09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Nghề phiên dịch: Hot- Thu nhập khủng và những tai nạn khó đỡ

Thứ Hai - 22/10/2012

Yes, những điều dễ thấy là phiên dịch là một nghề đang “hot” trên thị trường việc làm Việt Nam và thế giới, đem lại thu nhập cao, làm việc trong những môi năng động, đa dạng và mang lại cho người hành nghề cơ hội tiếp xúc, đi lại, du lịch, thăm thú miễn phí…

 1/ Phiên dịch là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau xét từ góc độ chuyên môn, nhưng trong cách hiểu chung nhất thì phiên dịch là công việc chuyển tải nội dung thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói. Ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ cần được dịch đến là ngôn ngữ đích và người dịch được gọi chung là phiên dịch viên

 Như vậy, phiên dịch viên là cầu nối giúp những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể giao tiếp thông suốt. và nếu quan niệm một giao tiếp được coi là thành công khi các bên giao tiếp hiểu được nội dung giao tiếp, cảm nhận được quan điểm, thái độ của người cùng giao tiếp…để có các ứng xử, giao tiếp quyết định tiếp theo một cách phù hợp….thì công việc của phiên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch nghĩa hay chuyển ngữ, mà còn cần thể hiện được/ thể hiện tốt sắc thái của các đối tượng giao tiếp trong khoảng thời gian ngắn nhất.

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

2/ Các loại phiên dịch

Có hai loại phiên dịch cơ bản:

–          Dịch đuổi (consecutive interpretation) là khi phiên dịch viên dịch ngay sau khi người nói nói xong, có thể là dịch một chiều (chỉ có một người/ một bên nói- bên còn lại chỉ nghe) hoặc đa chiều (người nói nói- sau đó người nghe nói lại) và trong quá trình trình dịch, người dịch có thể tạm dừng người nói lại để hỏi/ thảo luận cho rõ về nội dung người nói đã nói để dịch cho chính xác. Dịch đuổi có thể ở các dạng: dịch mặt đối mặt giữa các đối tượng giao tiếp và người dịch, dịch qua internet hoặc telephone, dịch đồng hành (người dịch di cùng người cần dịch, phổ biến trong kinh doanh hoặc du lịch), dịch thầm cho một nhóm nhỏ các đối tượng giao tiếp hoặc dịch trước đám đông trong các sự kiện lớn, nhỏ khác nhau.

–          Dịch đồng thời (simultaneous interpretation)- là phiên dịch viên dịch trong khi người nói nói, tức là quá trình người nói nói và người dịch dịch diễn ra song song và gần như cùng tốc độ. Loại dịch này cần sự hỗ trợ lớn của các phương tiện truyền thông, phiên dịch viên thường ngồi dịch trong cabin (vì thế loại hình dịch này còn được gọi là dịch cabin) được thiết kế cách âm, có tai nghe để phiên dịch viên để nghe ngôn ngữ nguồn, có micro để phiên dịch viên nói/ dịch sang ngôn ngữ đích, phương tiện truyền thông đảm bảo phân các kênh nghe- nói phù hợp trong trường hợp nhiều thứ tiếng cần được dịch…Dịch đồng thời thường được yêu cầu ở các hội nghị, hội thảo lớn, chuyên nghiệp, hoặc các hội nghị hội thảo mà các thành phần tham gia sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau

So với dịch đuổi, dịch đồng thời (dịch cabin) được coi là khó hơn, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao hơn, nhiều áp lực hơn, cần phản xạ nhanh nhạy và kĩ thuật dịch cao để có thể nắm bắt và chuyển tải thông tin một đủ, đúng và kịp với tốc độ người nói.

 3/ Những phẩm chất cơ bản cần có của một phiên dịch viên.

–          Khả năng ngoại ngữ tốt và khả năng sử dụng tiếng mẹ nhuần nhị, cùng các hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, chính trị, thói quen, địa lý…cần thiết, liên quan đến công việc. Đây là những yêu cầu đầu tiên, số một, trước nhất;

–          Trí nhớ tốt, phản xạ nhanh, xử lý tình huống linh hoạt và khả năng phán đoán tổt. Nghe một đoạn nói dài và dịch lại là việc làm không đơn giản, nghe và dịch theo ngay lập tức lại càng khó, bạn cần trí nhớ để nhớ những gì đã nghe được và khả năng phán đoán what is next? cần linh hoạt để chủ động hơn trong các tình huống không mong đợi;

–          Khả năng tổ chức công việc tốt. Điều này rất quan trọng, nhất là khi bạn là freelancer- người hành nghề tự do. Lịch làm việc không nên quá dày, dành thời gian chuẩn bị thích hợp, liên hệ với bên yêu cầu để biết thêm thông tin- tài liệu cần thiết, yêu cầu riêng của họ hoặc để nắm chính xác thời gian- biết phần việc của mình bắt đầu và kết thúc khi nào, đối tác cùng dịch (đặc biệt là khi dịch cabin), chủ động tiếp xúc trước với người nói nếu có điều kiện để làm quen với phong cách ngôn ngữ, cách phát âm của họ…

–          Chu đáo và có trách nhiệm trong công việc, cầu thị. Như hàng trăm nghề khác, phiên dịch viên cần luôn luôn chu đáo, kiểm tra từng chi tiết trước khi vào cuộc và khi đã nhận việc, cần có trách nhiệm đến cùng và luôn học hỏi để nâng cao kiến thức.

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

4/ Thu nhập ngành phiên dịch.

Thu nhập của phiên dịch viên chuyên nghiệp thuộc hàng …khủng. Khủng đến mức nào là tùy thuộc “thương hiệu” của phiên dịch viên, nội dung cần dịch, yêu cầu của công việc, loại sự kiện, được chuẩn bị trước hay instant, nội dung về xã hội, kinh doanh nói chung hay chuyên ngành sâu và hiếm- khó; loại tiếng ít người dịch được, dịch cabin hay dịch đuổi…Hiện nay, mức thù lao chung trong thị trường lao động ngành dịch, xét về các thứ tiếng thì rẻ nhất là dịch tiếng Anh, đắt nhất là dịch các tiếng Ả rập, Đan Mạch- Hà Lan…; xét về nội dung dịch thì rẻ nhất là dịch trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nói chung và đắt nhất là dịch trong lĩnh vực y, dược, vũ trụ…xét về loại hình dịch thì cabin đắt hơn dịch đuổi.

 Mức thấp nhất trong các báo giá công khai của các công ty dịch tại Việt Nam là usd10- 15/ h, giá trung bình là 15-25usd/ h. Tính ở mức trung bình, một phiên dịch viên làm việc 6h/ ngày, 5 ngày/ tuần thì một phiên dịch viên cỡ trung bình sẽ có thu nhập khỏang 2,400usd/ tháng, tương đương 49 triệu đồng/ tháng. So với thu nhập công chức bậc cao đủ điều kiện nộp thuế thu nhập theo dự định của nhà nước Việt Nam là 9 triệu đồng/ tháng thì mức thu nhập trung bình của một phiên dịch viên gấp…5,4 lần. Chưa kể, thu nhập của các phiên dịch viên có thương hiệu được mời dịch cho các sự kiện lớn, sự kiện sesret/ nội bộ, sự kiện cần chính xác đến không thể chính xác hơn thì mỗi giờ dịch có thể lên đến 100 hoặc vài trăm đôla Mỹ/ giờ.

 Thu nhập của phiên dịch viên ở nước ngoài? Tất nhiên cũng rất cao, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, để được là một phiên dịch viên hành nghề hợp pháp, phiên dịch viên cần qua các lớp đào tạo và các kì thi cử về dịch, chẳng hạn ở Úc, phiên dịch viên cần thi lấy chứng chỉ NAATI (National Accreditation Authoration for Translators and Interpretators). Kì thi NAATI dành cho phiên dịch viên kéo dài 40 phút và với thí sinh người Việt chẳng hạn, sẽ có một giám khảo là người Úc với tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh và một giám khảo là người Việt Nam, với tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, thí sinh trải qua một cuộc thi lý thú trong đó thí sinh dịch cho các giám khảo nội dung thi vốn là theo chủ đề hoặc chọn tình cờ. Nếu bạn quan được kì thi này, chứng chỉ NAATI không chỉ giúp bạn hành nghề dịch được tại Úc và trên thế giới, mà bạn còn được cộng thêm 05 điểm nếu bạn xin định cư tại Úc.

5/ Tai nạn nghề nghiệp…

Tai nạn nghề nghiệp là điều không thể tránh khỏi trong mọi ngành nghề, nhưng tai nạn nghề nghiệp trong ngành phiên dịch quả là khó lường, khó đỡ, khó chịu và nhiều khi thật đáng thương, đáng trách. Các tai nạn thường gặp trong nghề phiên dịch:

–          Phiên dịch viên bị diễn giả/ thính giả dừng dịch giữa chừng để đính chính thông tin đã được dịch là sai. Trường hợp này xảy ra nhiều nhất, không ít diễn giả/ thính giả du thành thạo ngoại ngữ, vẫn phải sử dụng phiên dịch viên theo yêu cầu của công việc và  nếu dịch sai, không sát ý, borring…bạn có thể bị dừng và nhắc nhở một cách friendly họăc khó chịu…Trong mọi hoàn cảnh, nếu bạn vẫn chưa bị đuổi khỏi vị trí, cần bình tĩnh dịch tiếp và cẩn trọng hơn;

–          Phiên dịch viên bị đề nghị thay, các lý do: dịch kém, giọng quá khó nghe, tác phong, thái độ, ăn mặc..Không có cách nào khác là dù xấu hổ đến mức nào, bực bội đến đâu, bạn cũng vẫn phải vui vẻ chấp nhận theo đạo đức nghề nghiệp. Kiểm tra công việc trước và và chuẩn bị chu đáo, đó là bài học cần rút ra;

–          Phiên dịch viên phải hủy bỏ buổi dịch do các lỗi chủ quan: ốm, mất giọng đột xuất, quên tài liệu chuẩn bị…

Chỉ cần search trên google, một phiên dịch viên tương lai sẽ thấy không thiếu các kiểu tai nạn, “mất mặt”, “thương hiệu” bị ảnh hưởng nghiêm trọng, “hình ảnh” bị tàn phá…hậu quả của các tai nạn nghề nghiệp.

 Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị tốt cho một nghề đầy đam mê, thử thách. Hãy hình dung mình được mời ở vị trí phiên dịch viên cho sự kiện lớn, và mình có thể “múa” với ngôn ngữ nước ngoaì- “play” với tiếng mẹ đẻ artistically…Bạn mới là người thực sự chuyển tải một cách tuyệt vời những thông điệp quan trọng nhất đến người nghe

Thông tin quan trọng

 Phiên dịch xem là một nghề thu nhập rất cao: ngay tại Việt Nam, thu nhập của phiên dịch viên trung bình là là usd15-20/h, trong khi hầu hết các nghề khác thu nhập ở mức usd2-4/h

 Ở hầu hết các nước, thu nhập của phiên dịch viên đều khá cao, tham khảo thêm thông tin tại đây. Và với một số nước, để được công nhận và được hành nghề ngành này hợp pháp, bạn cần có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan hợp pháp cấp, xem thêm thông tin tại đây.

 Các bạn quan tâm đến ngành này, có thể tham khảo:

  1. Học nghề dịch tại các nước nói tiếng Anh;
  2. Tìm việc trực tuyến tại Anh: Totaljobs; AlljobsUK; Reed; Agency Central; Guardian Jobs. Tại Canada: Job bank, Hotjobs.ca, HCareers, Monster.ca, AllStarJobs.ca

 

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn 

hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 –  08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

 Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

 

 

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Hội thảo Đại học Monash: Ngành Y và cơ hội nghề nghiệp tại Úc

Bạn có biết, tại Úc: Trong 10 năm qua, việc làm trong ngành y tế và trợ giúp xã hội đã tăng 51,5%, đạt tới con số 445.600; 1,3 triệu…

Triển lãm du học phổ thông Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada,…

Gần 20 quầy thông tin triển lãm ở mỗi thành phổ – sẽ giới thiệu đến các phụ huynh và học sinh chương trình học của hơn 300 trường cấp 1,2,3 tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Malaysia.

Những nhóm ngành STEM hot nhất nước Mỹ hiện nay

Nhóm ngành STEM bao gồm những nhóm ngành liên quan chủ yếu đến các ngành: Khoa học (Science) – Công nghệ (Technology) – Kỹ thuật (Engineering) – Toán học (Mathematics)….

CNTT giúp thay đổi số phận con người – Học ngành này tại ngôi trường Top 100 thế giới

Khoa công nghệ thông tin của Đại học Monash tham gia nhiều nghiên cứu đẳng cấp thế giới trên một loạt các lĩnh vực, từ các khía cạnh xã hội cho đến các giải pháp kỹ thuật tiên tiến.

CHƯƠNG TRÌNH CO-OP- THỰC TẬP 1 NĂM CÓ TRẢ LƯƠNG KHI HOC ĐẠI HỌC MỸ

Học tập tại một trường Đại học ở Mỹ, bên cạnh việc được thụ hưởng một nền giáo dục tốt, sinh viên quốc tế còn mong muốn có được nhiều kỹ năng chuyên nghiệp, mở ra được nhiều cơ hội hơn.

Đại học Monash tăng cường liên kết với ngành công nghiệp 

Đại học Monash và Tổng công ty cung ứng Linfox vừa ký kết hợp tác chiến lược để vừa cung cấp các chương trình lãnh đạo và giáo dục điều…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn