09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Nghệ thuật biểu diễn: Khởi nghiệp bằng niềm đam mê

Thứ Hai - 08/04/2013

Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật sử dụng không gian của các loại hình sân khấu để thể hiện, truyền tải nội dung của các tác phẩm phi vật thể đến với công chúng.

Các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, ca múa nhạc ngoài đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và giải trí đa dạng, nó còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống của công chúng.

 Nghệ thuật diễn xuất của các nghệ sỹ thường được biểu đạt thông qua các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói theo các kịch bản đã định. Tuỳ thuộc vào thể loại, phong cách và không gian sân khấu, các nghệ sỹ sẽ chọn cho mình một phương pháp diễn để thể hiện tốt nhất vai diễn của mình.

 I. Theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - Đam mê không chưa đủ:

 
I. Theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn – Đam mê không chưa đủ:

 Nghệ thuật biểu diễn là lĩnh vực dành cho những sinh viên đam mê kỹ năng nghệ thuật – bất kể là khiêu vũ, âm nhạc, sân khấu, thiết kế hay biểu diễn. Nếu bạn mong muốn trở thành một diễn viên, ca sĩ hay vũ công chuyên nghiệp, ngoài năng khiếu cá nhân, bạn còn cần phải trải qua các khóa đào tạo một cách bài bản. Đối với một số loại hình nghệ thuật đặc biệt như múa ba lê hoặc chơi các loại nhạc cụ…, một điều kiện gần như bắt buộc là bạn phải được tiếp cận với chúng ngay từ khi còn nhỏ.

 Trong lĩnh vực nghệ thuật, để có thể tiến xa và bền vững trong sự nghiệp, bạn cần theo học tại một trường nghệ thuật được đánh giá cao và có uy tín trong việc giảng dạy các chuyên ngành mà bạn lựa chọn. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng điều này là không cần thiết và bạn có thể thành công chỉ bằng năng khiếu bẩm sinh của mình. Đó là một suy nghĩ sai lầm vì tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực này đều phải trải qua một chương trình đào tạo về nghệ thuật biểu diễn.

 Nó sẽ không chỉ “làm đẹp” hơn bản CV của bạn, được đánh giá tốt hơn trong mắt người tuyể dụng mà mà còn có thể đem lại cho bạn các mối quan hệ với những người làm nghề mà có thể sẽ giúp bạn có được một công việc trong tương lai. Có nhiều người muốn thành công với nghề mà không cần qua trường lớp nào cả, điều này là có thể nhưng nó cũng sẽ khiến con đường tới vinh quang của bạn trở thành một cuộc chiến khó khăn hơn.

 Các sinh viên trong lĩnh vực này sẽ phát triển kiến thức về các khía cạnh nghệ thuật và kỹ thuật của âm nhạc, khiêu vũ và sân khấu thông qua sáng tạo, sản xuất và biểu diễn. Họ cũng sẽ được học về lịch sử và lý thuyết đằng sau nghệ thuật biểu diễn. Các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:

  • Âm nhạc: Thanh Nhạc, Lí luận âm nhạc, Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy Dàn nhạc, Chỉ huy giao hưởng, Chỉ huy Hợp xướng, Chỉ huy âm nhạc, Nhạc dân tộc (biểu diễn nhạc dân tộc), Nhã nhạc, Đàn ca Huế, Nhạc cụ dân tộc, Nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn âm nhạc.

 
·

 

  • Sân khấu, điện ảnh, truyền hình: Lí luận phê bình điện ảnh; Công nghệ Điện ảnh truyền hình; Đạo diễn điện ảnh, sân khấu, truyền hình; Kĩ thuật sản xuất chương trình truyền hình; Biên kịch điện ảnh; Quay phim điện ảnh, truyền hình; Diễn xuất truyền hình; Diễn viên; Diễn viên kịch nói và điện ảnh; Diễn viên cải lương; Diễn viên chèo; Diễn viên Kịch Điện ảnh; Diễn viên sân khấu kịch hát; Kinh tế Kĩ thuật Điện ảnh.
  • Múa: Biên đạo Múa, Huấn luyện múa, Lý luận phê bình sân khấu múa, Diễn viên múa, Múa khiêu vũ.

 Có một điều chắc chắn rằng những người theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật là vì tình yêu của họ đối với nghề chứ không phải vì tiền. Thị trường lao động có thể khó khăn đối với những sinh viên nghệ thuật biểu diễn. Có thể có những quãng thời gian dài thất nghiệp, và nhiều sinh viên tốt nghiệp kiếm thêm thu nhập bằng những công việc bán thời gian trong những lĩnh vực khác, ví dụ như giảng dạy hoặc phục vụ.

 II. Du học ngành nghệ thuật biểu diễn tại Úc:

Những kỳ quan thiên nhiên, xã hội và văn hóa của nước Úc đã mang đến cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ ở các ngành nghề khác nhau. Ngày nay, có rất nhiều người đã và đang học tập và phát triển năng khiếu trong các trường nghệ thuật Úc cũng như các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học trên khắp nước Úc. Lĩnh vực này bao gồm nhiều môn học dàn trải trong nhiều khóa học để lựa chọn.
 

· 

 

Bạn sẽ tìm thấy nhiều khóa học phù hợp với niềm đam mê và kỹ năng của mình. Chẳng hạn như bạn có thể theo đuổi ngành diễn suất, lĩnh vực kỹ thuật kết hợp với ngành nghề sản xuất phim, âm nhạc… Nếu bạn muốn trở thành một nghệ sĩ biểu diễn, bạn có thể theo học một chương trình cử nhân về biểu diễn, khiêu vũ, diễn xuất và nghệ thuật sân khấu.

 

Đạo diễn Lê Quý Dương – Cựu sinh viên của Học viện Nghệ thuật Kịch quốc gia Australia, người đoạt giải thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và giáo dục do ĐSQ Úc tại Hà Nội trao tặng. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Sân khấu điện ảnh, đi làm ở Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa -Thông tin) một thời gian, năm 1994, Lê Quý Dương sang Úc du học và anh hiện là Giám đốc Công ty Trao đổi văn hóa nghệ thuật Việt Nam – Vacep tại Úc…  “Nước Úc đã mở ra cho tôi nhiều cơ hội nhưng Việt Nam là nơi tôi luôn nâng niu”, đạo diễn Việt kiều Úc Lê Quý Dương nói.

Có nhiều trường đại học có các trường chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn, và một số trường đại học cũng có những cơ sở uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó, trước khi đăng ký theo học ở bất cứ trường đại học nào, bạn có thể tham gia vào các buổi trình diễn hoặc tới tham quan xưởng nghệ thuật và phòng triển lãm. Trường đại học chỉ là một lựa chọn nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp về nghệ thuật biểu diễn. Những nhà cung cấp giáo dục tư nhân chuyên biệt cũng giảng dạy cho sinh viên nghệ thuật biểu diễn.

 
Các khóa học trong các chương trình Giáo Dục và Đào Tạo Nghề (VET) cũng nằm trong số những khóa học được săn tìm nhiều nhất do đó các khoá học này  rất phù hợp với hình thức đào tạo dựa theo kỹ năng và công nghệ tiên tiến. Các văn bằng VET khá đa dạng, từ các chứng chỉ cho tới những văn bằng cán sự cấp cao, tuy nhiên một số văn bằng cử nhân VET cũng giảng dạy về nghệ thuật, thiết kế và biểu diễn múa.

 Biên đạo múa Trần Ly Ly: Sinh trưởng trong một gia đình nghệ thuật, bố là hiệu trưởng Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, mẹ từng là diễn viên ballet múa đơn của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Ly Ly được học múa từ trung học. Sau đó, cô được học bổng ở bậc học cao đẳng tại Học viện công nghệ Boxhill (Úc), chuyên ngành dạy múa cho trẻ em, và cũng hoàn tất bằng đại học về múa tại Úc.

 Biên đạo múa Trần Ly Ly trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ

Biên đạo múa Trần Ly Ly trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ

 Cho dù bạn quyết định học ở bất cứ nơi đâu trên nước Úc, hãy khám phá những tiềm ẩn trong con người bạn và hãy học hỏi ngay từ những người bạn có cùng đam mê nghệ thuật nhé!

 III. Phẩm chất nghề nghiệp:

 Nếu muốn tham gia lĩnh vực nghề nghiệp này, bạn hãy xem câu trả lời của bạn có phải là “đúng” hoặc “có” cho hầu hết các đặc điểm dưới đây không:

  • Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm
  • Có khả năng trình diễn, biểu diễn
  • Khéo léo với các động tác vận động cơ thể
  • Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người
  • Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa
  • Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật
  • Thích học môn âm nhạc

 

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập trong lĩnh vực TKĐH tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Đón xem Kỳ 2: Nghề diễn viên điện ảnh: Có phải là một nghề đáng mơ ước?

 

 

Nhóm Sinh viên ngành Nghệ thuật biểu diễn tại Úc &

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Bài viết liên quan

Nghề giảng viên đại học: Công thức để thành công

Người ta thường nói nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ” nhưng với giảng viên đại học thì không phải là “gõ đầu trẻ” mà là “gõ đầu thanh niên”…

“Mách nước” của chuyên gia tuyển dụng dành cho ứng viên

Môi trường tuyển dụng ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng cao để có…

Tiếng Anh luôn “Hot”

Tầm quan trọng của Tiếng Anh không chỉ nằm ở việc đó là ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu mà còn bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng…

Thêm nhiều lựa chọn với ngành Cơ khí – Kỹ thuật

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu của xã hội, hiện có nhiều ngành nghề phụ và mới như Môi trường, Địa tin học,…

Công nghệ thông tin và Truyền thông vẫn hấp dẫn

Dù có lực lượng lao động khá đông nhưng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) hàng năm vẫn là một trong những lĩnh vực việc làm thú vị…

Vì sao ngành Quản trị khách sạn “hot”?

Nói tới quản trị khách sạn, không ít sinh viên mường tượng ngay trong đầu rằng đó là nghề rất vất vả, phải thức khuya dậy sớm, “làm dâu trăm…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn