09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Quản trị ẩm thực – Nhu cầu tạo ra xu thế

Thứ Hai - 20/08/2012

QUẢN TRỊ ẨM THỰC – NHU CẦU TẠO RA XU THẾ

Khi áp lực cạnh tranh trong ngành trở nên gay gắt hơn, khách hàng cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng món ăn cũng như thái độ phục vụ, thì dự đoán nhu cầu nhân lực quản trị ẩm thực sẽ tăng mạnh trong một vài năm nữa.

Thực tế, “quản trị ẩm thực” (culinary management) và “quản trị viên ẩm thực” vẫn còn là những cụm từ xa lạ với rất nhiều người ở ViệtNam. Tuy vậy, dự đoán rằng ViệtNamsẽ cần nhiều nhân lực chất lượng cao cho vị trí này trong một vài năm nữa. Trong phạm vi hạn hẹp, bài viết này mong muốn giúp các bạn có cái nhìn chung về công việc của một quản trị viên ẩm thực, những yêu cầu đặt ra đối với người làm công việc này, và những cơ hội làm việc tại ViệtNam.

Hàng ngày, những quản trị viên ẩm thực làm gì?

Sau đây là những công việc điển hình của một nhân viên quản lý ẩm thực:

–         Nếm đồ ăn và đảm bảo những quy định dành cho mỗi món ăn luôn được đảm bảo và duy trì.

–         Giải quyết những khiếu nại hay phàn nàn của khách hàng về chất lượng đồ ăn, dịch vụ, hay phòng ốc.

–         Quản lý hoạt động mua bán nguyên liệu nhà bếp, đảm bảo luôn sẵn sàng cung ứng về số lượng và chất lượng.

–         Theo dõi hoạt động chuẩn bị đồ ăn, các khẩu phần ăn, việc trang trí và trình bày món ăn để đảm bảo mỗi món ăn đều được chuẩn bị và bài trí hợp lý.

–         Quản lý chi tiêu, ghi chép các khoản thu – chi, và theo dõi các giao dịch tài chính khác nhằm đảm bảo mỗi khoản chi tiêu đều được cân nhắc và nằm trong khả năng tài chính cho phép.

–         Theo dõi lịch làm việc của nhân viên, đồng thời quản trị viên ẩm thực cũng là người chịu trách nhiệm phân công công việc cho các nhân viên này.

Người trẻ có quyền mơ ước, nhưng vị trí quản lý không phải giấc mơ màu hồng !

(Sưu tầm: Đức Anh A&T)

Đây có phải là nghề dành cho bạn?

Theo thông tin khảo sát từ nhiều website tư vấn việc làm, để có thể trở thành một nhà quản lý ẩm thực chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần có lòng say mê với các đồ ăn thức uống hay sự chăm chỉ, tận tuỵ với công việc mà còn cần thêm nhiều kỹ năng khác, phù hợp với những đặc điểm riêng của ngành nghề.

Một số kỹ năng cần thiết bao gồm:

–         Kỹ năng giao tiếp – Một quản trị viên ẩm thực mỗi ngày cần liên lạc, trao đổi với rất nhiều người. Đó có thể là những khách hàng giàu có và khó tính hoặc những nhân viên mới còn thiếu cái nhìn đầy đủ về thực tế công việc. Đó có thể là những trí thức có vị trí cao trong xã hội, hoặc những người làm các công việc rất bình thường như lao công, tạp vụ. Đó có thể là những người ngoại quốc còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ, hoặc những người địa phương vốn cùng chung nền văn hoá. Vì thế, khả năng giao tiếp tốt là yêu cầu đầu tiên cần có ở một quản trị viên ẩm thực.

–         Tư duy phản biện (critical thinking) – Bạn có thể thấy nghi ngờ về sự cần thiết của kỹ năng này, bởi những nhà lãnh đạo lão luyện nhất đều đưa ra các quyết định rất nhanh mà ít khi cần đến những phân tích khoa học, xác đáng. “Những hành động thật cảm tính!” –  bạn có thể nghĩ như vậy, và ý nghĩ đó không phải là sai. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cảm tính của họ đều dựa trên nhiều năm lăn lộn trên thương trường, luôn luôn tư duy logic, khách quan, và đa chiều nhất có thể.

–         Khả năng nắm bắt tâm lý người khác – Trên thực tế, sự hiểu biết về người khác cộng thêm sự nhạy cảm vốn có có thể giúp bạn rất nhiều trong công việc và các mối quan hệ xã hội khác. Hãy tưởng tượng bạn không chỉ biết được người khác đang làm gì, bạn còn biết được tại sao người ta làm như thế, từ đó bạn biết người ta cần gì và mình có thể làm gì cho họ. Những nỗ lực làm hài lòng khách hàng và tạo lập quan hệ tốt với đồng nghiệp nhờ vậy sẽ tập trung hơn và hiệu quả hơn.

–         Suy nghĩ mở, hay là khả năng tiếp nhận cái mới – Đây là một trong những điều quan trọng nhất quyết định tiềm năng phát triển của bạn cũng như khả năng thích ứng của bạn với những thay đổi trong môi trường. Bạn có thể có những khởi đầu hoàn hảo với bằng cấp giá trị và một kho giàu có những kinh nghiệm thực tế tích cóp trong quá trình đi làm từ thời sinh viên, nhưng những nơi làm khác nhau có môi trường khác nhau, ở những thời điểm khác nhau cũng có những xu hướng khác nhau, và ở độ tuổi khác nhau, tâm sinh lý cùng các trải nghiệm cũng đưa đến những nhìn nhận khác nhau.

–         Ngoài ra, bạn cũng cần có những khả năng chuyên môn cao, bao gồm kỹ năng tổ chức thời gian, quản lý tài chính, quản trị nhân sự, kỹ năng thu nhận và sàng lọc thông tin, kỹ năng phân tích, đọc viết nhanh, năng lực ngôn ngữ, vv..

Cơ hội việc làm và thăng tiến

Việt Nam có tiềm năng trở thành “bếp ăn của thế giới”

Trong hội thảo Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Philip Kotler – một trong những nhà sáng lập trường phái marketing hiện đại của thế giới cho rằng ViệtNamrất có tiềm năng trở thành bếp ăn của thế giới. Nguyên nhân xuất phát từ chính các đặc điểm ít dầu mỡ, ít thịt, dễ tiêu hoá, cân bằng Âm – Dương cùng sự kết hợp các loại gia vị hết sức phong phú của các món ăn Việt Nam.

Theo các thống kê kinh tế, GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ ăn uống tăng thêm 1,5%. Trung bình, chi phí ăn uống chiếm 18 – 20% chi phí cho cả chuyến du lịch. Không chỉ vậy, các dịch vụ này còn làm tăng giá trị của các sản phẩm lên tới 300%, đem lại lợi nhuận đạt 40 – 50% tổng doanh thu. Qua đây, có thể thấy rằng ngành dịch vụ ăn uống ở Việt Nam sẽ rất phát triển trong thời gian tới, và sẽ là một trong những ngành có mức thu nhập trung bình cao nhất.

 

Một nhiệm vụ của những quản trị viên ẩm thực là đảm bảo cho hàng trăm chiếc bánh như thế này cung cấp cho khách hàng mỗi ngày trong cả 30 ngày của mỗi tháng có hình thức, hương vị và bằng cung cách phục vụ tuân theo những chuẩn mực nhất định.

Sưu tầm: Đức Anh A&T

Sự phát triển nhanh chóng trong hiện tại của ngành này ở Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến năm 2007, Việt Nam đã có 25 khách sạn 5 sao, 65 khách sạn 4 sao và gần 150 khách sạn 3 sao. Năm 2006 cũng là năm Việt Namgia nhập WTO và cam kết mở cửa trong lĩnh vực kinh doanh này. Kể từ đó, người Việt Nam có điều kiện tiếp cận với không chỉ những khách sạn do các tập đoàn khách sạn quốc tế sở hữu mà cả các chuỗi cửa hàng quy mô nhỏ hơn kinh doanh phở, bánh ngọt, kem, thức ăn nhanh, vv…Không chỉ thế, thị trường dịch vụ ăn uống Việt Nam cũng trở nên sôi nổi hơn bất cứ thời điểm nào trước đây với sự tham gia của những thương hiệu trong nước như Phở 24, Phở Vuông, Lẩu nấm Ashima, Quán Ngon, vv..

Theo nhận định chung, hiện tại chỉ có các khách sạn cao cấp cùng các chuỗi nhà hàng rất lớn mới có nhu cầu tuyển những chuyên gia trong lĩnh vực quản trị ẩm thực. Tuy nhiên, khi áp lực cạnh tranh trong ngành trở nên gay gắt hơn, khách hàng cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng món ăn cũng như thái độ phục vụ, thì dự đoán nhu cầu nhân lực quản trị ẩm thực sẽ tăng mạnh trong một vài năm nữa. Còn trên thế giới, những khách sạn 5 sao, những chuỗi nhà hàng cao cấp từ lâu đã coi quản trị ẩm thực là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của ngành này. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Lao động Mỹ (Bureau of Labor), tính tới tháng 5/2011, toàn nước Mỹ cần khoảng 90 300 nhân lực cho công việc này, với mức lương trung bình là $22,4/giờ, tương đương với $46 600/năm. Tuy vậy, người ta cũng ghi nhận mức dao động lớn trong mức thu nhập ở ngành này, tuỳ theo vị trí và địa điểm làm việc, một nhân viên có thể đạt mức $35,61/ giờ hay $74 060/ năm, gần gấp đôi mức bình quân của ngành. Trong đó, mảng kinh doanh nhà hàng cần nhiều quản trị viên ẩm thực nhất, chiếm gần 50% nhu cầu nhân sự của toàn ngành. Tuy nhiên, có mức thu nhập cao nhất lại là các quản trị viên ẩm thực cho các du thuyền cao cấp, đạt $73 010/năm, so sánh với mức $67 580/năm của các nhà quản trị cho các khu vui chơi giải trí cũng như các nhà hàng, khách sạn ven những con đường lớn.

Một số địa chỉ đào tạo ngành này:

Bạn có thể tìm kiếm các chương trình học ở cả bậc đại học và sau đại học cho ngành này ở các trường đào tạo nhân lực cho ngành kinh doanh du lịch, khách sạn và nhà hàng. Một số trường được sinh viên ViệtNamlựa chọn trong nhiều năm gần đây có thể kể ra bao gồm:

1. HTMi – Hotel and Tourism Management Institute

2. BMHS – Blue Mountain Hotel School

3. Le Cordon Bleu

4. Victoria University

5. TAFE New South Wales

6. TAFE Box Hill Institute

7. TAFE William Angliss

8. TAFE South Australia

9. TAFE Western Australia

10. TAFE Queensland

11. EASB Singapore

12. Queenstown Resort College New Zealand

Đào Bích Ngọc

Thông tin về tác giả:

Đào Bích Ngọc – Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội chương trình Chất lượng cao ngành Kinh tế đối ngoại khoá 2008 – 2012, hiện là chuyên viên marketing tại công ty TNHH Tư vấn – Đào tạo và Dịch thuật quốc tế Đức Anh.

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Thiết kế nội thất – Nghề “đắt sô”

Mặc dù du nhập vào Việt Nam đã khá lâu nhưng lĩnh vực thiết kế, trang trí nội thất mới chỉ thật sự được chú ý trong một vài năm…

Học ngành Thiết kế công nghiệp ra sẽ làm nghề gì?

Bạn có bao giờ hứng thú nhìn ngắm kệ sách của bạn và tự hỏi nó sẽ trông đẹp hơn và tiện lợi hơn nếu màu sắc và thiết kế…

Kỳ 2: Thiết kế thời trang- Ngành học không bao giờ lỗi mốt

Trong một xã hội hiện đại khi nhu cầu và trình độ văn hóa, nghệ thuật – thẩm mỹ ngày càng tăng cao thì nghề thiết kế thời trang (fashion…

Nghề người mẫu chuyên nghiệp: Đằng sau ánh hào quang

Được mặc đồ đẹp, được lên bìa các báo, tạp chí, xuất hiện duyên dáng, tươi trẻ trên các spot quảng cáo trên truyền hình, biểu diễn trên sân khấu…

Nghề phát triển ứng dụng di động: Nghề thời thượng

Nếu như chỉ cách đây chưa đầy 5 năm, ngành công nghiệp ứng dụng di động (mobile application) là khái niệm chưa hề tồn tại thì năm 2011 doanh thu…

Dược sỹ Việt Nam và thế giới: Học tập – Việc làm – Thu nhập

Bạn đang cầm trên tay những viên thuốc thật nhỏ bé, song đó lại là những nỗ lực và phát minh kỳ diệu của nhân loại trong cuộc chiến đấu…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn