09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Vì sao ngành Quản trị khách sạn “hot”?

Thứ Sáu - 01/06/2012

Nói tới quản trị khách sạn, không ít sinh viên mường tượng ngay trong đầu rằng đó là nghề rất vất vả, phải thức khuya dậy sớm, “làm dâu trăm họ”, khách “chửi” mà vẫn phải tươi cười… Vậy nhưng, những lý do dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn phải nghĩ lại.

Quản trị khách sạn là một trong những ngành dễ kiếm việc

Ông Ian Larmour, Hiệu trưởng trường HTMI (Thụy Sỹ) cho biết, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn từ HTMi thành công trong ngành công nghiệp khách sạn nói riêng và trong sự nghiệp nói chung. Nhà quản lý này nêu rõ, nhiệm vụ quan trọng nhất của trường là đào tạo sinh viên sao cho: khi đến – sinh viên là học viên, khi rời trường – sinh viên là các nhà quản lý”.

 

Thụy Sỹ được coi là nơi nổi tiếng nhất về đào tạo ngành du lịch – khách sạn. Là thành viên trong nhóm các trường đào tạo ngành này, HTMi là một tổ chức hoàn thiện, với đầy đủ các bộ phận:

• Trung tâm đào tạo ngành quản trị du lịch- khách sạn;
• Trung tâm đào tạo ngành tổ chức- quản lý sự kiện;
• Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành khách sạn quốc tế;
• Trung tâm nghiên cứu ung thư;
• Trung tâm quản lý- giới thiệu việc làm

Hướng tập trung của HTMi là đào tạo học sinh trong sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Vì vậy, tại HTMi, sinh viên đến từ 30 nước sẽ lựa chọn chuyên ngành yêu thích và trường đảm bảo cung cấp các điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên để học và trở thành các nhà quản lý trong tương lai.

 

Tina Trang, sinh viên gốc Việt đạt thành tích xuất sắc tại HTMi

Sinh viên Việt Nam tại HTMi thuộc nhóm các sinh viên xuất sắc, thường đạt kết quả cao, tìm được việc làm và đặc biệt, nhiều em đạt giải cao của Hội đồng chấm thi của  trường, điển hình như em Tina Trang, đạt First Class Honour, tốt nghiệp tháng 1/2012.

 

Nếu bạn đang phân vân, 10 lý do dưới đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao ngành quản trị khách sạn là ngành “hot”:

 

1. Đem niềm vui tới cho mọi người
2. Sáng tạo
3. Cánh cửa vươn ra quốc tế
4. Không bao giờ bế tắc
5. Thăng tiến
6. Giờ làm linh hoạt
7. Ca kíp- thuận lợi
8. Thưởng
9. Môi trường tuyệt vời;
10. An toàn và thuận lợi

Tổ chức sự kiện

Thu nhập từ việc tổ chức các bữa tiệc lớn, hội nghị hội thảo và các sự kiện nói chung đang chiếm một phần đáng kế trong hoạt động tài chính của một khách sạn. Bởi vậy, ngày càng nhiều khách sạn chú ý hơn đến việc khai thác mảng thị trường này, hỗ trợ tổ chức sự kiện từ việc nhỏ nhất… khi mà nhu cầu là không nhỏ.

“Có rất nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành này. Các khách sạn hiện đại và các công ty du lịch luôn tìm kiếm các sinh viên suất sắc về kĩ năng giao tiếp, kiến thức tổ chức sự kiện và chuyên nghiệp trong công việc. Các công ty này thường thăm và tổ chức hoạt động tuyển dụng ngay tại HTMi”, Anthony Lack, giảng viên chuyên ngành quản lý sự kiện đánh giá.

Những kiến thức thực tế trong lĩnh vực như: marketing, quản lý nhân sự, lễ tân, buồng, bar, bếp, đồ ăn và thức uống, phục vụ, tiệc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các học sinh. Các bạn có thể tham khảo sinh viên của chúng tôi đã học thế nào, tại: www.theleadingevents.com.

Giáo sự, tiến sỹ Joe Goldblatt, CSEP, tác giả của một giáo trình về Events Management đã trao tặng giải thưởng cho hai sinh viên HTMi có kết quả xuất sắc, Narumon Nilanon (Thái Lan) và Nguyen Ngoc Hoa (Việt Nam). Nguyen Ngoc Hoa hiện đang làm việc tại Courtyard của Marriott ở Zurich, Thụy Sỹ.

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 1: Gia nhập ngành công nghệ thực phẩm giàu tiềm năng

Xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012-2015, Công nghệ thực phẩm dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.

Kỳ 3: Khám phá thế giới của các Chuyên gia an ninh mạng

Với đặc trưng tốc độ phát triển rất nhanh, phức tạp, thay đổi từng giờ, lĩnh vực này đòi hỏi những tài năng thực sự được đào tạo bài bản, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới. Nghề nào cũng vậy, để thành công thì phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn. Tuy vậy, cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật với nghề quản trị và an ninh mạng.

Kì 2: Kỹ sư phần mềm – Có thực sự đang là nghề có giá nhất?

Muốn có công việc tốt, hãy học ngôn ngữ lập trình và tránh xa những lưỡi cưa! Đây là lời khuyên đúc kết từ bảng xếp hạng 200 công việc tốt nhất năm 2012 do trang CareerCast thực hiện.

Kỳ 1: Chọn nghề nào trong lĩnh vực Công nghệ thông tin rộng lớn

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn là một ngành mới mẻ, nhưng những sản phẩm CNTT luôn luôn mới và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng. Trước đây các sản phẩm của Microsoft làm cho máy tính trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nó cũng giúp Microsoft trở thành một công ty khổng lồ, và gần như không có đối thủ trong ngành phần mềm.

Kỳ 4: Điện Công nghiệp – Nghề tiềm năng trong tương lai

Có mặt trong TOP 10 nhóm ngành thiếu hụt lao động nhiều nhất (Theo Falmi) tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công việc của những người theo nghề Điện Công nghiệp. Nhằm giúp các bạn học sinh giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành nghề này, chúng tôi đã tập hợp một số câu hỏi và trả lời được nhiều người quan tâm.

Kỳ 3: Nghề Điện lạnh: Không chỉ HOT trong mùa hè

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì việc sử dụng các thiết bị điện lạnh như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, … càng trở nên phổ biến. Nhu cầu sử dụng các thiết bị này thường tăng mạnh vào mùa hè, vì vậy đây được coi là mùa cao điểm đối với các kỹ thuật viên điện lạnh.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn