09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Quyền lực mềm của các bảng xếp hạng đại học

Thứ Ba - 22/05/2018

Các bảng xếp hạng đại học toàn cầu đang “tiêm” vào đầu những nhà quản lý công lối tư duy “thứ bậc” và “điều chỉnh” phản ứng chính sách của các quốc gia, đồng thời khơi mào một cuộc chiến xếp hạng.

Các bảng xếp hạng đại học xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ (1983) với bảng xếp hạng thường niên các trường đại học của U.S.News and World Report. Thế nhưng chỉ đến khi Trung Quốc “nổ phát súng” với xếp hạng ở quy mô toàn cầu – ARWU của ĐH Giao thông Thượng Hải (2003), “cơn sốt” các bảng xếp hạng toàn cầu mới bắt đầu bùng nổ với những bảng tiếp theo của Times Higher Education (THE Rankings – 2004), Quacquarelli Symonds (QS Ranking – 2004), Leiden (2007), … Các bảng này đã tạo ra nhận thức về “thứ bậc” giữa các trường, các quốc gia và kéo tất cả bước vào “cuộc chạy đua vũ trang” nhằm cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng. Không chỉ hệ thống giáo dục mà các chính sách khác của chính phủ các nước cũng đang chịu ảnh hưởng đáng kể từ tư duy “thứ bậc” này.

xếp hạng đại học a1

Sáp nhập và tái cấu trúc

Bảng xếp hạng đại học đem đến niềm tự hào quốc gia và khẳng định vị thế về giáo dục trên đấu trường quốc tế. Chính những thất vọng về vị trí trên bảng xếp hạng đã thôi thúc các quốc gia tái cấu trúc lại hệ thống giáo dục, sáp nhập các cơ sở nhằm tăng quy mô, giúp các trường có được kết quả tốt hơn trên các bảng xếp hạng toàn cầu, đặc biệt là các bảng như ARWU đánh giá thông qua số lượng thay vì bình quân.Kết quả trên bảng xếp hạng năm 2005 của ARWU cho thấy chỉ có 4 trường của Pháp lọt vào top 100 và không có trường nào trong top 50 [so sánh với Anh có 11 và Mỹ có 53 trong top 100] đã gây ra một cú sốc với giới chức Pháp, buộc chính phủ nước này ra quyết định tái sáp nhập một số trường đại học, tổ chức nghiên cứu và grandes écoles (các trung tâm đào tạo kỹ thuật, chính trị, quân sự ưu tú) để thành lập các trung tâm vùng xuất sắc. Động thái này đã đảo ngược tiến trình chia tách các trường đại học lớn mà Pháp thực hiện trước đó, bởi kể từ sau khi tách ĐH Paris thành 13 ĐH tự trị vào năm 1970, Pháp còn rất ít trường đủ khả năng lọt vào top 100. Xu hướng sáp nhập các cơ sở giáo dục đang ngày càng phổ biến khắp châu Âu, kể từ năm 2005 đến nay. Tại Đan Mạch, số lượng các trường giảm từ 12 xuống còn 8. Tại Estonia, số trường đại học trong nước giảm từ 41 xuống 29.Xu hướng thứ hai cũng đang lan rộng ở châu Âu là phân tầng hệ thống giáo dục thành các đại học xuất sắc và các trường đại chúng. Ví dụ như ở Pháp, nền giáo dục nước này vốn có truyền thống không chia cấp bậc nhưng Chính phủ Pháp hiện nay đã quyết định rằng sẽ không phân phối đồng đều mà ưu tiên cho các trường lớn, tập trung vào sự xuất sắc và quản trị hiện đại. Tổng thống lúc bấy giờ là Nicolas Sarkozy phát biểu: “Chúng ta có bao nhiêu trường đại học? 83 trường? Chúng ta sẽ không chia tiền cho cả 83 trường.” Pháp đã xóa bỏ di sản bình đẳng vốn đã tạo nên chất lượng của nền giáo dục Pháp ngày nay, và Đức cũng đang thế.

Sự trỗi dậy của “đại học tinh hoa”

Đại học tinh hoa là kết quả phái sinh từ sự phân tầng hệ thống giáo dục, tuy nhiên trong thế kỷ 20, phong trào đại chúng hóa giáo dục đại học đã thu hẹp số lượng các đại học tinh hoa lại, tập trung chủ yếu ở AnhMỹ như Oxford, Harvard, Cambridge,… Thế nhưng tình hình đang thay đổi bởi chính phủ các nước nhận ra rằng việc có các trường nằm trong top đầu thế giới mới là lời khẳng định tốt nhất về chất lượng giáo dục xuất chúng.

Kết quả xếp hạng của ARWU, THE và QS cho thấy không trường nào của Đức lọt top 20 hay 50, đã thách thức niềm tin rằng Đức có những trường tốt nhất thế giới. Chính phủ Đức đã nhanh chóng khởi động chương trình Sáng kiến Xuất sắc, nhằm tạo ra Ivy League phiên bản Đức, tập trung vào công bố/hoạt động nghiên cứu để giành lại vị trí dẫn đầu của Đức trong nghiên cứu. Tại Pháp, năm 2009 chính phủ đã tài trợ 7,7 tỷ Euro cho Sáng kiến Xuất sắc nhằm tạo ra 5 đến 10 cụm nghiên cứu và giáo dục bậc cao đẳng cấp toàn cầu, đồng thời tuyên bố kế hoạch dành 4,4 tỷ Euro để xây siêu đại học Paris-Saclay – nhắm đến Top 10 thế giới. Liên bang Nga cũng lựa chọn “đại tu” lại khu vực giáo dục của mình, bằng cách kiểm toán độc lập các trường đại học và chọn ra 15 trường sẽ nhận được các khoản trợ cấp để cải thiện khả năng đáp ứng các tiêu chí xếp hạng.

Không chỉ những nước châu Âu nóng lòng tìm lại “hào quang quá khứ” của mình, các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, SingaporeMalaysia cũng đang là những “chiến binh” tích cực bậc nhất trên đường đua xếp hạng này. Chiến lược chung là thiết lập “Chương trình Xuất sắc” để hỗ trợ và tăng kinh phí cho nghiên cứu khoa học và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhật Bản, sau hàng thập kỷ đầu tư “khủng” cho giáo dục đại học nhưng thành công lại “hạn chế” – chỉ có 2 trường lọt top quốc tế, đã khởi động nhiều lượt chính sách như Chương trình Trung tâm Xuất sắc cho Thế kỷ 21, Chương trình Trung tâm Xuất sắc Toàn cầu,… nhằm hiện thực hóa mong muốn “10 đại học lọt top 100” của Thủ tướng Shinzo Abe.

xếp hạng đại học a2

Chính sách nhập cư và hợp tác quốc tế

Các bảng xếp hạng đại học đã tạo ra nhận thức xã hội rằng một số trường xuất sắc hơn đại đa số các trường khác, và những cá nhân tốt nghiệp từ những trường xếp hạng cao cũng sẽ ưu tú hơn, xứng đáng nhận được đãi ngộ tốt hơn. Lối tư duy này đã ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn người nhập cư ở một số nước như Hà Lan. Năm 2008 chính phủ nước này đã ra quy định rằng để đạt tiêu chuẩn “Người nhập cư có tay nghề cao”, người nộp đơn phải có bằng thạc sĩ/tiến sĩ từ một cơ sở giáo dục của Hà Lan đã được chứng nhận hoặc từ cơ sở giáo dục không thuộc Hà Lan nhưng được xếp trong Top 200 trường thuộc bảng xếp hạng của THE, ARWU hay QS. Ở Đan Mạch, để được nhận thẻ xanh sẽ phụ thuộc vào xếp hạng – trong tổng số 100 điểm dành cho trình độ giáo dục mà ứng viên có thể nhận được, có đến 15 điểm sẽ được trao theo vị trí xếp hạng của trường đại học mà ứng viên tốt nghiệp

Các chính sách hợp tác quốc tế cũng chịu tác động tương tự. Năm 2012, Ủy ban Tài trợ Đại học của Ấn Độ đã tuyên bố chỉ những trường ngoại quốc nằm trong top 500 của bảng xếp hạng THE, ARWU mới đủ điều kiện tham gia chương trình liên kết đào tạo song bằng, điều này đồng nghĩa là nhiều cơ sở giáo dục tốt sẽ không đủ năng lực trở thành đối tác chỉ bởi họ định hướng giảng dạy hay tập trung vào nghệ thuật và nhân văn.

Nga lại đi một bước tiến lớn hơn khi quyết định công nhận bằng cấp từ các trường đại học ngoại quốc nằm trong top 300 của ARWU, QS hay THE. Với những trường còn lại, quy trình công nhận rất cồng kềnh, trừ khi các trường ở các nước có thỏa thuận thừa nhận song phương với Nga. Ở Nga, Hong Kong hay Brazil còn có chính sách tài trợ cho sinh viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài nhưng yêu cầu điểm đến phải ở trong top 300 thế giới (Nga) và ở top 100 bảng xếp hạng quốc tế hoặc top 30 các trường đại học khai phóng của USNWR (Hong Kong).

***
Các bảng xếp hạng đại học toàn cầu đang thể hiện một thứ quyền lực mềm có khả năng “thao túng” các quyết sách chính phủ thông qua hình thành nhận thức “trường tốt – trường kém” trong xã hội. Đã có những làn sóng tẩy chay từ chính các trường đại học và từ cả Chính phủ (Mỹ), thế nhưng chừng nào các quốc gia còn coi các bảng xếp hạng là nơi khẳng định vị thế địa chính trị thì không thể dừng cuộc đua này lại, bởi kể cả những nước dường như “đứng ngoài” như Anh (nhờ thành tích tốt được tích lũy trong quá khứ) cũng đang phải thay đổi trước sức ép bị các nước châu Á và Âu khác đuổi kịp.

Minh Thuận tổng hợp

Nguồn: Andrejs Rauhvargers (2013), Global University Ranking and Their Impact – Report II, EUA Report on Ranking 2013.
Ellen Hazelkorn (2013), The Impact of University Rankings on Higher Education Policy in Europe: a Challenge to Perceived Wisdom and a Stimulus for Change.

Nguồn Tia Sáng

Tag xem thêm: du học, du học anh, du học úc, du học mỹ, du học new zealand, du học singapore

Bài viết liên quan

Mùa du học- nói chuyện visa du học (Kỳ 2)

Trong bài viết đầu tiên, chúng tôi đã giới thiệu “5 nguyên tắc vàng” khi xin học, visa du học với nguyên tắc đầu tiên- “ĐÚNG”. Bạn đã thuộc nằm lòng nguyên tắc này? Vậy ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn nguyên tắc thứ 2 và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất- “ĐỦ”

Hiệu quả của chương trình hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 khởi nguồn từ Monash

Monash là trường Đại học trẻ nhất trong nhóm Go8 nhưng lại là trường Lớn nhất và Quốc tế nhất của Úc. Với 89% sinh viên có việc làm toàn thời gian chỉ trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp, Monash được xếp hạng là trường đứng đầu nước Úc và Top 32 của thế giới để tuyển dụng nhân sự. Monash đứng số Một về hỗ trợ sinh viên bao gồm cả mảng tìm việc làm bán thời gian trong 3 năm liền liên tiếp.

Mùa du học- nói chuyện visa du học (Kỳ 1)

Tháng 6 đến tháng 10 là khoảng thời gian nhiều học sinh, sinh viên xin visa du học nhất; cũng là khoảng thời gian các công ty tư vấn du học chứng kiến nhiều chuyện vui buồn vì visa nhất

Đại học Monash: Giảm 50% vé tầu, xe công cộng cho sinh viên quốc tế

Từ năm 2015, du học sinh đang học tại Monash sẽ được giảm 50% khi mua vé Myki cả năm thông qua chương trình thử nghiệm 3 năm kết hợp giữa Đại học Monash, chính phủ bang Victoria và các tổ chức giáo dục trong bang.

5 nguyên tắc thành công trong ngành công nghiệp khách sạn

Ông Andrew Lo, chuyên viên huấn luyện bộ phận buồng của khách sạn Mandarin Oriental Hyde Park cho biết, sau nhiều năm trải nghiệm trong ngành công nghiệp khách sạn,…

Làm thế nào để học một ngoại ngữ mới hiệu quả?

“Để học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù và nỗ lực không biết mệt mỏi”. Sẽ có lúc bạn gặp những khó khăn và chán nản nhưng hãy kiên trì và nhớ một điều rằng chờ đợi phía cuối mỗi con đường là một phần thưởng xứng đáng.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn







<TrướcTiếp>
Tháng Một 2025
CNT2T3T4T5T6T7
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031