09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Du học Úc không cần chứng minh tài chính?

Thứ Sáu - 12/04/2013

Sau khi chính phủ Úc thông qua “The Knight Review”, đã công bố rằng các du học sinh đăng kí học cử nhân hoặc thạc sỹ, TS tại 41 trường tham gia “Streamline Visa Processing” không cần nộp giấy tờ chứng minh tài chính trong hồ sơ xin visa du hoc uc tại văn phòng visa.

Trước tháng 4/ 2012, các hồ sơ xin học các chương trình cử nhân, thạc sỹ tại tất cả các trường đại học Úc đều được xét ở cấp độ xét 2, tức là các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 01 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn năm, sổ tiết kiệm không bắt buộc phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; và bằng chứng về thu nhập, nguồn thu nhập minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Sau 27/4, các hồ sơ xin học các chương trình cử nhân, thạc sỹ tại 41 trường đăng kí tham gia Streamline Visa Processing  (SVP) được xét ở cấp độ xét 1, tức là các ứng viên KHÔNG bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa nữa; còn nếu đăng kí vào các trường đại học khác, các ứng viên vẫn bị xét ở cấp độ xét 2, cần chứng minh năng lực tài chính như nêu ở trên.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
 Liên quan đến công bố trên có hai vấn đề quan trọng:
 1. Tất cả các trường tham gia SVP, trong số nhiều cam kết khác với Bộ di trú, họ đều phải cam kết:
  • Tự mình kiểm tra thông tin tài chính của học sinh;
  • Chịu trách nhiệm về tỷ lệ visa được cấp và nếu tỷ lệ visa được cấp là thấp tới hạn hoăc nếu học sinh được cấp visa rồi mà bỏ học, hủy học nhiều đến mức tới hạn rủi ro, họ sẽ bị xóa tên trong nhóm các trường SVP.

2. Bộ di trú, cụ thể là bộ phận xét visa, mặc dù không yêu cầu ứng viên xin visa nộp giấy tờ chứng minh năng lực tài chính vào văn phòng visa, họ giữ quyền kiểm tra, kiểm chứng các thông tin  được cung cấp trước khi quyết định cấp hay không cấp visa cho học sinh.

 Hệ quả của vấn đề thứ nhất là: hầu hết tất cả các trường đều có một checklist yêu cầu học sinh khai báo và  kí vào để xác nhận là họ có tiền, tài sản, thu nhập tốt để đủ tiền theo học; và các công ty tư vấn du học- đại diện của các trường- được các trường đề nghị/ yêu cầu thay mặt trường kiểm tra các thông tin học sinh khai báo một cách cẩn thân và có lưu bằng chứng rõ ràng về việc kiểm tra. Một số trường thậm chí tự tổ chức kiểm tra thông tin tài chính của học sinh rất chặt chẽ trước khi cấp thư mời hoặc E-COE (thư điện tử xác nhận chỗ học chính thức của học sinh).

 Hệ quả của vấn đề thứ 2 là, giữ quyền kiểm tra thông tin ứng viên xin visa của mình, bộ Di trú/ văn phòng visa có các cách để kiểm chứng các thông tin đã được cung cấp và tất nhiên, họ tìm ra nhiều sự thật. Trong khi đa số các ứng viên khai trung thực các thông tin, một lượng không ít học sinh khai man, thư từ chối cấp visa ghi rõ là học sinh cung cấp thông tin thể hiện tài chính thiếu/ thông tin sai/ thông tin giả/ học sinh không đủ năng lực tài chính từ đó họ nghi ngờ mục đích đến Úc của học sinh có thể không phải là để du hoc uc

Có trường hợp học sinh khai là có sổ tiết kiệm, nhưng đến khi văn phòng visa hỏi đến thì mới đi làm sổ, sổ mới tinh có ngày gửi tiền sau ngày đã nộp hồ sơ vào văn phòng visa; hoặc có trường hợp học sinh khai một đằng, văn phòng visa tìm ra sự thật khác, kết quả, tất nhiên là học sinh bị từ chối.

Hiện nay, hồ sơ xin visa du học dài hạn, dạng phổ biến nhất với công dân Việt Nam, được quy về các loai 1,2,3 tùy theo mức độ rủi ro của loại hồ sơ xin học, trong đó:

 Loại 3 (assestment level 3)- áp dụng cho các hồ sơ xin học cao nhất là đến bậc cao đẳng, dự bị đại học, chứng chỉ nghề, chứng chỉ chuyên môn. Các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 02 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn 2 năm, sổ tiết kiệm phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; bằng chứng về thu nhập và nguồn thu nhập cần minh bạch và đủ mạnh để học sinh du học tại Úc;

Loại 2 (assestment level 2)- hồ sơ xin học cử nhân, thạc sỹ học trên lớp ở các trường không thuộc nhóm 41 trường đăng kí tham gia chương trình SVP, các ứng viên bắt buộc phải nộp các bằng chứng về khả năng tài chính vào văn phòng visa khi xin visa, gồm: sổ tiết kiệm đủ ăn/ ở/ học trong 01 năm hoặc đủ hết khóa học nếu khóa học ngắn hơn năm, sổ tiết kiệm không bắt buộc phải gửi được 3 tháng trước khi nộp hồ sơ xin visa; và bằng chứng về thu nhập- nguồn thu nhập minh bạch và đủ mạnh để học sinh du hoc uc;

Loại 1- assestment level 1, bao gồm:

  • Các hồ sơ đăng kí học tiến sỹ, thạc sỹ dạng nghiên cứu ở tất cả các trường tại Úc. Với các ứng viên này, yêu cầu chung là học sinh cần nộp tiền học theo yêu cầu của trường đến trường và cần cam kết là có đủ tiền để theo học. Mặc dù văn phòng visa không yêu cầu trình sổ tiết kiệm, văn phòng visa có quyền kiểm tra thông tin bạn cam kết- khai báo là chính xác hay không trước khi quyết định cấp visa cho bạn;
  • Các hồ sơ đăng kí học bậc cử nhân, thạc sỹ dạng lên lớp tại 41 trường đại học đăng kí tham gia chương trình SVP. Với các ứng viên này, mặc dù văn phòng visa không yêu cầu ứng viên nộp giấy tờ tài chính khi nộp hồ sơ xin visa, văn phòng visa/ bộ di trú Úc yêu cầu nhà trường cần đảm bảo là học sinh đủ điều kiện chuyên môn và tài chính để theo học, và văn phòng visa có quyền kiểm tra thông tin học sinh đã cam kết- khai báo về tài chính là chính xác hay không trước khi quyết định cấp visa cho bạn.

Văn phòng visa- bộ di trú Úc cũng yêu cầu các công ty tư vấn du hoc uc cùng nhà trường chịu trách nhiệm chung về tình hình hồ sơ học tập- tài chính của học sinh mà họ tiếp nhận, thể hiện ở việc đưa tên trường và công ty tư vấn du học vào E-coe (electronic Confirmation of Enrolment- tài liệu điện tử các nhận chỗ học chính thức của học sinh). Như ở trên đã nêu, thay vì văn phòng visa thi với loại hồ sơ này, nhà trường và các công ty tư vấn du học đại diện các trường sẽ kiểm tra thông tin tài chính của học sinh và gửi các bằng chứng về năng lực tài chính vào văn phòng visa nếu văn phòng visa yêu cầu bổ sung.

Trên thực tế, trong khi một số công ty tư vấn du học nói dễ dãi về hồ sơ tài chính xin visa du học, các công ty tư vấn du học nghiêm túc sẽ giúp nhà trường kiểm tra thông tin học sinh một cách nghiêm túc, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị chu đáo giấy tờ trong trường hợp văn phòng visa yêu cầu nộp hoặc hỏi đến. Và tất nhiên, sự hợp tác cởi mở, trung thực của các học sinh, phụ huynh học sinh là cực kì quan trọng, để tránh các rủi ro, tốn kém tiền bạc và thời gian một cách không cần thiết.

Tư vấn bởi: Công ty tư vấn du học Đức Anh, www.ducanhduhoc.vn, Email: duhoc@ducanh.edu.vn  Hotline:  09887 09698

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh

Bài viết liên quan

Chuỗi hội thảo du học Úc- New Zealand: Học bổng, việc làm, định cư

Ngoài TRIỂN LÃM DU HỌC QUỐC TẾ được tổ chức vào ngày 12, 13/7/2014 tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đức Anh EduConnect còn có “Chuỗi hội thảo du học Úc- New Zealand” từ ngày 7/7 đến 29/7 với sự tham gia của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học hàng TOP

Hơn 20 trường Đại học Úc tại Triển lãm Du học quốc tế EduConnect

Đó là các trường Đại học New South Wales, Monash, UTS, Swinburne, Curtin, Nam Úc, Macquarie, Wollongong, La Trobe, Canberra… các trường phổ thông và cao đẳng TOP tại Úc, với các bậc học tiếng Anh, Cao đẳng, Đại học, phổ thông dành cho các du học sinh, cùng hơn 400 chương trình học.

Thành công từ Trinity College, Úc

“80% sinh viên của Trinity được nhận vào Đại học Melbourne, số còn lại được nhận vào các trường đại học khác của Úc. Trong con số 80% đó, tính…

Bản lĩnh nghề luật- Cuộc thi hùng biện giữa Đại học Monash, Úc và Wiley Texas, Mỹ

Hiệp hội hùng biện Đại học Monash (MAD) đã được mời để chính thức trở thành đối thủ hùng biện của trường Đai học Wiley Texas, Mỹ – ngôi trường với một lịch sử hào hùng về tài hùng biện.

Du học- Học bổng- Việc làm và cơ hội bất tận tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, …

Nhu cầu du học và tìm kiếm việc làm để trải nghiệm cuộc sống, làm việc tại nước ngoài là mong muốn của rất nhiều học sinh, sinh viên. Là đại diện tuyển sinh chính thức của hơn 2.000 trường phổ thông, cao đẳng, đại học tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Đức Anh EduConnect thường xuyên có những hỗ trợ để các em có thể thực hiện được hoài bão của mình.

Cuộc thi BECOME A MONASH EXPERT 2014-2015 – ĐẠI HỌC MONASH

Monash Brilliant Contest đã trở thành cuộc thi thường niên thu hút đông đảo các bạn học sinh, sinh viên toàn quốc tham gia. 2014 là năm thứ 4 liên tiếp cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam mang tên BECOME A MONASH EXPERT, hứa hẹn đem đến cho các bạn học sinh, sinh viên cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh, kỹ năng tìm kiếm thông tin nhanh trên mạng, khám phá đất nước, con người Úc và Đại học Monash – một trường đại học tiêu biểu của Úc.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn