. của nền giáo dục nước đó. Nếu chuyên ngành học của bạn không có ở trong nước thì bạn cũng nên trình bày rõ ràng. Còn nếu có chuyên ngành đó ở trong nước, bạn nên liệt kê những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở quốc gia đó, thay vì học ở Việt Nam.

 Bạn có dự định làm việc ở đất nước chúng tôi sau khi khóa học kết thúc?

 Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn cần biết rằng, lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất khóa học.

 Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ  ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn.

 Bạn sẽ ở đâu khi du học tại đất nước tôi?

 Thông thường, bạn cần tiến hành việc tìm chỗ ở trước khi đi xin visa và nên ghi chép cẩn thận, hoặc tốt nhất là nhớ chính xác địa chỉ nơi đến. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn có tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc du học một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng.

 Người tài trợ cho việc học của bạn là ai? Chi phí cho việc học của bạn là bao nhiêu?

 Đây là câu hỏi nhằm kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn nên mang theo. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn.

 Với trường hợp du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…    

 Bạn có kế hoạch gì khi học xong?

 Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này. Bởi vậy, hãy trình bày cụ thể và rõ ràng kế hoạch của mình. Ví dụ: “Khi học xong ngành kinh tế, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang nhắm đến làm việc tại công ty A…”.

 Bạn có người thân nào ở nước chúng tôi không?

 Hãy trung thực và khôn khéo khi gặp câu hỏi này. Nếu bạn có người thân ở nước đó nhưng khá xa nơi bạn theo học hoặc họ hàng xa, có thể không cần đề cập nhiều về họ. Nếu bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa ở nước đó thì đây sẽ là một bất lợi.

Ban nghiên cứu thông tin thị trường du học– việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T, email: duhoc@ducanh.edu.vn  Hotline: 09887 09698

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Du học New Zealand thay đổi đời tôi

Từ cậu bé trầm lặng, Võ Trần Duy đã trưởng thành và trở thành Giám đốc một công ty đa quốc gia tại Việt Nam nhờ vào quá trình 10…

3 trải nghiệm độc đáo của học sinh trung học tại New Zealand

Được tự do lựa chọn môn học, có cơ hội trở thành nhà phát minh ngay từ bậc phổ thông… là một vài trong số những trải nghiệm đặc biệt…

Đại học La Trobe khẳng định vị trí TOP trên trường quốc tế

Đại học La Trobe đã chứng minh được tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình trong Bảng xếp hạng mới nhất của The Times Higher Education khi xếp hạng 4…

Thư của Bộ trưởng phụ trách Giáo dục Đại học Anh Quốc gửi SV quốc tế trong tình hình dịch Covid-19

Xem bản gốc tại đây Công ty du học Đức Anh xin phép dịch nguyên văn sang tiếng Việt để quý phụ huynh và các bạn HSSV tiện theo dõi:…

Chia sẻ của Du học sinh Việt về Đại học Adelaide, Úc

Huỳnh Nhật Hoàng, Cử nhân Kỹ thuật chuyên ngành Hóa Dược: Thử thách và tuyệt vời, tôi đã có được rất nhiều kỷ niệm đẹp trong thời gian học tại…

Giải đáp của Bộ giáo dục bang Queensland đối với du học sinh quốc tế bậc phổ thông trong tình hình dịch Covid-19

(Cập nhật ngày 16/04/2020) Xem bản gốc bằng tiếng Anh tại đây 1. Tôi có thể ở lại homestay của mình khi tất cả các trường đều chuyển qua học…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn