09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Quản lý hậu cần: Thiếu trầm trọng nhân lực cao cấp tại Việt Nam

Thứ Ba - 09/10/2012

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc một đôi giày mang thương hiệu Mỹ như Nike hay Adidas nhưng lại được sản xuất ở Việt Nam đã là chuyện quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn cho đến nay nhiều người vẫn chưa biết rõ hành trình mà một đôi giày như thế đã trải qua để đến với người tiêu dùng. Hành trình đó là sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các nhà máy gia công trên khắp thế giới, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ… Làm cách nào để sự phối hợp này được tiến hành suôn sẻ, vừa tiết kiệm chi phí tối đa vừa đem lại nhiều lợi ích nhất cho các bên liên quan?

 Đó là vấn đề mà các chuyên viên quản lý hậu cần (Logistics Management) – một trong những ngành nghề “hot” nhất ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay – luôn trăn trở, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy giảm như thời gian qua.

Logistics là ngành dịch vụ có tầm hoạt động rộng ở mức độ toàn cầu

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 1. Quản lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng – Tưởng một mà hai

Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý hậu cần là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau nhưng thực tế không phải vậy.

Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần.

Quản lý logistic liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa.

Nói cách khác, logistics được xem như là một phần của hoạt động chuỗi cung ứng. Chức năng của logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu logistics làm tốt sẽ đảm bảo dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại hiệu quả cho doanh nghiệp (DN) và cả nền kinh tế.

.2. Ngành logistics thiếu nhân lực trầm trọng

Thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics (MIL) cho biết, trong 3 năm tới, trung bình các DN dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Mặc dù được xem là nghề “hot”, trả lương cao, song rất nhiều DN đang lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này.

Việt Nam đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm nghề logistics nhưng nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistic mỗi năm tăng 20-25%. Thiếu nhân lực đã đành, trong số nhân lực hiện nay chỉ có khoảng 3% được đào tạo chuyên nghiệp. Ông Trần Chí Dũng, Trưởng Ban đào tạo (MIL), cho biết: “Khảo sát của Viện về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, thực trạng chung là 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên trong quá trình công tác và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyện môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp”.

 

Các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại khi tìm ứng viên thích hợp

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 Ngành logistics được đánh giá là ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 xếp hạng hoạt động của ngành logistics Việt Nam đứng thứ 53 trên tổng số 155 nền kinh tế và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN. Nhu cầu về nhân lực ngành logistics trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng, mở ra thêm lựa chọn cho bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng của chọn ngành nghề.

3. Nghề thu nhập cao

Tại Việt Nam, do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của DN về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các DN. Chính vì vậy, thu nhập của những người làm nghề này khá cao. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, LĐ làm ở vị trí nhân viên lương từ 400 USD/tháng trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.200 USD/tháng trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 4.000 USD/tháng. Con đường thăng tiến của bạn cũng sẽ rất sáng sủa. Bằng chứng là nhiều CEO của các công ty lớn hiện nay có xuất thân từ ngành quản lý chuỗi cung ứng!

Trên thế giới, nhân lực ngành logistics cũng được coi là những người có thu nhập cao trong xã hội. Hãy tham khảo nhu cầu việc làm và thu nhập ngành này tại cường quốc hàng đầu thế giới Hoa Kỳ tại đây. Một chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng có thể kiếm được đến 127.900 USD/năm (tương đương 2,68 tỷ VNĐ/năm) và một chuyên viên phân phối/ logistics có thể kiếm được 112.900 USD/năm (tương đương 2,37 tỷ VNĐ/năm).

Thu nhập ngành Logsitics theo công việc (Nguồn: Peerless Media Research)

(Sưu tầm: www.ducanhduhoc.vn)

 4. Chuyên viên quản lý logistics – Học để vươn đến đỉnh cao sự nghiệp

Thời kỳ hội nhập hiện nay, yêu cầu chung trong giao nhận vận tải, logistics đòi hỏi bắt buộc nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu; có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu; các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế; thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế; có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển…

Trong lĩnh vực kinh tế, logistics là ngành dịch vụ mang lại nguồn lợi to lớn. Tuy nhiên, đây lại được coi là ngành khá mới trong hệ thống đào tạo tại Việt Nam. Một số trường đại học nước ta đã đưa ngành logistics vào chương trình giảng dạy, như Đại học Giao thông vận tải, đại học Ngoại thương, Đại học Hàng hải, Đại học Kinh tế TP. HCM…

Các bạn học sinh sinh viên yêu thích nghề Quản lý chuỗi cung ứng và Quản lý Logistics cũng có thể chọn lựa các khóa học bằng tiếng Anh tại Singapore – nơi có môi trường đào tạo rất chuyên nghiệp:

Các khóa cử nhân

  • Nhận Bằng Đại học từ trường đại học ở Anh, Úc;
  • Thời gian học trung bình: 2,5 năm;
  • Các trường đào tạo uy tín: Học viện EASB, Học viện Kaplan Singapore;
  • Yêu cầu đầu vào: Học sinh học hết lớp 10, 11 sẽ bắt đầu học từ bậc dự bị đại học (8 tháng) trước khi nhập học chương trình cử nhân (2,5 năm). Học sinh học hết lớp 12 sẽ được học thẳng chương trình cử nhân (2,5 năm). Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 (hoặc hoàn thành khóa tiếng Anh tại trường ở Singapore).

Khóa thạc sỹ

  • Nhận bằng Thạc sỹ từ trường đại học ở Anh, Úc;
  • Thời gian học trung bình: 18 tháng;
  • Các trường đào tạo uy tín: Học viện Kaplan Singapore;
  • Yêu cầu đầu vào: Tốt nghiệp đại học và có điểm IELTS 6.0-6.5 (hoặc hoàn thành khóa tiếng Anh tại trường ở Singapore), sinh viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành có liên quan sẽ được ưu tiên.

 

Thông tin liên quan:

 

1. Nhu cầu tuyển dụng và thu nhập của các nhà Quản lý cung ứng và phân phối tại Úc? Tham khảo thông tin tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc: tại đây

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn

hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 –  08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

ĐỂ TRỞ THÀNH “NGƯỜI BÁN HÀNG” AM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG

“Chỉ có sự đam mê mới thắp sáng được ngọn lửa kinh doanh nhưng cần hơn một sự đam mê để có thể làm văn hoá một cách nghiêm túc,…

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói

Nghề du lịch : Sức hút từ ngành công nghiệp không khói   Có rất nhiều bạn cho rằng làm du lịch tức là “được” hoặc “phải” đi nhiều nơi,…

NGHỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: HỌC NGHỀ TỪ THUỞ CÒN THƠ…

Người trúng xổ số hay bị hỏi: bạn sẽ dùng tiền như thế nào? 100 người thì có 100 câu trả lời khác nhau và không ít trong số họ…

Làm việc theo nhóm trong môi trường học tập và việc làm

Đã có rất nhiều học sinh, sinh viên, công chức trẻ chia sẻ, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức và cách thức làm việc mới thì các bạn cũng…

Nghề Kỹ thuật tài chính thực hành (Financial Engineering)

Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu cùng độc giả về một nghề đang phát triển như vũ bão 30 năm gần đây: Financial Engineering – nghề Kỹ thuật…

Vì sao sinh viên kinh tế nên trải nghiệm thực tế?

Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sinh viên các ngành kinh tế muốn thành công trong những ngành rất “hot” tại doanh nghiệp phải…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn