09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Hệ thống giáo dục Ba Lan

Thứ Sáu - 10/09/2021

Cũng như các nước khác, hệ thống giáo dục tại Ba Lan  chia thành các bậc  tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đào tạo nghề và đào tạo bậc cao.

1. Tiểu học

Kéo dài 6 năm (học sinh từ 6 – 12 tuổi)

Chương trình Tiểu học tại Ba Lan được bắt đầu khi trẻ 6 hoặc 7 tuổi, kéo dài 6 năm và được chia làm 2 giai đoạn (mỗi giai đoạn 3 năm):

  • Giai đoạn đầu được coi là giai đoạn “hòa nhập” giữa chương trình mầm non và tiểu học, với một giáo viên giảng dạy toàn bộ tất cả các môn học;
  • Giai đoạn 2 là thời kì đào tạo kiến thức cao hơn và mỗi môn học, các em học sinh sẽ học một giáo viên chuyên về môn đó.

Sau khi hoàn thành Tiểu học, học sinh sẽ thi một kì thi tốt nghiệp và được cấp bằng Tốt nghiệp Tiểu học (Primary- school Leaving Certificate)

2. Trung học Cơ sở

Kéo dài 3 năm (học sinh từ 13 – 16 tuổi)

Chương trình Trung học Cơ sở kéo dài 3 năm, đào tạo kiến thức phổ thông với các môn học: tiếng Ba Lan, Lịch sử, Giáo dục Công dân, 2 Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Công nghệ, Công nghệ Thông tin, Thể dục và Nghệ thuật/ Âm nhạc. Cuối mỗi năm học, học sinh sẽ được đánh giá dựa trên điểm tổng kết trung bình và kì thi về Nhân văn, Khoa học và Ngoại ngữ.

3. Trung học Phổ thông

Kéo dài 3 – 4 năm (học sinh từ 16 – 19/20 tuổi)

Sau khi hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở, học sinh tại Ba Lan có thể lựa chọn học tiếp lên các loại trường khác nhau, bao gồm:

  • Trường Trung học Phổ thông (3 năm): đào tạo chương trình kiến thức phổ thông tổng hợp. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ thi kì thi tốt nghiệp THPT (Matura) để sau đó học tiếp lên Đại học;
  • Trường Trung học Kỹ thuật (4 năm): đào tạo chương trình nền tảng sâu vào các ngành nghề như: kế toán, cơ khí, điện tử, … và cũng chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp Matura.
4. Đào tạo nghề

Học sinh hoàn thành chương trình Trung học Cơ sở, ngoài lựa chọn học tiếp lên chương trình Trung học Phổ thông thì có thể chọn học tại Trường Đào tạo nghề, kéo dài 2 năm. Học sinh sẽ được đào tạo chương trình dạy nghề, tập trung vào các ngành nghề phổ biến như bán hàng, nấu ăn, làm bánh, cơ khí, làm tóc,…

Sau khi hoàn thành chương trình này, học sinh có thể chuyển tiếp học 2 năm Trung học Phổ thông hoặc 3 năm tại trường Trung học Kỹ thuật để lấy bằng Matura.

5. Đào tạo bậc cao

Chương trình đào tạo bậc cao của Ba Lan được chia làm 3 cấp độ chính (cycles), trong đó mỗi cấp là một chương trình học:

  • Cấp độ 1 – Khóa Cử nhân: kéo dài 3 – 4 năm, đào tạo và trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng về một ngành nghề cụ thể, giúp sinh viên có thể làm việc tốt trong lĩnh vực đã học sau khi tốt nghiệp;
  • Cấp độ 2 – Khóa Thạc sĩ: kéo dài 1,5 – 2 năm, đào tạo chuyên sâu ở bậc cao hơn, giúp sinh viên nghiên cứu và phát triển kiến thức đã học ở bậc Cử nhân, từ đó giúp sinh viên có thể làm việc một cách sáng tạo, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn;
  • Cấp độ 3 – Khóa Tiến sĩ: kéo dài 2 – 4 năm, cung cấp cho sinh viên kiến thức nâng cao dựa trên nền tảng khoa học, trang bị cho sinh viên kĩ năng nghiên cứu, sáng tạo chuyên sâu.

Chương trình Cao đẳng, Đại học tại Ba Lan được quản lý toàn bộ bởi Bộ Khoa học và Giáo dục Bậc cao của Ba Lan, thường kéo dài 3 năm (4 năm đối với một số ngành đặc thù). Tại Ba Lan có 2 loại Tổ chức Giáo dục bậc cao- HEIs (Higher Education Institutions) là: university (uczelnia akademicka) và non- university (uczelnia zawodowa). Trong đó, trường non- university không được phép đào tạo chương trình Tiến sĩ.

Hiện tại, Ba Lan có khoảng 457 Tổ chức Giáo dục bậc cao (HEIs), bao gồm 131trường công lập và 326 trường tư thục. Tất cả các trường đều được đầu tư lớn về quy mô, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo.

Để xin học vào các trường Đại học, tùy theo từng cấp học mà trường sẽ có yêu cầu điều kiện khác nhau. Nhìn chung, sinh viên quốc tế cần có học lực khá và chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan) để có thể học lên khóa Cử nhân/ Thạc sĩ. Tuy nhiên, sinh viên chưa có kĩ năng ngoại ngữ hoàn toàn có thể học một khóa tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan bổ trợ, sau đó học lên khóa chuyên ngành.

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Đại học Melbourne và hướng dẫn xin học, xin học bổng 10-100%

Nhiều sinh viên từng nghĩ UniMelb là trường khó vào, đắt và quá thiên về nghiên cứu. Suy nghĩ của các bạn đã hoàn toàn thay đổi khi làm việc…

Mời dự Talkshow: “Được và mất khi du học sớm” & chia sẻ từ người mẹ có 2 con đi du học

Gửi con đi du học sớm là lựa chọn của nhiều phụ huynh hiện nay, và theo các phụ huynh, điều này sẽ giúp các em sớm tiếp cận môi…

Canada có thật rộng cửa cho du học & định cư? Mời dự Talkshow dành riêng cho du học Canada tương lai

Có thể bạn đã biết: Canada cho phép sinh viên quốc tế ở lại làm việc 1-3 năm sau khi học xong & được xin định cư khi đủ điều…

Sydney Open Day! Mời bạn cùng tham dự

Xếp hạng #1 Úc và #4 Thế giới về đầu ra việc làm, Đại học Sydney – “Harvard của Úc” sẽ tổ chức ngày hội thông tin và học bổng…

Mời dự Talkshow: Vì sao tôi trượt visa du học? & chia sẻ 101 câu chuyện vui- buồn về “tấm vé” đi du học

Buổi trò chuyện ngày 24/9/2021, với chủ đề “Vì sao tôi trượt visa du học?”, sẽ đề cập tới các nội dung cực kì hữu ích xoay quanh câu chuyện…

Tới công chuyện rồi! Học bổng chính phủ Hà Lan Orange Tulip Scholarship (OTS) và Holland Scholarship (HS) sắp cập bến!

Du học Hà Lan là lựa chọn mới nổi trong vài năm trở lại đây bởi chi phí cực kỳ hợp lý, học bằng tiếng Anh, bằng cấp quốc tế,…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn