Tiếng Anh- Du học – cầu nối văn hóa Đông- Tây?
Thứ Ba - 20/08/2013
Mỗi lần trao đổi với thầy Jim, tôi thấy giống như nói chuyện với một người anh trai. Uyên bác nhưng gần gũi. Dường như giữa tôi với thầy không bao giờ hết chuyện; đặc biệt là chuyện văn hóa, chuyện du học và trải nghiệm ở nước ngoài.
“Here’s looking at you, kid”
Thật đáng ngạc nhiên trước những điểm chung tôi chia sẻ với thầy Jim mặc dù chênh lệch tuổi tác khá lớn. “Here’s looking at you, kid” và tôi biết ngay thầy đang ám chỉ một ‘famous line’ trong bộ phim “Casablanca” của những năm 40. Tôi đã nói với thầy tôi dám cá rất ít du học sinh người Việt biết bộ phim này.
Dẫu vậy, “Casablanca” có ảnh hưởng lớn đến phương Tây (và cả phương ta), tạo ra những trào lưu văn hóa và thay đổi trong ứng xử con người của cả một thế hệ. Ảnh hưởng của nó vẫn còn thấy được đến ngày này trong các bộ phim hậu duệ. Bộ phim đã giành ba Academy Awards trong đó có ‘Bộ phim hay nhất của năm’ (Best picture). Đại học Harvard đã biến Casablanca thành một phần truyền thống của trường khi trình chiếu phim trong các tuần thi cuối kỳ cho sinh viên.
Các nhà phê bình phim đã dùng từ “true yesterday, true today, true tomorrow” để tả nó. Tôi sẽ không đi vào chi tiết và làm hỏng yếu tố bất ngờ nhưng Casablanca thực sự là một cách tuyệt vời để sử dụng tối thứ 6 của bạn cùng bạn bè sau một tuần “du học” vất vả ở xứ người. Bộ phim được ưa thích rộng rãi bởi kết thúc đầy bất ngờ của nó đẩy tất cả các nhân vật thành “good guy” thời điểm hạ màn.
Rick – không phải là một anh hùng, chẳng phải kẻ xấu, anh nói anh ‘stick my neck out for nobody’ – tôi sẽ không liều mình vì ai và chỉ làm những gì cần để không gây khó dễ nhà cầm quyền. Renault bắt đầu phim là một chỉ điểm cho phát xít, lừa tình những người tị nạn muốn trốn khỏi Ma Rốc. Ilsa bị kẹt giữa tình yêu cũ và nhà lãnh đạo kháng chiến. Diễn biến phim đã khéo léo buộc tất cả bọn họ ra quyết định vào cùng một thời điểm – và tất cả đã chọn sự hy sinh.
Khác biệt về kỹ năng xã hội
Tua qua những năm 40, thầy Jim và tôi quay sang nói về kỹ năng xã hội. Thầy kể “Tôi đã nói chuyện với một người bạn, tên Zac, trong một quán bar – mà chúng tôi ghé hơi thường xuyên quá. Khi tôi đang giải thích sự thiếu sót kỹ năng xã hội tôi đã thấy trong lớp học, cậu ta ngắt lời nói ngay “người Việt có kỹ năng xã hội rất tốt”.
“Thế là tôi nhận ra mình chưa nói rõ. Điều tôi nói là những học sinh mà phụ huynh ép học đến độ phát điên, học đến ‘endless’. Những học sinh này đang gia tăng về số lượng, vì hầu hết các phụ huynh rất coi trọng việc học tập tốt!”
Thầy khoa tay “This got me thinking – điều này khiến tôi suy nghĩ – Zac nói có đúng không. Kỹ năng xã hội của người Việt có tốt không nhỉ?”
Nguời Việt rất thẳng tính
“Để trả lời câu hỏi trên đòi hỏi chúng ta phải quay lại với thủy tổ nhân loại sống ngoài kia trên những đồng cỏ Châu Phi, trong những nhóm, những bộ lạc. Mục đích của kỹ năng xã hội là tạo một nhóm người và giữ sự gắn kết. Vì họ cần tránh thú dữ, cần săn bắt và sưởi ấm, họ phải sống với nhau. Muốn sống với nhau thì cần kỹ năng xã hội. Chúng ta ngày nay cũng vậy – rất cần kỹ năng giao tiếp tốt, nếu không thì làm sao có thể nói hàng giờ qua iPhone 5 được?”
“Bây giờ thu nhỏ bức tranh đó lại và nhìn Hà Nội hôm nay. Người Việt rất giỏi giao tiếp trong nhóm nhỏ, nhưng khi mở rộng nhóm nhỏ đó ra để ‘encompass the whole nation’ thì họ lại trở nên rất thẳng tính. Vì vậy, thay vì nhìn thấy sự thông cảm trên đường khi hai xe tông vào nhau, chúng ta thấy ‘anger’ và ‘foul language’. Thành phố đã không được thiết kế để chứa số lượng người lớn như hiện có. Quá chật chội dẫn đến sự giận dữ. Người tiền sử cũng vậy. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người cổ đại hạnh phúc mỉm cười chưa? Chưa à, đúng quá! Vì họ suốt ngày phải tranh giành thức ăn, đường đi, chỗ ở… làm sao vui được.”
Một ví dụ rõ rệt khác về sự thẳng tính: người Việt trao đổi rất thẳng về vấn đề ngoại hình, cân nặng. Ai đó đẹp, ai đó xấu, ai đó béo, ai đó gầy. Các bạn dùng chính những từ đó để nói thẳng với đối tượng. Một người bạn khá ‘tròn trĩnh’ của tôi có kể cho tôi nghe về gia đình cậu ta. Người cô của cậu ta mỗi lần gặp mặt đều nói ‘Gosh. You are too fat!’ – ‘Chết thôi! Dạo này cháu béo quá.’ Nói như vậy quá thẳng!
Thẳng tính đi du học có sao không?
Thầy Jim nói tiếp, vẫn phong cách dí dỏm nhẹ nhàng đó “Những người trẻ tuổi tôi dạy ở trung tâm anh ngữ DACE tương lai sẽ phải tìm ra giải pháp cho những vấn đề ‘đông dân’, ‘anger’ và ‘foul language’ này. Khả năng tiếng Anh của họ sẽ hỗ trợ họ tham khảo các ý tưởng mà phương Tây đã sử dụng – đọc các tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Có thể một ý tưởng nào đó sẽ hiệu quả ở nước bạn.”
“Các bạn du học sinh có điều kiện thuận lợi hơn các bạn trong nước nhiều để tiếp cận các tài liệu như thế. Bất kỳ một chuyên gia tư vấn du học nào cũng sẽ bảo bạn cần có tiếng Anh giỏi, và bạn cũng cần những chuyên gia giỏi hướng dẫn cho bạn. Khi bạn sống ở nước ngoài, muốn có quan hệ tốt, những tố chất như cần cù, giao tiếp tốt, ‘sense of humor’ – khướu hài hước sẽ rất quan trọng, giúp bạn nghiên cứu, và học tập. Và theo chủ quan của tôi, không nên để sự thẳng thắn khi giao tiếp cản trở bạn. Thẳng thắn dùng sai có thể bị coi là thiếu tế nhị.”
Cám ơn thầy Jim rất nhiều về những chia sẻ của thầy!
Đức Kiên
Hỗ trợ bởi: Trung tâm thông tin du học- việc làm Đức Anh
www.ducanhduhoc.vn www.dace.edu.vn Hotline: 0988709698
Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh