09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

‘Chìa khóa’ săn học bổng chính phủ nước ngoài

Chủ Nhật - 20/05/2018

Để săn học bổng của đại học và chính phủ nước ngoài, ứng viên phải có quá trình chuẩn bị lâu dài về nhiều mặt, nhất là bài luận.

Chìa khóa săn học bổng chính phủ nước ngoài - Ảnh 1.

Các học viên nhận học bổng chính phủ Úc năm 2017 trước thời điểm lên đường du học – Ảnh: M.G.

Theo chị Trần Thị Dung – nhận học bổng thạc sĩ ngành chính sách và thực tiễn về người khuyết tật tại ĐH Flinders, Úc, săn học bổng là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai có thể đạt được.

Người muốn xin học bổng cần phải kiên trì theo đuổi mục tiêu, tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về học bổng như tiêu chí lựa chọn, yêu cầu tiếng Anh…

Phải chuẩn bị nhiều năm

“Ngoài những tiêu chí căn bản để xét hồ sơ ứng viên như năng lực chuyên môn, năng lực học thuật, kinh nghiệm làm việc… ứng viên sẽ được đánh giá dựa trên phẩm chất cá nhân như khả năng lãnh đạo và có tiềm năng trở thành người có đóng góp và ảnh hưởng đến cộng đồng trong tương lai.

Do đó, các bạn nên tận dụng các cơ hội tham gia và các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt”, chị Dung nhắn nhủ.

Chị Nguyễn Thị Hoàng Dương – nhận học bổng toàn phần bậc phổ thông tại New Zealand, học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc, học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ tại ĐH Cambridge (Anh Quốc) chia sẻ: “Mẹ mình là giáo viên nên luôn quan tâm và muốn mình học tốt tất cả các môn chứ không thiên về môn học nào. Đây là điều rất quan trọng khi tìm học bổng cũng như khi học ở nước ngoài.

Các bạn hãy làm tốt những gì các bạn đang làm trong hiện tại bởi thành tích mà các bạn đạt được bây giờ sẽ là yếu tố quyết định cho ngày mai”.

Trong khi đó Phạm Ngọc Hải – nhận học bổng thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển và quốc tế (ĐHQG Úc) năm 2016, lưu ý điều kiện tiếng Anh là một trong những yêu cầu khi các bạn nộp hồ sơ.

“Các bạn nên kiểm tra kỹ xem mình thuộc nhóm ứng viên nào để biết được điểm IELTS mà mình cần phải có để có được kế hoạch chuẩn bị phù hợp.

Các bạn không phải nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ cũng nên xây dựng kế hoạch ôn tập để chuẩn bị cho bài thi IELTS mà các bạn sẽ phải tham dự nếu các bạn vượt qua được vòng hồ sơ”, Hải nói.

Tập trung cho bài luận

Võ Đăng Khoa – đang theo học thạc sĩ sức khỏe tại ĐH Canterbury, cho biết mình không dưới 6 lần nộp hồ sơ học bổng nhưng đều rớt.

“Có thể kỹ năng viết bài luận của mình lúc đó chưa tốt nên bài luận chưa thể hiện được hết mong muốn cũng như mục tiêu bản thân, chưa thuyết phục được nơi cấp học bổng”, Khoa nói.

Theo Khoa, mục tiêu trong bài luận phải rõ ràng, phải nói được ý nghĩa của ngành học đối với mình, những kỹ năng bản thân, làm sao để hồ sơ mình không gượng ép.

Một số bạn vì muốn có học bổng mà “chọn đại” ngành học nào đó để nộp hồ sơ nên từ bài luận và phỏng vấn, người ta sẽ nhận ra sự không logic trong mục tiêu của bạn nên bị rớt.

Một điểm cần lưu ý khi phỏng vấn là cần trả lời thành thật, động cơ học tập, mình đã chuẩn bị những gì cho khóa học đó, người phỏng vấn sẽ nhận ra điểm sơ hở, thiếu logic nếu bạn trả lời không thật.

Theo chị Trần Thị Dung, đối với học bổng chính phủ, khi viết hồ sơ các bạn nên chọn lọc và chỉ đưa những thông tin có thể làm nổi bật được điểm mạnh của các bạn và sự cần thiết phải đi học để về đóng góp cho Việt Nam.

Ở khía cạnh trình bày bài luận, anh Phạm Ngọc Hải cho biết một số bạn có tham khảo bài luận của một số ứng viên đã được học bổng của những năm trước, điều này không nên bởi lẽ có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi lối viết, cách triển khai bài luận của họ, vô hình chung điều này sẽ hạn chế sự sáng tạo cũng như điểm khác biệt thuộc về “cá nhân” trong cách triển khai bài luận cá nhân của bạn.

“Không nên viết các ý quá chung chung. Để người đọc có thể hiểu rõ ý tưởng, mình đã triển khai ý theo mô tuýp một câu giới thiệu ý sau đó là một câu diễn giải và cuối cùng có thể là một ví dụ.

Ngoài ra các bạn cũng nên đề cập đến những vấn đề nóng hoặc những vấn đề có thể tạo ra sự ảnh hưởng lớn trong tương lai liên quan đến lĩnh vực mà bạn công tác”, anh Hải chia sẻ thêm.

Rớt học bổng chưa hẳn không tốt

Mai Thị Thanh Chung – học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Waikato theo học bổng của chính phủ NewZealand, gợi ý: nếu kỹ năng viết hồ sơ của mình chưa tốt thì nên chọn loại học bổng có thêm phần phỏng vấn, tránh học bổng chỉ xét trên hồ sơ.

Hồ sơ viết chưa tốt nhưng khi phỏng vấn, mình sẽ có thêm cơ hội để trình bày thêm quan điểm, mục tiêu và động cơ của mình đối với học bổng.

Việc rớt nhiều học bổng cũng không hẳn là điều xấu bởi qua mỗi lần như vậy chúng ta sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ cũng như bài luận để có thể ứng tuyển vào các học bổng tốt hơn.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ online

Tham khảo các suất học bổng mới nhất 2018:

Tag xem thêm: du học, du học anh, du học úc, du học mỹ, du học new zealand, du học singapore

Bài viết liên quan

Mùa du học- nói chuyện visa du học (Kỳ 1)

Tháng 6 đến tháng 10 là khoảng thời gian nhiều học sinh, sinh viên xin visa du học nhất; cũng là khoảng thời gian các công ty tư vấn du học chứng kiến nhiều chuyện vui buồn vì visa nhất

Đại học Monash: Giảm 50% vé tầu, xe công cộng cho sinh viên quốc tế

Từ năm 2015, du học sinh đang học tại Monash sẽ được giảm 50% khi mua vé Myki cả năm thông qua chương trình thử nghiệm 3 năm kết hợp giữa Đại học Monash, chính phủ bang Victoria và các tổ chức giáo dục trong bang.

5 nguyên tắc thành công trong ngành công nghiệp khách sạn

Ông Andrew Lo, chuyên viên huấn luyện bộ phận buồng của khách sạn Mandarin Oriental Hyde Park cho biết, sau nhiều năm trải nghiệm trong ngành công nghiệp khách sạn,…

Làm thế nào để học một ngoại ngữ mới hiệu quả?

“Để học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù và nỗ lực không biết mệt mỏi”. Sẽ có lúc bạn gặp những khó khăn và chán nản nhưng hãy kiên trì và nhớ một điều rằng chờ đợi phía cuối mỗi con đường là một phần thưởng xứng đáng.

Thầy trò Việt Đức- Nguyễn Siêu hết mình trong Ngày hội Khám phá Khoa học cùng Giáo Sư, Tiến Sỹ từ Anh Quốc

Ngày 1/3/2014 là một ngày đáng ghi nhớ của các thầy cô và học sinh hai trường THPT Việt Đức- Nguyễn Siêu, Hà Nội: Ngày hội khám phá khoa học (STEM) cùng các Giáo sư, Tiến sỹ của các trường đại học East Anglia, Exeter, Newcastle và Newcastle- Anh quốc.

Cảnh báo tình trạng du học sinh Việt Nam quay cóp bị đuổi học ở nước ngoài

Tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada…những hành vi trên bị cấm tuyệt đối và không được tha thứ . Các hình thức kỷ luật thường là: hủy kết quả bài thi, hủy toàn bộ kết quả học tập tại trường, ghi sai phạm vào lý lịch học tập, đuổi học và với du học sinh quốc tế, một khi đã bị nhà trường thông báo lên văn phòng di trú, thường sẽ bị trục xuất.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn