09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Bài học từ việc làm thêm tại New Zealand của du học sinh Việt

Thứ Ba - 30/05/2017

Những công việc tưởng chừng đơn giản như bán bánh mì hay đóng gói cherry đã đem lại cho sinh viên Việt Nam ở New Zealand những bài học về cách làm việc, quản lý, giúp họ tự tin hơn trong dự án Startup khi về Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm về cơ hội học tập ở New Zealand cho học sinh, sinh viên Việt Nam ngày 25/5, các cựu du học sinh đã chia sẻ về công việc làm thêm trong suốt thời gian sinh sống và học tập tại quốc gia này.

Theo chính sách việc làm dành cho sinh viên quốc tế, mỗi sinh viên được đi làm tối đa 20 tiếng mỗi tuần trong thời gian học chính và được phép làm toàn thời gian khi nghỉ hè. Chính sách này giúp sinh viên có thêm thu nhập và nhiều trải nghiệm ở đất nước được xếp hạng yên bình nhất châu Á – Thái Bình Dương.

Chị Trịnh Thị Hằng, cựu du học sinh Việt Nam ở Đại học Victoria Wellington, chia sẻ trong hai năm học chương trình thạc sĩ, chị đã làm thêm công việc bán bánh mì. “Khi đó, tôi nghĩ công việc này rất đơn giản. Tôi làm cho tiệm bánh của người Việt, tôi giỏi tiếng Việt và tiếng Anh và những gì tôi cần làm chỉ là hỏi khách muốn ăn loại bánh nào và lấy đưa cho họ”, chị Hằng kể lại. Nhưng những gì chị suy nghĩ đã không đúng.

cn1

 Trịnh Hằng (bên phải) và Phương Anh (giữa) chia sẻ về công việc làm thêm trong thời gian học tập tại New Zealand. Ảnh: Thanh Tâm

 Tiệm bánh nơi chị Hằng làm thêm chỉ mở cửa 4 tiếng buổi trưa mỗi ngày. Là sinh viên quốc tế, chị được phép làm hơn hai tiếng và với chị Hằng, mỗi buổi làm việc ngắn ấy đều mang đến những bài học quý báu. “Quản lý của tiệm bánh là người đập tan mọi suy nghĩ đơn giản ban đầu của tôi về công việc này. Chị ấy dạy tôi làm thế nào để phục vụ nhiều khách nhất có thể, để không ai phải xếp hàng mà vẫn không mua được đồ ăn cho bữa trưa”, chị Hằng nói.

Người quản lý dạy chị Hằng cách nhìn khách từ xa ngay khi khách đang xếp hàng. “Khi thấy khách quen, tôi phải định hình ngay được người khách này thường ăn loại bánh nào để chuẩn bị trước. Điều này giúp việc phục vụ nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn”, chị Hằng chia sẻ.

Vào dịp nghỉ hè, cựu du học sinh này đi làm toàn thời gian ở một nông trại. Công việc của chị là đóng gói cherry để xuất khẩu đi các nước. Ở đây, chị Hằng được gặp gỡ với bạn bè ở nhiều quốc gia, được trả lương theo giờ làm việc và có nhiều trải nghiệm mới.

“Chủ nông trại là nông dân. Ông tự quy hoạch và trồng rất nhiều loại cây trái rồi tự tìm đường xuất khẩu ra thế giới mà không cần đi qua một bộ, ngành nào cả. Ông đã nói với tôi chỉ cần nông sản đảm bảo chất lượng theo đúng quy trình thủ tục là có thể xuất sang các nước khác. Tôi ngạc nhiên và ấn tượng vì điều đó”, chị Hằng kể lại với cảm xúc như lần đầu nghe câu chuyện đó.

Theo chị Hằng, sinh viên quốc tế ở New Zealand đi làm thêm không chỉ để có thêm thu nhập mà điều quan trọng là tăng vốn sống và có những trải nghiệm mới. Chị Hằng khẳng định, hai công việc làm thêm khi còn theo học chương trình thạc sĩ ở New Zealand giúp ích rất nhiều cho chị trong việc thực hiện các dự án hiện tại ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Phương Anh, cựu du học sinh Việt Nam khác ở New Zealand, đã trải qua 5 công việc làm thêm ở các cửa hàng cà phê hay tiệm bánh trong 4 năm và đã học được nhiều kỹ năng mềm cần thiết. Phương Anh nhận định phong cách làm việc ở New Zealand là tự do trong khuôn khổ. “Họ tự do phát triển, thể hiện năng lực, độc lập nhưng theo một tinh thần nào đó”, Phương Anh nói.

Phương Anh kể lại câu chuyện những ngày đi làm thêm từ 6h sáng trong tiết trời mưa gió. “Khi ấy, xe bus chưa hoạt động, tôi phải đi bộ từ nhà tới chỗ làm. Tôi ngạc nhiên khi bất kỳ một ôtô nào đang đi cũng dừng lại và người chủ mở kính xe hỏi tôi có muốn đi nhờ không”, Phương Anh kể lại.

Sự thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ của người dân New Zealand trong cả công việc và học tập giúp Phương Anh thay đổi suy nghĩ rất nhiều, biến cô từ một người hay e ngại trở nên cởi mở và nhiệt huyết hơn.

Sau 4 năm học tập và hai năm làm việc ở New Zealand, Phương Anh đã trở về Việt Nam và tham gia một dự án Startup. Phương Anh khẳng định những gì học được ở New Zealand, những công việc làm thêm tưởng như rất nhỏ nhặt đã giúp cô biết cách quản lý, sắp xếp công việc và tự tin chinh phục những điều mới mẻ.

Bà Wendy Matthews, đại sứ New Zealand tại Việt Nam, cho biết đến tháng 3/2017, Việt Nam có hơn 2.200 học sinh, sinh viên theo học tại New Zealand ở mọi bậc học, đứng thứ hai khu vực ASEAN. Lượng sinh viên được cấp visa trong 12 tháng qua tăng 27%. Nếu tính riêng quý I/2017, lượng visa được cấp đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: vnexpress.net/

Phụ huynh và học sinh quan tâm tới các cơ hội học tập, làm việc, định cư tại New Zealand, vui lòng liên hệ:

Công ty Tư vấn du học Đức Anh

Hà Nội: 54-56 Tuệ Tĩnh, Tel: 04 3971 6229/ 09868 88440

HCM: 420 Nguyễn Thị Minh Khai, Tel: 08 3929 3995/ 09743 80915

Hotline chung: 09887 09698

Email: duhoc@ducanh.edu.vn

Website: www.ducanhduhoc.vn/

 

Bài viết liên quan

Du học New Zealand: Rẻ, an toàn và nhiều cơ hội việc làm, định cư

Đặc biệt, học sinh đăng ký du học NZ qua công ty Đức Anh EduConnect từ nay cho đến tháng 2/2015 sẽ được miễn phí xét hồ sơ xin học, miễn lệ phí thi chứng chỉ tiếng Anh PTE Academic trị giá 150 USD và hỗ trợ phí visa.

Triển lãm mini: Lộ trình du học hoàn hảo – Học bổng, việc làm, định cư

Cơ hội học tại các trường TOP tại các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, học bổng 10%-100% học phí, thực tập hưởng lương, giao lưu văn hóa Mỹ, việc làm lâu dài và định cư, … là những thông tin chính sẽ được chia sẻ trong Triển lãm mini

Thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PTE Academic – nhận điểm sau 2 ngày

Cần chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ngay trong ngày mai? PTEAcademic (PTEA) chính là kỳ thi bạn cần: chỉ cần đăng ký thi trước 24h, có kết quả thi 2 ngày sau thi, gửi kết quả đến trường được ngay lập tức, 1 kết quả dùng để gửi đến muôn trường…

Học bổng 5.000 AUD từ Đại học New South Wales, Úc

Với điểm trung bình (GPA) 7.5 trở lên, các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nhận được các suất học bổng này.

PTE Academic- chứng chỉ tiếng Anh được công nhận toàn cầu có khả năng thay thế IELTS/ TOEFL

PTE Academic (Pearson Test of English- Academic) – chứng chỉ tiếng Anh được công nhận trên toàn cầu, đã có mặt tại Việt Nam

Quản trị Khách sạn tại New Zealand: lương cao – việc làm tốt

Chi phí hợp lý, ngành học HOT; trường cam kết bố trí thực hành có trả lương trong khi học; được cấp bằng của Thụy Sỹ, New Zealand và Úc; cơ hội làm việc lâu dài tại New Zealand; visa nhanh… là những điểm mạnh khi du học tại PIHMS – Pacific International Hotel Management School.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn