09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kì 2: Kỹ sư phần mềm – Có thực sự đang là nghề có giá nhất?

Thứ Hai - 25/11/2013

Muốn có công việc tốt, hãy học ngôn ngữ lập trình và tránh xa những lưỡi cưa! Đây là lời khuyên đúc kết từ bảng xếp hạng 200 công việc tốt nhất năm 2012 do trang CareerCast thực hiện.

 a1 Không có gì bất ngờ khi vị trí Kỹ sư phần mềm dẫn đầu

Danh sách 200 công việc tốt nhất

 Sử dụng số liệu từ Cục Thống kê lao động, Cục Điều tra dân số, Hiệp hội Nghiên cứu thương mại và nhiều cơ quan khác của Mỹ. CareerCast thực hiện bảng xếp hạng theo năm tiêu chí gồm: thu nhập, áp lực công việc, môi trường làm việc, yêu cầu thể chất và triển vọng nghề nghiệp. Những công việc được đánh giá cao nhất lần lượt là Kỹ sư phần mềm, Chuyên viên thống kê, Quản trị nhân lực, Nha khoa, Hoạch định tài chính … Theo đó, Kỹ sư phần mềm được xác định là nghề có giá nhất hiện nay. Bởi “Chúng ta đang trong giai đoạn cách mạng kĩ thuật, nên luôn có sức nóng về nhu cầu Kỹ sư phần mềm”, quản lý trang CareerCast.com, ông Tony Lee nhận định.

 I. Tại sao nên trở thành kỹ sư phần mềm?

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn như trước, nhưng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay. Theo hãng tin CNBC đánh giá: “Bất kể suy thoái kinh tế có xảy ra hay không, nhìn chung những lập trình viên máy tính chịu rất ít tác động. Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của Kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế”. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000 – 1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 – 900 USD hay 1.200 USD.

a2 

Lập trình phần mềm là nghề “mình đồng da sắt” có khả năng

“miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế.

 Kỹ sư phần mềm – công việc được coi là sáng tạo và khó khăn bậc nhất – cũng là những “con át chủ bài” của các hãng công nghệ lớn trên thế giới trong việc khẳng định tên tuổi của mình. Do đó, dễ hiểu, đây là một trong những vị trí được ưu ái hàng đầu tại thung lũng Silicon. Hãng tin tài chính Bloomberg vừa công bố xếp hạng 10 hãng công nghệ có mức chi trả lương kỹ sư phần mềm cao nhất. Đứng đầu trong danh sách này là Juniper Networks, hãng công nghệ có mức lương trung bình cho kỹ sư phần mềm là 159.999 USD/năm (tương đương). Tiếp đến là Linkedin, một trang mạng xã hội nghề nghiệp, với 136.427 USD/năm. Các “ông lớn” công nghệ như Yahoo, Google, Twitter, Apple cũng sẵn sàng chi trả mức lương “khủng” cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn và môi trường làm việc thuận lợi nhằm giữ chân nhân viên.

10 hãng công nghệ trả lương kỹ sư hậu hĩnh nhất

TT

Công ty

Lương

(USD/năm)

1

Juniper Networks

159.999

2

Linkedin

136.427

3

Yahoo

130.312

4

Google

127.143

5

Twitter

124.863

6

Apple

124.630

7

Oracle

122.905

8

Wal-Mart Stores

122.110

9

Facebook

121.507

10

Intergral Development

117.927

Nguồn: Bloomberg.com/

 II. Phân biệt Kỹ sư phần mềm với Lập trình viên:

Nếu như một Lập trình viên chỉ đơn thuần làm công việc viết mã (code) thì một Kỹ sư phần mềm có thể làm những việc liên quan nhiều hơn tới quá trình phát triển phần mềm, như:

  • Tham gia xác định sản phẩm phần mềm, phân tích các yêu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm;
  • Chi tiết hóa, phát triển và chọn lọc những nguyên mẫu, mô phỏng để tái xác định yêu cầu;
  • Tinh giản hóa và phân tích lợi nhuận, lựa chọn kiến trúc và bản thiết kế (framework) cho ứng dụng, điều chỉnh kinh phí và lên kế hoạch cho dự án;
  • Thiết kế;
  • Gia công (cài đặt, cấu hình, lập trình/chế tạo, hợp nhất, di trú dữ liệu);
  • Viết tài liệu cho người dùng và các đối tác;
  • Kiểm thử: xác định, hỗ trợ và tập hợp các phản hồi từ những Tester trước khi phát hành;
  • Tham gia vào hoạt động phát hành và tiền phát hành sản phẩm phần mềm, bao gồm quảng bá công nghệ (thuyết minh tính năng hay các mẫu sản phẩm) và phân tích tính cạnh tranh cho phiên bản sản phẩm sau;
  • Bảo trì.

 a3

Kỹ sư phần mềm ngoài kĩ năng lập trình giống một Lập trình viên còn cần kĩ năng vận hành, nghiên cứu, phát triển, thiết kế phần mềm và hệ thống sử dụng phần mềm. Theo Anh Nguyễn Công Danh, Trưởng nhóm Phân tích nghiệp vụ, Công ty FPT Software: “Một Kỹ sư phần mềm nói chung, tùy theo khả năng của mình, có thể lựa chọn cho mình nhưng công việc thú vị khác như Project Manager (quản trị dự án), Technical leader (chịu trách nhiệm kĩ thuật cho dự án), Bridge Software engineer (kĩ sư cầu nối)… Lúc mới ra trường thì Kỹ sư phần mềm có thể khởi nghiệp ở vị trí Developer (Phát triển phần mềm), Tester (Kiểm thử phần mềm), QA (Đảm bảo chất lượng phần mềm)… để bắt đầu làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Đây là những vị trí hết sức phổ biến trong các công ty sản xuất phần mềm trong và ngoài nước.”

 III. Phát triển nghề nghiệp vững chắc:

Việt Nam được đánh giá là một thị trường lao động trẻ, đặc biệt số người tham gia đào tạo các ngành liên quan đến CNTT hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao, báo hiệu một thị trường lao động dồi dào về lĩnh vực này. Nhưng, tuyển dụng nhân sự trong ngành CNTT, đặc biệt là ngành phần mềm, thường rơi vào tình trạng nhiều ứng viên nhưng ít người trở thành nhân viên của các công ty. Nguyên nhân chính vẫn là vấn đề chất lượng lao động, xuất phát từ chất lượng đào tạo. Theo tính toán, số lượng sinh viên ra trường thuộc khối ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay chỉ có 8% đạt yêu cầu của các doanh nghiệp. Tại sao? vì 92% sinh viên còn lại mắc một lỗ hổng quan trọng là cọ xát thực tế. Trong khi đó “Bạn chỉ có thể nhớ 10% những gì bạn học, nhưng sẽ nhớ đến 80% những gì bạn làm”.

 a4

Lê Hồng Việt trình bày về định hướng công nghệ của FPT Software tại Ngày hội công nghệ FPT

 Lê Hồng Việt – Giám đốc Giải pháp và Công nghệ của Công ty Phần mềm FPT: Ra trường với tấm bằng Kỹ sư chuyên ngành phần mềm tại Đại học Sydney (Úc), Việt nhận được không ít lời mời hấp dẫn từ các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt lại chọn đầu quân cho FPT chỉ vì cơ hội được tham gia trực tiếp vào Dự án NEXT G có trị giá trên 6,5 triệu USD với Tập đoàn Petronas. Việt tâm sự: “Năm 2005, khi về nước mình nhận được khá nhiều đề nghị từ các công ty nước ngoài với mức lương tối thiểu 700 USD/tháng, nhưng có lẽ do máu đam mê công nghệ và sự tò mò về một dự án phầm mềm cho nước ngoài lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ nên đã chọn FPT”. Sau 8 năm ra trường, Lê Hồng Việt không chỉ tham gia nhiều dự án với các tập đoàn lớn, ngân hàng hàng đầu thế giới, mà còn đang nắm giữ vị trí Giám đốc Giải pháp và Công nghệ (CTO) của Công ty Phần mềm FPT. (Nguồn: Tienphong.vn/).

 Một số trường giảng dạy tốt chương trình Kỹ Sư Phần Mềm tại Úc:

 Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt. Đặc biệt đối với nghề kỹ sư phần mềm thì người học cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm. Song song đó là trình độ ngoại ngữ vững vàng để có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế.

 

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập và tìm kiếm các khóa học tại Úc: Tham khảo tại đây

2. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

 

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn  

hoặc điện thoại: 04 3 9716 229 –  08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn  

 

Đón xem kì 3: Khám phá thế giới của các Chuyên gia an ninh mạng

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T 

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Trải nghiệm chương trình Hè trực tuyến tại New Zealand Dành riêng cho học sinh Việt Nam

Chương trình trực tuyến: Trải nghiệm Hè tại New Zealand, được triển khai bởi một số trường trung học NZ, dành riêng cho học sinh Việt Nam, nhằm giúp các…

Trao đổi cùng 172 trường đại học Anh Quốc? Mời bạn tham dự Triển lãm Du học Toàn cầu 2021

Bạn biết gì chưa: 90% du học sinh đi kỳ tháng 9/2021 của chúng tôi đã có visa và cũng 90%  trong số đó có học bổng… Nên nếu bạn…

Australia: Mời gặp hơn 30 trường- Nộp hồ sơ hôm nay- Bay tới Úc 2022    

Hơn 30 trường Đại học và Cao đẳng tại Úc sẽ có mặt tại “ Triển lãm du học toàn cầu tháng 7/2021”, hàng loạt học bổng lên đến 100%…

Mời dự Triển lãm Du học Toàn Cầu tháng 7/2021

Học bổng 10- 100% & Ưu đãi đến 20 triệu VNĐ ***** Đây là sự kiện du học quy mô nhất trong tháng 7/2021, được tổ chức ONLINE, và công…

CHƯA – TỪNG – CÓ – TIỀN – LỆ: Nộp hồ sơ – Nhận học bổng

Hàng loạt học bổng mới nhất lên đến 100% học phí của các trường tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand,… đã được cập nhật & nếu bạn thực sự…

Mời dự Hội thảo trực tuyến: “HỌC ĐẠI HỌC TRONG NƯỚC, DU HỌC HAY HỌC NGHỀ?”

. Trong những năm gần đây, học đại học trong nước đã không còn là sự lựa chọn duy nhất dành cho các sĩ tử sau khi học Trung học…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn