09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 1: Nghề công tác xã hội: Thiếu nhân lực “có nghề”

Thứ Ba - 07/05/2013

Nghề công tác xã hội (CTXH) là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.

I. Nghề công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay: Thiếu nhân lực “có nghề”

 

a1 
 
 Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Thực tế cho thấy, đa phần nhân viên làm CTXH chưa được đào tạo cơ bản. Đội ngũ nhân viên này phát triển có tính tự phát chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững.

 Đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành kinh phí 2.347,4 tỉ đồng để thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32. Chỉ từ khi Đề án được ban hành, CTXH mới được chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Tính đến nay, cả nước có hơn 500 cơ sở bảo trợ xã hội. Theo Đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo.

 

a2 

Công tác xã hội là một nghề rất đặc thù

 Theo Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu – nguyên Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, ở nước ta hiện nay, số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới 162.000 người. Trừ số cán bộ được đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản. Họ chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về CTXH. (Trích dẫn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

 II. Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái:

 CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Tiến trình CTXH tập trung vào việc:

  • Phát hiện những mối quan tâm của con người: ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm, …;
  • Xác định các nhu cầu của con người: ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí…;
  • Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác. Nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai…);
  • Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.

 Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm. Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.

 Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những đối tượng đặc biệt nên cũng rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ, đối tượng bị khủng hoảng tâm lý hoặc không có khả năng tự vệ, nếu như nhân viên chăm sóc không có đạo đức nghề nghiệp thì người được chăm sóc lại có thể bị xâm hại.

a3 

Nghề công tác xã hội, một nghề mới mẻ, cần nhiều kỹ năng và tấm lòng nhân ái

 Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội tạo được sự cân đối giữa phát triển kinh tế và vấn đề an sinh xã hội. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, đã đến lúc chúng ta đẩy mạnh phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp. Và việc lựa chọn nghề CTXH chính là lựa chọn nghề của lòng nhân ái.

 III. Đào tạo ngành công tác xã hội tại Việt Nam và cơ hội việc làm:

 Nghề CTXH hiện là ngành mới đào tạo ở Việt Nam. Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.

 Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề CTXH ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động.

 Tuy nhiên số lượng, chất lượng đào tạo ngành CTXH đáp ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức lớn. Cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành CTXH. Đội ngũ giảng viên CTXH có bằng tiến sĩ và thạc sĩ rất ít, chỉ khoảng 30- 40 người. Thậm chí có trường chưa có giảng viên nào. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề CTXH còn một số bất cập như: chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp… Nếu so sánh tính chuyên nghiệp của CTXH ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả những nước trong khu vực, chúng ta còn một khoảng cách khá lớn.

 Một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Công tác xã hội:

  • ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH quốc gia Hà Nội,
  • ĐH Sư phạm Hà Nội,
  • ĐH Công đoàn,
  • ĐH Lao động Xã hội,
  • ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh,
  • ĐH Mở TP Hồ Chí Minh,
  • ĐH Khoa học Huế,
  • ĐH Vinh,
  • ĐH Quy Nhơn,
  • Cao đẳng Sư phạm Trung ương,
  • Cao đẳng Sư phạm Hà Nam,
  • Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình,
  • Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình, …

 

Thông tin quan trọng:

1. Một số website hữu ích:

·       Mạng CTXH Việt Nam: http://socialwork.vn/

·       Website phát triển nghề CTXH:http://congtacxahoi.molisa.gov.vn/

·       Trung tâm CTXH Thanh niên TPHCM: www.congtacxahoi.vn/

·       Trung tâm Nghiên cứu-Tư vấn CTXH & Phát triển Cộng đồng:http://www.sdrc.com.vn/

2. Tìm kiếm các khóa học CTXH tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tạiNew Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành công tác xã hội cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Nghề giảng viên đại học: Công thức để thành công

Người ta thường nói nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ” nhưng với giảng viên đại học thì không phải là “gõ đầu trẻ” mà là “gõ đầu thanh niên”…

“Mách nước” của chuyên gia tuyển dụng dành cho ứng viên

Môi trường tuyển dụng ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng cao để có…

Tiếng Anh luôn “Hot”

Tầm quan trọng của Tiếng Anh không chỉ nằm ở việc đó là ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu mà còn bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng…

Thêm nhiều lựa chọn với ngành Cơ khí – Kỹ thuật

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu của xã hội, hiện có nhiều ngành nghề phụ và mới như Môi trường, Địa tin học,…

Công nghệ thông tin và Truyền thông vẫn hấp dẫn

Dù có lực lượng lao động khá đông nhưng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) hàng năm vẫn là một trong những lĩnh vực việc làm thú vị…

Vì sao ngành Quản trị khách sạn “hot”?

Nói tới quản trị khách sạn, không ít sinh viên mường tượng ngay trong đầu rằng đó là nghề rất vất vả, phải thức khuya dậy sớm, “làm dâu trăm…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn