09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Phân nhóm trong phỏng vấn visa Mỹ

Thứ Ba - 01/12/2015

Sau một ngày dài phỏng vấn cấp visa Mỹ, một vị phó lãnh sự đã phát biểu như sau: “Nếu bạn phải trải qua nhiều giờ đồng hồ ngồi ở cửa sổ phỏng vấn, bạn sẽ thấy đương đơn xin visa có thể phân loại thành các nhóm khác nhau. Có những nhóm cùng một mục đích đi du lịch với gia đình đến Disneyland, có nhóm sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học muốn đến Mỹ tham quan, hoặc nhóm khác muốn đi du học. Rõ ràng là những nhóm người này có cùng một “câu chuyện”, một ý định được lặp đi lặp lại mà chúng tôi phải nghe mỗi ngày. Bạn là một nhân viên trẻ làm việc trong ngành công nghệ cao, 2 năm kinh nghiệm, và sẽ đi thực tập hoặc tìm đối tác tại Mỹ? Tôi không biết mình đã phỏng vấn bao nhiêu “nhân viên trẻ” như thế mỗi ngày, cho nên nếu các bạn phàn nàn rằng chúng tôi bất công trong việc cấp visa, thực chất là vì chúng tôi đã biết rõ “câu chuyện” của bạn tới đường tơ kẽ tóc thậm chí trước khi bạn đứng trước chúng tôi! Các bạn có thể nghĩ bản thân mình là những cá nhân riêng biệt. Riêng với chúng tôi, nếu phải phỏng vấn hơn trăm người mỗi ngày thì chúng tôi buộc lòng phải phân nhóm các bạn để cân nhắc quyết định.”

 a1 

Nghệ thuật quyết định visa 

Một viên chức lãnh sự (consular officer – CO) ẩn danh, đã viết lại trên blog cá nhân của mình cách tiếp cận từng đương đơn xin visa Mỹ. Tôi xin được lược dịch sang tiếng Việt nội dung dưới đây:

Phân loại theo nhóm (profling). Đó là một loại ý nghĩ dễ nảy sinh trong tư tưởng khi tiếp cận một cái gì đó khác lạ. Tại sao một cảnh sát tuần tra yêu cầu dừng xe một người Mỹ đen? Đơn giản vì anh ta là Mỹ đen, và Mỹ đen thì đồng nghĩa với điều gì đó khuất tất.

Rất nhiều viên chức lãnh sự từ chối visa theo cách phân loại như vậy. Nếu họ nói cho bạn biết cách họ quyết định visa, bạn sẽ kinh ngạc thấy rằng phân loại (như người ta sàng thóc) chính là công việc họ đang làm.

Tôi sẽ nói cho bạn biết quá trình xét cấp visa từ góc nhìn của tôi, bởi vì tôi là một trong những CO giỏi nhất thế giới. Ngạo mạn ư? Không hẳn, bởi vì tự tin rất quan trọng đối với thành công của một CO. Mâu thuẫn trong tư tưởng, chóng vánh trong quyết định của CO chính là nỗi khiếp đảm số một của những người xin visa.

Tôi phỏng vấn visa như thế nào? Trước mỗi ca làm việc, tôi được nhận một loạt hộ chiếu bất kỳ. Một số hộ chiếu sẽ đi kèm với hàng đống giấy tờ chứng minh này nọ, số khác có rất ít bằng chứng. Trước khi tôi gọi đương đơn tới cửa sổ, tôi sẽ xem qua đơn và các giấy tờ kèm theo. Tại sao? Bởi vì việc này sẽ hình thành sẵn trong đầu tôi những câu hỏi cần thiết. Tôi không bao giờ hỏi bất kỳ câu hỏi nào mà tôi không biết trước câu trả lời. Tại sao? Uy tín chân thật của bạn (credibility) sẽ lộ rõ tại đây. Tôi không cần biết bạn làm được bao nhiêu tiền, đã đi du lịch những đâu, hoặc bao nhiêu lớp cát đống dưới ngón tay bạn. Mối quan tâm duy nhất của tôi là: con người đứng trước mặt tôi có trở về nước như anh ta tuyên hứa không? Khi tôi đọc thông tin trong đơn xin và giấy tờ kèm theo cũng là lúc tôi đưa ra một quyết định tạm thời (preliminary decision): cấp visa hay không. Một vài câu hỏi trực tiếp chỉ là để xác nhận quyết định ban đầu của tôi là đúng hay sai.

a2 

Dựa trên yếu tố nào mà quyết định ban đầu được đặt ra? Đó là kinh nghiệm của những cuộc phỏng vấn mà tôi đã thực hiện, và kết quả của những nghiên cứu thống kê (validation studies). Nếu tôi là một CO làm việc theo kiểu phân loại (profiling), tôi sẽ rất quan tâm đến phần trăm trong các thống kê mà phòng lãnh sự đưa ra. Nếu thống kê cho rằng những phụ nữ 50 tuổi từ một tỉnh thành nào đó có xu hướng ở quá hạn và làm nghề giữ trẻ chui ở Mỹ, nghĩa là để an toàn với công việc của mình, tôi nên từ chối tất cả mọi phụ nữ 50 tuổi đến từ tỉnh thành đó? Nhiều CO sẽ làm như vậy, nhưng tôi thì không. Tôi hiểu rằng cho dù cùng một hoàn cảnh xã hội, mỗi các bạn vẫn có thể có tâm lý và ý định khác nhau. Không phải mọi phụ nữ thất nghiệp 50 tuổi nào đến Mỹ cũng để giữ trẻ chui. Và không phải tất cả những doanh nhân thành đạt kiếm được 10,000 đô la mỗi tháng đều sẽ trở về nước.

Vậy thì vai trò của những dữ liệu trong nghiên cứu thống kê về visa là gì? Chúng đơn giản chỉ là xu hướng, là khả năng có thể xảy ra, nhưng không thể nào tuyệt đối đúng.

Việc gì sẽ xảy ra ở cuộc phỏng vấn? Sau lời chào, tôi sẽ nhìn kỹ khuôn mặt của người xin visa, chứ không phải nhìn xuống đống giấy tờ. Tôi muốn thấy rõ tường tận cách mà đương đơn sẽ trả lời những câu tôi đang hỏi. Tôi thăm dò từng phản ứng nhỏ nhặt nhất của bạn. Tôi ước lượng trong đầu thời gian dài ngắn mà bạn cần để đưa ra một câu trả lời chấp nhận được. Tôi tìm những lỗ hỏng, những sai lệch trong câu trả lời và thông tin khai trong đơn hay giấy tờ kèm theo. Tôi không muốn chú tâm nhiều đến giấy tờ bởi vì tôi không muốn bạn nghĩ rằng giấy tờ có sức nặng và có giá trị hơn chính con người của bạn. Bạn nên biết rằng phần lớn giấy tờ mà bạn trình trong cuộc phỏng vấn không có ảnh hưởng quyết định đến việc tôi cấp visa hay không. Nếu tôi yêu cầu bạn trình giấy tờ ra để xem xét, đó là vì tôi đang “biểu diễn” cho bạn xem để bạn khỏi ra ngoài mà phàn nàn rằng “Viên chức phỏng vấn không hề xem hồ sơ của tôi trước khi quyết định”.

Như đã nói, đôi khi tôi đưa ra một quyết định trái với nghiên cứu thống kê của phòng lãnh sự. Làm sao tôi biết mình đã quyết định đúng hay sai? Rất nhiều bộ phận lãnh sự sử dụng một hệ thống gọi là “những hồ sơ đáng lưu ý” (tickler file). Bất cứ khi nào tôi cấp visa cho một người mà dữ liệu thống kê bảo tôi phải từ chối, tôi sẽ phải ghi chú trong hồ sơ đó. Bộ phận chống gian dối (Fraud Prevention Unit – FPU) sẽ theo dõi đặc biệt hồ sơ này. Khi thời hạn đến Mỹ và trở về mà đương đơn khai trong đơn đã qua, FPU sẽ tiến hành điều tra để xem đương có ở quá hạn không, đã trở về hay chưa?

a3 

Khi tôi mới nhận nhiệm sở tại phòng lãnh sự hiện tại, rất nhiều đương đơn bị từ chối dựa theo sự phân loại của những nghiên cứu thống kê. Nếu đơn giản vậy, tôi tự hỏi, tại sao không giao cho máy vi tính quyết định luôn việc cấp visa dựa vào thông tin khai trong đơn. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Hàng trăm người lẽ ra có ý định tuân thủ luật di trú Mỹ sẽ bị từ chối, và hàng trăm người khác với ý định ở trái phép sẽ được cấp visa. Một máy vi tính không thể nào nhìn ra chân tướng của một con người. (Chỉ có con người mới nhìn ra nhau – người dịch)

Bạn hỏi tôi đã thành công ra sao với những quyết định visa của mình? Nghiên cứu thống kê cho rằng tỷ lệ ở quá hạn của những người tôi cấp visa mà hệ thống đã đưa vào “danh sách đen” (risky profile) quả thực cao hơn những đồng nghiệp của tôi. Một sự thật ngạc nhiên khác: tỷ lệ ở quá hạn của những visa do các đồng nghiệp cấp gần như là 0%. Có nghĩa là họ thông minh, lành nghề, và đưa ra những quyết định đúng tuyệt đối? Rất tiếc không ai là toàn tri cả. Giả sử tất cả những người mà nằm trong danh sách cảnh báo của hệ thống đều rời khỏi Mỹ đúng hạn, nếu không ai trong 100 người bị từ chối visa trong thực tế sẽ ở quá hạn, nghĩa là CO đã quyết định quá cứng nhắc, đã từ chối một cách oan ức rất nhiều đương đơn có ý định đến Mỹ và trở về, chỉ vì họ nằm trong danh sách phân loại xấu.

Làm thế nào một con người có thể đưa ra một phán quyết chính xác trong hai phút đồng hồ? Bạn không tin điều này là có thể, nhưng thực tế thì ngược lại. Tôi sẽ giàu to nếu tôi được nhận một đô la cho mỗi lần tôi từ chối những đương đơn “đại gia”. Tôi từ chối rất nhiều những người kiếm được rất nhiều tiền và “khoe” ra một lý lịch du lịch nước ngoài dầy đặc, nhưng sau đó tôi lại phát hiện một thông tin giả mạo nào đó. Tại sao tôi từ chối? Nguyên do là nếu có sự phức tạp trong hồ sơ, đương đơn thường rất đáng nghi trong mục đích đến Mỹ. Xin nhắc lại, tôi không quan tâm bạn kiếm được bao nhiêu tiền hoặc bạn đã đi đến những đâu. Sau sự kiện 11 tháng 9, nếu bạn không thể nói cho tôi biết chính xác bạn sẽ làm gì ở Mỹ, tôi sẽ không cấp visa.

Với lập trường riêng, liệu tôi có phạm sai lầm không? Dĩ nhiên không ai hoàn hảo. Đôi khi tôi cấp visa cho những người mà sau đó bộ di trú Mỹ đã tóm lại tại cửa khẩu vì họ có ý định di dân. Nhưng khi chúng tôi nhìn lại phần trăm thống kê, tôi và các CO trên khắp thế giới tự hào vì đã làm rất tốt công việc của mình đối với đất nước chúng tôi. Đó là lý do tại sao sau vụ 11/9, việc cấp visa vẫn không thể bàn giao từ bộ ngoại giao (Department of State) sang bộ nội an (Department of Homeland Security), đơn giản là vì mỗi bộ phận có mỗi kinh nghiệm và chức năng không thể thay thế lẫn nhau. Những CO giỏi đã phát triển những kỹ năng bản thân qua nhiều năm phỏng vấn hàng nhiều ngàn người khác nhau. Không ai, không có lớp học nào có thể dạy chúng tôi cách trở thành một CO thực thụ mà chỉ có thông qua kinh nghiệm. Nếu ai đó có thể học trở thành CO trong trường lớp, thì những kiến thức đó cũng có thể được thẩm thấu bởi bọn khủng bố. Chỉ có quá trình làm việc thực thụ và hiểu biết về những khả năng khó dự đoán mới có thể bảo vệ được an ninh nước Mỹ.

a4 

Nhiều người sau cuộc phỏng vấn đã gay gắt bức ép quyết định của một CO là sai vì tin rằng mình đã bị từ chối một cách kỳ quặc, thiếu cơ sở. Nên nhớ, CO là những người được đào tạo để đọc được từng vi tế nhỏ trong sự diễn đạt của bạn, có thể dễ dàng tìm ra sai lệch trong hồ sơ, có thể nhìn rõ lòng dạ con người mà rất hiếm khi sai. Đôi khi cũng có oan ức, đó là khi đương đơn chưa thể trình bày trong đơn hoặc trong cuộc phỏng vấn những thông tin quan trọng có thể khiến CO đưa ra những quyết định tích cực. Nhưng thông thường, quyết định từ chối là vì CO đã tìm ra một điểm yếu khiến cho ý định đến Mỹ của bạn nằm trong vòng nghi ngờ.

Những đương đơn xin visa với những thông tin hoàn hảo, tuyệt đẹp, thực vậy, đôi khi có những chiếc mặt nạ cần được lột ra…

Lời kết

Được đến nước Mỹ văn minh, tiến bộ và xinh đẹp với những mục đích khác nhau là ước mơ của rất nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, đất nước nào cũng có những mặt tích cực và tiêu cực mà chỉ khi đặt chân đến nơi ta mới cảm nhận rõ, và có khi phải hối tiếc đã phải trả cái giá đắt để đạt lấy “Giấc Mơ Mỹ” của mình. Việc xin visa vào Mỹ không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, nhất là trong phần khai đơn. Nước Mỹ và hệ thống hành chánh của Mỹ dựa trên công bằng – sự thật. Cho nên bạn cũng không nên vì mãnh lực phải đến được Mỹ mà mạo nhận những thông tin sai sự thật, điều này khiến cho nghiên cứu thống kê về những đương đơn từ Việt Nam trở nên xấu đi, ảnh hưởng đến những người có mục đích rõ ràng trong việc đến Mỹ và trở về Việt Nam đúng hạn. Việc bị từ chối visa thực ra cũng không phải là “tận cùng của thế giới”, bởi cuộc sống của bạn ở Việt Nam vẫn rất tốt đẹp với những gì đã và đang có. Cánh cửa cơ hội không bao giờ đóng lại với những người biết vươn lên từ thất bại, hãy tin sẽ có một CO khác nhận ra khả năng và ý định thật sự của bạn.

_Theo SVduhoc.com_

Tham khảo: Các dịch vụ du học tại Đức Anh

Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết :)

a5 

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Cơ hội học tập, học bổng hấp dẫn từ đại học Central Queensland, Úc

CQU – Central Queensland là một trong những trường đại học công lập nổi tiếng hàng đầu nước Úc với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đi làm nhận được…

Săn học bổng của các trường Mỹ và Anh tại Triển lãm du học

Tham gia triển lãm, bạn sẽ được gặp đại diện các trường phổ thông, cao đẳng, đại học tại Mỹ và Anh cùng các suất học bổng 10%-100% như: ĐH Oregon State, South Florida, Vermont, Maine, Northestern, Pace … tại Mỹ và ĐH Exeter, City London, Manchester, Lancaster, Surrey, … tại Anh.

Quản trị Khách sạn tại New Zealand: lương cao – việc làm tốt

Chi phí hợp lý, ngành học HOT; trường cam kết bố trí thực hành có trả lương trong khi học; được cấp bằng của Thụy Sỹ, New Zealand và Úc; cơ hội làm việc lâu dài tại New Zealand; visa nhanh… là những điểm mạnh khi du học tại PIHMS – Pacific International Hotel Management School.

BMIHMS: Top về đào tạo Quản trị khách sạn tại Úc

Được bầu chọn là trường đào tạo ngành Khách sạn du lịch tốt nhất tại Úc và châu Á Thái Bình Dương (Theo kết quả điều tra các tập đoàn khách sạn và các công ty dịch vụ khách hàng quốc tế của TNS Global năm 2013), trường Quản lý khách sạn quốc tế Blue Mountains (BMIHMS) mang đến cho sinh viên một môi trường học tập hoàn hảo nhất để gặt hái được những thành công trong sự nghiệp sau này

Chuỗi hội thảo du học Úc- New Zealand: Học bổng, việc làm, định cư

Ngoài TRIỂN LÃM DU HỌC QUỐC TẾ được tổ chức vào ngày 12, 13/7/2014 tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đức Anh EduConnect còn có “Chuỗi hội thảo du học Úc- New Zealand” từ ngày 7/7 đến 29/7 với sự tham gia của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học hàng TOP

Du học Anh quốc cùng công ty tư vấn du học “TOP”: Chuyên nghiệp- hiệu quả

Đức Anh EduConnect chính thức được bình chọn là công ty tư vấn du học hàng đầu (TOP Performing Agent), bởi Hội đồng Anh Việt Nam. Theo đó, Đức Anh là công ty luôn đảm bảo các tiêu chí chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả trong tư vấn- hỗ trợ các du học sinh.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn