09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Nghề Y: Học tập – làm việc – thu nhập – cơ hội

Thứ Hai - 03/12/2012

Điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến nguy cơ bệnh tật tăng dẫn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tăng lên, đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ y tế.

Trong khi đó nguồn cung nhân lực có trình độ đại học và sau đại học những năm qua bị hạn chế do thời gian đào tạo nhân lực cho ngành y mất 6 năm, dài nhất trong hệ thống đào tạo nhân lực và đòi hỏi chất lượng đầu vào cao.

 I. Nhu cầu về bác sỹ tại các bệnh viện công và tư tại Việt Nam:

Ngày 15/11/2012, tại thành phố Huế đã diễn ra hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế tại Việt Nam” do Tổ chức Atlantic Philanthropies phối hợp với Trường Đại học Y dược – Đại học Huế và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tổ chức. Các tham luận tại hội thảo cho thấy, Việt Nam hiện có bình quân 6,6 bác sĩ/10.000 dân và 7,8 điều dưỡng/10.000 dân. Để đạt được tỷ lệ bình quân 10 bác sĩ/10.000 dân như các nước trong khu vực thì cần phải bổ sung thêm 34.000 bác sĩ. Nhưng mỗi năm lại có hơn 10.000 cán bộ y tế nghỉ hưu khi dân số nước ta lại tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Vì vậy, cần phải đào tạo thêm nhiều cán bộ y tế, nhất là bác sĩ. Và đến năm 2020, mới cơ bản giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực y tế.

 
 

Đến năm 2020, Việt Nam mới cơ bản đáp ứng đủ nhân lực cho ngành y tế.

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chất lượng và phân bố nguồn nhân lực y tế. Hiện tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm đến 2/3; trong khi, tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ lần lượt chỉ chiếm 25%, 2% và 0,51%. Sự phân bố nguồn nhân lực y tế cũng bất cập. Ở thành thị, số cán bộ y tế chiếm hơn 50% khi dân số chỉ chiếm gần 28% cả nước. Ở khu vực miền Trung, dân số chiếm gần 22% cả nước nhưng số cán bộ y tế chỉ chiếm chưa đến 18%…  Đến năm 2009, toàn quốc đã có 28 tỉnh, thành phố có bệnh viện tư nhân với 93 bệnh viện hoạt động, chiếm khoảng 8,6 % (93/1.063) so với bệnh viện công lập. Các tỉnh có bệnh viện tư nhân tập trung nhiều là Hà Nội, TPHCM, Nghệ An và Đà Nẵng…

2. Học nghề y ở nước ngoài: Dễ – khó, đắt – rẻ và cơ hội nào cho người Việt Nam

 Ở các nước phương Tây, ngành y là một ngành danh giá và có yêu cầu đầu vào khá cao. Người ta nói du học đã khó, du học ngành y càng khó hơn. Để vào được chương trình cử nhân ngành Y bạn cần hoàn thành chương trình Trung học với học lực giỏi trở lên và trình độ Anh ngữ tương đương IELTS 6.5 trở lên (TOEFL iBT từ 80 trở lên). Tuy nhiên, bạn có thể chọn học từ bậc trung học hoặc dự bị đại học tại quốc gia bạn mong muốn để chuẩn bị tốt cho cả kiến thức và trình độ ngoại ngữ cho việc học lên Cử nhân sau này. Nếu có ý định du học ngành này, các em học sinh cần chăm chỉ trau dồi Anh ngữ học thuật của những môn học liên quan (Toán, Hóa, Sinh) lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. “Cái nền” này được tạo dựng vững chắc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi học sinh du học, kể cả khi đi làm hoặc học thạc sĩ, tiến sĩ.

 Nói về những ngày đầu khi mới học ngành y, Trang – hiện đang học tại một trường Cao đẳng cộng đồng tại Mỹ cho biết, mặc dù chỉ học ngành y tá nhưng cô phải trải qua các khóa học ở trường cao đẳng cộng đồng 1-2 năm sau đó mới xin được học chương trình đào tạo 4 năm tương đương với cử nhân y khoa và vừa học vừa phải thực tập. Ở Mỹ, nếu muốn trở thành bác sĩ có thể khám và điều trị cho bệnh nhân, bạn phải học ít nhất là 10 năm. “Thú thực, để theo ngành này đúng là một sự khổ luyện, chúng tôi phải học và đọc sách rất nhiều. Ngay cả với người bản địa, từ chuyên môn y khoa cũng là cả một sự khó khăn, nói gì đến sinh viên du học…”.

 

Bất kỳ sinh viên y khoa nào cũng bắt đầu bằng một lịch trình dày đặc: sáng học lý thuyết, chiều thực hành, tối đi trực.

 Hoa, một cựu sinh viên vừa tốt nghiệp ngành y tại Đại học Sydney, Australia cho biết, sinh viên y khoa phải học đến “trọc cả đầu” vì kiến thức y khoa mà trường yêu cầu rất nhiều. Có lẽ vì khó và khổ như vậy nên sinh viên Việt Nam du học ngành y rất ít, thậm chí là của… hiếm. Bởi nếu không có một tình yêu với nghề nghiệp thì nhiều người sẽ “giữa đường đứt gánh” vì không chịu được áp lực của việc học.
Ưu điểm lớn nhất của việc du học là ngoài việc được tiếp xúc với kiến thức mới, bài bản và hiện đại, các du học sinh cũng được tiếp cận với các trang thiết bị tiên tiến bậc nhất thế giới với các phòng lab, phòng thực hành đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, trong quá trình học, người học sẽ được thực tập trong môi trường bệnh viện thực thụ. Tuy nhiên chi phí du học ngành này cũng khá cao.
 Tại Mỹ, mức học phí trung bình tại các trường đại học khoảng $40.000 – $52.000/ năm + sinh hoạt phí $16,000. Tại Anh, học phí chương trình ĐH ở mức 10.000 – 21.000 bảng/năm và sau ĐH 10.000 – 33.000 bảng/năm + sinh hoạt phí tại London là 7.200 bảng/năm và ngoài London là 5.400 bảng/năm (thông tin từ Hội đồng Anh). Ở châu Á, Singapore là 1 trong những sự lựa chọn hàng đầu với nền y tế xếp hạng 6 thế giới về chất lượng chăm sóc sức khỏe. Nền giáo dục phát triển, môi trường trong sạch, an toàn … chi phí du học tại Singapore cũng chỉ = 1/2 chi phí tối thiểu tại Mỹ.

 3. Cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài cho các bác sỹ Việt Nam:

 Để học ngành Y bạn có thể tham khảo các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Singapore… Ở mỗi nước có yêu cầu đầu vào và thời gian theo học khác nhau. Học y ở Mỹ kéo dài 7 năm trong đó gồm 4 năm học Pre-medicien 3 năm học tiếp medicien, 3 năm tiếp làm bác sĩ thực tập như vậy sau 10 năm mới thành bác sĩ thực thụ và có bằng hành nghề y. Tại Anh, bạn sẽ mất 6 năm để có bằng MBBS (Bachelor of Medicine, Bachelor of Surgery), sau đó sẽ phải học thêm môn chuyên ngành 3-6 năm nữa. Học Y tại Úc cũng mất nhiều thời gian so với các ngành học khác, kết thúc 4 năm học Y học cơ bản, sinh viên tiếp tục học nội trú trong 3 năm, sau đó học tiếp trong 2 đến 3 năm cho một chuyên ngành chọn lựa. Các trường đại học Y Canada hoàn toàn không nhận sinh viên quốc tế.

 

Sinh viên y khoa trong một buổi thực tập

 Cho dù các bậc cha mẹ học sinh phải rất vất vả trong chu cấp tiền bạc cho con du học vì chi phí học tốn kém hơn nhiều so với những ngành nghề khác, nhưng nhiều người vẫn chấp nhận. Bởi lẽ, nghề y rất hấp dẫn và tương đối thuận lợi cho sinh viên ngoại quốc sau khi ra trường được ở lại làm việc và định cư. Theo thống kê của Tập san Medical Journal of Australia (MJA) thì số bác sĩ là người nước ngoài đã chiếm 1/4 tổng số bác sĩ ở Úc. Tỉ lệ này tương đương với các nước Mỹ, Canada, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, và Anh. Bác sỹ cũng là một trong những nghề kiếm nhiều tiền nhất trong xã hội, cùng với Luật sư và những người làm trong lĩnh vực ngân hàng. Tham khảo mức lương tại đây.

Thông tin hữu ích:

1. Tìm thông tin khóa học, học phí: tại Úc, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

2. Thông tin chi tiết về “Nhập cảnh và làm việc tại Vương quốc Anh”: tại đây và những công việc bạn có thể làm khi chưa tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp: tại đây

3. Các bạn sinh viên ngành y có thể tìm tài liệu y khoa miễn phí tại các trang web sau:

 
Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn  hoặc điện thoại:  04 3 9716 229  –  08 3929 3995 – 031 3686 689, hotline:  09887 09698 , email: duhoc@ducanh.edu.vn  

 Đón xem kì 2: Nha sỹ – Nghề có thu nhập khủng từ nhu cầu làm đẹp của mọi người

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Nghề giảng viên đại học: Công thức để thành công

Người ta thường nói nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ” nhưng với giảng viên đại học thì không phải là “gõ đầu trẻ” mà là “gõ đầu thanh niên”…

“Mách nước” của chuyên gia tuyển dụng dành cho ứng viên

Môi trường tuyển dụng ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng cao để có…

Tiếng Anh luôn “Hot”

Tầm quan trọng của Tiếng Anh không chỉ nằm ở việc đó là ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu mà còn bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng…

Thêm nhiều lựa chọn với ngành Cơ khí – Kỹ thuật

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu của xã hội, hiện có nhiều ngành nghề phụ và mới như Môi trường, Địa tin học,…

Công nghệ thông tin và Truyền thông vẫn hấp dẫn

Dù có lực lượng lao động khá đông nhưng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) hàng năm vẫn là một trong những lĩnh vực việc làm thú vị…

Vì sao ngành Quản trị khách sạn “hot”?

Nói tới quản trị khách sạn, không ít sinh viên mường tượng ngay trong đầu rằng đó là nghề rất vất vả, phải thức khuya dậy sớm, “làm dâu trăm…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn