09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Một số câu hỏi phỏng vấn visa thường gặp và cách “vượt ải”

Thứ Tư - 12/02/2014

Để giúp các bạn có ý định đi du học có thêm sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tâm lý tự tin trước khi bước vào “cửa ải” cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tư vấn cách trả lời hiệu quả.

Tại sao bạn lại chọn trường đại học này và bạn đã tìm thấy nó như thế nào?

Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, đọc những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những hiểu biết của bạn về trường (có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)

Bạn có thể trả lời như gợi ý sau đây: “Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin. Tôi thật sự ấn tượng bởi thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học. Hơn nữa, đây là ngôi trường có uy tín và được xếp hạng/đánh giá cao trong lĩnh vực mà tôi lựa chọn”.

 308917_450-ad902

Ảnh minh họa

Tại sao bạn lại chọn đi du học ở nước chúng tôi mà không phải ở một nước khác?

 Với câu hỏi kiểu này, điều cần thiết là bạn nên nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo giáo dục ở nước mà bạn nộp hồ sơ du học. Bạn có thể kể một cách tóm lược những thế mạnh, điểm khác biệt, chất lượng, bằng cấp, môi trường giáo dục.. của nền giáo dục nước đó. Nếu chuyên ngành học của bạn không có ở trong nước thì bạn cũng nên trình bày rõ ràng. Còn nếu có chuyên ngành đó ở trong nước, bạn nên liệt kê những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở quốc gia đó, thay vì học ở Việt Nam.

 Bạn có dự định làm việc ở đất nước chúng tôi sau khi khóa học kết thúc?

 Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn cần biết rằng, lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất khóa học.

 Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ  ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn.

 Bạn sẽ ở đâu khi du học tại đất nước tôi?

 Thông thường, bạn cần tiến hành việc tìm chỗ ở trước khi đi xin visa và nên ghi chép cẩn thận, hoặc tốt nhất là nhớ chính xác địa chỉ nơi đến. Điều đó sẽ chứng tỏ bạn có tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc du học một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng.

 Người tài trợ cho việc học của bạn là ai? Chi phí cho việc học của bạn là bao nhiêu?

 Đây là câu hỏi nhằm kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn nên mang theo. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn.

 Với trường hợp du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…    

 Bạn có kế hoạch gì khi học xong?

 Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này. Bởi vậy, hãy trình bày cụ thể và rõ ràng kế hoạch của mình. Ví dụ: “Khi học xong ngành kinh tế, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang nhắm đến làm việc tại công ty A…”.

 Bạn có người thân nào ở nước chúng tôi không?

 Hãy trung thực và khôn khéo khi gặp câu hỏi này. Nếu bạn có người thân ở nước đó nhưng khá xa nơi bạn theo học hoặc họ hàng xa, có thể không cần đề cập nhiều về họ. Nếu bạn có họ hàng lưu trú bất hợp pháp hay quá hạn visa ở nước đó thì đây sẽ là một bất lợi.

Ban nghiên cứu thông tin thị trường du học– việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T, email: duhoc@ducanh.edu.vn  Hotline: 09887 09698

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Nhiều học sinh ở Anh dùng thuốc thông minh để tăng chất xám đột xuất trước kỳ thi

Học sinh Anh dùng thuốc này vì chúng mang lại cảm giác khiến họ mạnh mẽ giống như được bơm “nhiên liệu của máy bay phản lực”. >> Học bổng…

Trường đại học mời cả… chuyên gia massage cho sinh viên thư giãn

Đó là một trong những sự quan tâm tuyệt vời từ Đại học Lincoln (nằm ở Christchurch – thành phố lớn nhất đảo Nam New Zealand) dành cho các sinh viên…

Nữ sinh từng “nghiện” smartphone chinh phục 13 học bổng đại học Mỹ

Hạnh thừa nhận mình đã từng là một “con nghiện” smartphone chính hiệu và lãng phí không ít thời gian cho thú vui này. “Cai” điện thoại thành công, cô…

Nam du học sinh Việt sở hữu thành tích đáng nể tại Singapore

Giành học bổng toàn phần của trường Saint- Joseph’s Institution International khi còn là học sinh lớp 8, Đỗ Hoàng Nam Hiếu đã đi du học tại Singapore từ bậc trung học phổ thông. Em giành nhiều thành tích…

Top 5 quốc gia lý tưởng cho các bạn du học sinh yêu thích bóng đá

Nếu bạn là một tín đồ của môn túc  cầu và đang lựa chọn trường để đi du học thì việc lựa chọn một trường nằm ở quốc gia đam…

Sáng kiến tiết kiệm năng lượng “​​Monash NEt ZERO” của Đại học Monash, Úc

Vào năm 2030, tất cả năng lượng được sử dụng trong các cơ sở đào tạo của Đại học Monash Úc sẽ là từ các nguồn năng lượng tái tạo,…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn