09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

NGHỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: HỌC NGHỀ TỪ THUỞ CÒN THƠ…

Thứ Sáu - 01/06/2012

Người trúng xổ số hay bị hỏi: bạn sẽ dùng tiền như thế nào? 100 người thì có 100 câu trả lời khác nhau và không ít trong số họ không hề biết nên dùng tiền như thế nào, và người xem truyền hình, người nghe người trúng sổ số nói…thì tiêc hùi hụi: giá mà mình…thì…( If I was…I would…)

Dưới 10 tuổi, các bạn thường chưa được giao tiền để chi tiêu- quản lý. Trên 10 tuổi, các bạn có thể sẽ có cơ hội. Lớn hơn tý nữa, 15 tuổi chẳng hạn- các bạn đã có thể được cha mẹ tin tưởng, giao tiền từ khỏan nhỏ đến khoản to hơn: tiền ăn sáng của cá nhân theo tuần- theo tháng, tiền tiêu vặt, tiền đi chợ cho cả nhà…

Vậy hãy bắt đầu học cách quản lý nguồn tài chính từ ít ỏi, khiêm tốn- chi tiêu sao cho khỏi cháy túi – đến lớn hơn và phát triển thành số tiền rất lớn sau này hoặc biến đồng tiền có được thành hữu ích với mình.

Với các du học sinh, nếu có việc gì cần tiền, bạn phải tự mình giải quyết thay vì trông chờ vào sự hỗ trợ của bố mẹ cách nơi mình ở vài nghìn km, do đó để tránh cảnh giật gấu vá vai hay tuyệt vọng vì thiếu tiền, bạn phải biết cân đối ngân sách của mình. Bạn cần tự cấn đối xem mình có bao nhiêu tiền/ một tuần/ một tháng để tồn tại và học tập tại đất khách và nguồn tiền đó đến từ đâu. Bài viết này đề cập: quản lý tài chính khi du học. Hy vọng giúp ích cho các bạn.

1. Vì sao phải lên kế hoạch chi tiêu?

Khi đi du học, nếu may mắn bạn được bố mẹ chu cấp hoàn toàn hoặc được nhận học bổng toàn phần; nếu bạn phải tự lực có nghĩa khoản tiền đó do gia đình bạn đi vay hoặc bố mẹ bạn chỉ đủ khả năng cung cấp một khoản tiền hạn chế, còn lại bạn phải tự lực như đi làm thêm để giảm bớt gánh nặng ở nhà. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng phải lên kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu là một trong những công cụ giúp bạn tồn tại trên đất khách mà không tuyệt vọng nhớ về cuộc sống được bao bọc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ ở nhà. Bởi vì cuộc sống ở nước ngoài thường đắt đỏ, bạn phải mua sắm nhiều thứ và không thể tìm đâu ra một khoản tiền từ trên trời rơi xuống nếu bạn không học giỏi để có học bổng hoặc không làm thêm nhiều ngày liên tiếp.

2. Chi tiêu có kế hoạch như thế nào?

Thông thường kế hoạch chi tiêu phải lập theo tuần hoặc theo tháng, mỗi bảng thường có hai cột: phải chi (bắt buộc) và có thể cần chi (lựa chọn). Căn cứ vào khoản tiền hàng tháng bố mẹ chu cấp hoặc tiền học bổng nhận được để chia nhỏ số tiền đó thành những khoản tiền phải chi tiêu như tiền ở, tiền ăn và tiền mua sách vở; khoản tiền còn lại mới dùng để mua sắm và đi chơi trong mục có thể cần chi. Ngoài ra, việc tính toán và lên kế hoạch từ sớm cũng giúp bạn tiết kiệm tiền chẳng hạn: mua vé tàu, vé máy bay càng sớm bạn có thể mua được vé giảm giá; tương tự khi bạn đang là sinh viên nên nhớ bạn thường được mua vé với giá ưu đãi nếu đi các phương tiện giao thông công cộng… Những khoản tiền tiết kiệm đó có thể dồn dần thành quỹ cho các chi tiêu phát sinh không thể không chi như sinh nhật bạn, đi dã ngoại…Hãy tham khảo thông tin về chi phí du học tại đây, để hình dung các khoản cần chi tiêu.

 

Để chi tiêu hợp lý bạn nên ghi lại tất cả các nguồn tiền mình có (vào mục: thu) và tất cả những việc phải chi (vào mục: chi). Có những phần rất tẻ nhạt như thức ăn, đi lại và sách vở cho khóa học và có những phần khá thú vị như  đi chơi tối và mua sắm. Nhận thức rõ về những khoản phải chi tiêu sẽ giúp bạn phân loại thứ tự chi tiêu ưu tiên và tìm cách để tiết kiệm. Ví dụ bạn có thể đi bộ thay vì sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay tự chuẩn bị bữa trưa cho minh thay vì mua bữa trưa ở trường vốn đắt hơn vài đô/ bữa. Bạn có thể tiết kiệm tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập bằng cách mượn ở thư viện của trường hay khu dân cư địa phương, hay mua đồ secondhand. Tham khảo thêm các website sinh viên năm châu tại đây, trên đó các sinh viên rao bán với giá hữu nghị xong nồi, bát đĩa, sách vở, máy tính, đồng phục cũ…tỷ thứ mà bạn có thể tiết kiệm. Chẳng có gì đáng xấu hổ khi mua lại sách của các bạn học trước, điều quan trọng là sách thì vẫn hầu như mới (Sinh viên nước ngoài ít khi vẽ, gạch xóa bẩn thỉu vào sách…vì khi mua, họ thường đã nghĩ đến việc học xong cần bán lại sao cho đươc giá nhất!!!), mình có thể tiết kiệm đến ½ số tiền so với mua mới, và quan trọng nhất là: bạn học được gì từ quyến sách cũ ấy và điểm cụ thể bạn đạt được khi học môn ấy là bao nhiêu %.

(Ảnh: Hãy biết chi tiêu hợp lý)

3. Giải pháp nào cho chi tiêu của bạn?

  • Lên danh sách những chi phí phải thanh toán hàng tuần hoặc hàng tháng như tiền thuê nhà, hóa đơn điện thoại, thành viên câu lạc bộ thể dục… và xem thử có thể thanh toán tự động từ tài khoản ngân hàng của mình vào ngày cụ thể hay không? Nếu không thể trả tự động thì bạn nên đảm bảo chi trả các khoản đúng hạn; việc thanh toán trễ hạn có thể làm cho số tiền bạn phải trả cho lần tới tăng thêm do bị phạt.
  • Sinh hoạt dựa vào ngân sách sống mỗi tuần; chẳng hạn như dành 120$ cho chi tiêu trong tuần về thực phẩm, phương tiện đi lại, giải trí…
  • Luôn luôn quan tâm tới số tiền bạn còn trong tài khoản, điều này giúp bạn biết liệu cơm gắp mắm. Đừng sử dụng thẻ tín dụng, nó thường mang lại phiền phức hơn là thuận lợi. Nếu bạn muốn sở hữu một thẻ tín dụng hãy lựa chọn cái tốt nhất cho mình, lãi suất có thể thay đổi từ mức thấp 6% cho đến mức cao 25% và cố gắng chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Dĩ nhiên trường hợp khẩn cấp không dành cho những đôi giày mới, vé xem hòa nhạc hoặc điện thoại đời mới… Nếu mua hàng qua mạng hãy sử dụng thẻ ngân hàng cho phép chi tiêu trong số tiền bạn có hoặc chi trả thông qua tài khoản của bạn. Nó sẽ bảo vệ bạn trên mạng và bạn không phải trả lãi suất cho món hàng mua nếu sử dụng thẻ tín dụng.
  • Sống tiết kiệm, hãy tận dụng tối đa cách tiết kiệm trong ngân sách hàng tuần chẳng hạn bạn có thể mua vật dụng  hoặc quần áo còn tốt mà đã dùng rồi tại những nơi như chợ cuối tuần hoặc săn hàng giảm giá ở siêu thị. Hãy tham khảo các trang web giá rẻ.

4. Một vài lời khuyên từ chuyên gia

  • Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Những ngày đầu khi đặt chân lên đất khách, bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng về cuộc sống cũng như sinh hoạt của mình ở đây. Ngoài sự giúp đỡ của các tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế tại trường theo học, bạn nên tham khảo bạn bè về những nơi có thể mua sắm, ăn uống với giá rẻ, hay hỏi những kinh nghiệm tiết kiệm chi phí như thế nào để tránh lạm chi.
  • Trau dồi kiến thức và ý thức về đồng tiền. Các vị phụ huynh nên dạy cho con mình biết quý trọng đồng tiền ngay từ lúc ở nhà và hướng dẫn con cái cách chi tiêu, mua bán, sử dụng đồng tiền. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu được những đồng tiền chân chính có được như thế nào và từ đó lên một kế hoạch chi tiêu hợp lý thay vì nghĩ rằng mình đương nhiên có được số tiền đó.
  • Cần biết xác lập mục tiêu trong chi tiêu, các tiêu chí cần ưu tiên thay vì ưu tiên mọi thứ. Rõ ràng, bạn không thể muốn tất cả mọi thứ, trong phạm vi cho phép bạn chỉ có thể lựa chọn thứ tốt nhất để chi.

Xem đoạn băng ghi hình buổi nói chuyện của các chuyên gia về quản lý tài chính khi du học tại đây.

Đồng thời, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về tài chính du học, quản lý tiền khi con du học, đầu tư tài chính ở nước ngoài và du học nói chung qua địa chỉ duhoc@ducanh.edu.an  hoặc tham khảo tại đây.

Nguồn: www.ducanhduhoc.vn

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Ngành Điện Tự động – Thu nhập cao, nhiều việc làm?

Cỏ trong vườn được tự động cung cấp độ ẩm, hệ thống điện tự ngắt, thang máy tự lên xuống, cửa tự động mở… khi đó, nhân lực trong ngành Điện – Tự động hoá sẽ còn “đắt giá” hơn nữa. Như nhận xét của TS. Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội: “Tự động hóa là 1 trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần”.

Kỳ 1: Khát nhân lực ngành Điện – Điện tử

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các chương trình học bổng ngành Điện – Điện tử tại Úc, cả ở những trường danh tiếng lâu đời thuộc Group of 8 như: ĐH Monash, ĐH Melbourne, ĐH New South Wales… đến những trường ĐH trẻ, năng động như: RMIT, UTS, Charled Darwin Uni, James Cook Uni, Victoria Uni

Kỳ 2: Đào tạo ngành cơ khí tại Việt Nam và nước ngoài

Có thể nói kỹ sư cơ khí là một trong số những người lao động được trang bị tốt nhất trên thế giới cả về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt công việc trong lĩnh vực cơ khí, bạn cần có niềm đam mê, tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, có tư duy phân tích nhạy bén, logic…

Kỳ 1: Nghề Cơ khí – Chọn 1 nghề làm nhiều ngành

Suy thoái kinh tế đã làm thay đổi tương đối cái nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp. Không ít những ngành nghề “hot” bị “rớt giá” thảm hại, trong khi một số nghề vẫn giữ được phong độ. Cũng có những nghề trở nên có giá hơn nhờ khủng hoảng và cơ khí là một trong số đó

Úc trả lương cao cho sinh viên ngành khoa học

Khoảng 40 phần trăm sinh viên tốt nghiệp khoa học sử dụng các kỹ năng và quy trình họ học được trong trường vào vị trí công tác của mình. Sự đa dạng về các cơ hội việc làm cho phép họ thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp của mình tùy theo kinh nghiệm. Sinh viên khoa học luôn sẵn sàng cho thị trường việc làm trong tương lai vì theo đánh giá khảo sát thì trung bình họ thay đổi việc làm khoảng ba đến năm lần.

Kỷ nguyên cho nghề kỹ sư

Với mỗi kỹ sư mới ra trường, tùy vào ngành học lương của họ có thể nằm vào khoảng trung bình từ $52,500 – $65,000. Một số ngành có thể kế đến như: Địa chất học: $53,000-$65,000; Kỹ sư hàng không: $55,300-$56,700; Kỹ sư Hóa: $60,000-$61,800; Kỹ sư Điện: $60,000-$63,000; Kỹ sư Điện tử/Máy tính: $55,000; Kỹ sư Cơ khí: $58,000-$60,000; Kỹ sư Mỏ: $80,000 ; Kỹ sư Xây dựng: $55,000-$57,000 ;

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn