09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 2: Bạn hợp với nghề nào trong ngành hàng không

Thứ Ba - 09/07/2013

Hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Trong ngành hàng không có rất nhiều nghề nghiệp đa dạng.

 1. Phi công:

Để trở thành phi công, bạn phải vượt qua một kỳ tuyển đầu vào với những bài kiểm tra về sức khỏe, kiến thức và ngoại ngữ, sau đó là rất nhiều bài học cùng hàng trăm giờ bay thử trước khi bạn chính thức có bằng lái máy bay trong tay. Phi công đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, thị lực tốt. Ngoài ra, họ còn cần khả năng phối hợp và giao tiếp tốt, óc tổ chức, lên kế hoạch, kỹ năng định hướng, dẫn đường, khả năng tập trung cao độ trong một thời gian dài. Phi công cũng đòi hỏi phải là người có trách nhiệm, điềm đạm, bình tĩnh, tự tin.

 a1

Nguyễn Quang Đạt- chàng cựu bí thư đoàn trường THPT Chu Văn An đã quyết định từ bỏ chương trình học ở ĐH Ngoại thương để đi du học ngành phi công.

 

Đạt cho biết: “Nghề phi công là một công việc khó khăn, nhất là lúc đào tạo, cho nên nếu muốn thành công thì mình cần phải nghiêm túc ngay từ đầu. Nghề này không cho phép mình ngừng học, kể cả khi mình đã đi làm. Cứ 6 tháng mình lại có 1 lần kiểm tra. Nếu trượt, mình lập tức phải ngừng bay, và học thi lại đến khi nào đỗ thì thôi. Chính vì vậy, nên mình liên tục phải đọc sách, học hỏi trong khi làm việc để tăng thêm kinh nghiệm. Mình cũng phải học tiếng Anh rất nhiều, vì 99% môi trường làm việc là giao tiếp bằng tiếng Anh”.

 Với các hãng hàng không, chi phí tốn kém nhất sau nhiên liệu là tiền lương phi công, đồng thời việc tuyển phi công luôn là công việc khó khăn do thị trường lao động luôn khan hiếm. Những hãng nhỏ luôn bị các hãng lớn mạnh “hút” hết phi công bằng chiêu trả lương cao. Dưới đây là thống kê mức lương phi công tại Mỹ:

 a2

Nguồn: Salary.com/

 

Tại Việt Nam, những học viên đã học xong khoá đào tạo phi công cơ bản ở nước ngoài do Việt Nam Airlines (VNA) đài thọ toàn bộ chi phí chắc chắn được VNA tiếp nhận ngay với mức lương khởi điểm 25 triệu đồng/tháng cộng với tiền phụ cấp theo giờ bay.

 2. Huấn luyện bay: là vị trí công việc của những người dạy lái máy bay dân dụng. Họ nắm được tất cả các vấn đề lý thuyết và thực hành liên quan đến điều khiển máy bay cũng như các quy luật, quy tắc trong ngành hàng không, dẫn đường và điều kiện thời tiết. Ngoài các yêu cầu giống hệt như một phi công giàu kinh nghiệm bình thường, đó còn phải là người chín chắn, có trách nhiệm, cẩn thận, chu đáo, sẵn lòng giúp đỡ người khác, kiên nhẫn, sống tích cực, khả năng tự chủ cao.

 3. Nhân viên kiểm soát không lưu: 

 Là người theo dõi và trực tiếp hướng dẫn hướng đi của máy bay tại sân bay trong phạm vi đường bay, ngăn ngừa va chạm giữa các máy bay, phối hợp các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn khi có vấn đề phát sinh. Nhân viên kiểm soát không lưu làm việc tại tháp điều khiển của sân bay và trung tâm kiểm soát ra đa. Họ làm theo ca, tùy theo thời gian của các chuyến bay. Kiểm soát viên không lưu đòi hỏi phải có khả năng tập trung cao độ vào công việc, phản xạ nhanh chóng, vững vàng trước áp lực công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh.

a3

 Tại Mỹ, nghề kiểm soát không lưu (Air traffic control) là một trong những nghề lương bổng và phúc lợi rất cao, vì nó là một trong những nghề chịu nhiều áp lực nhiều nhất từ công việc. Thu nhập trung bình hàng năm khoảng trên 110.000 USD, chưa tính thêm tiền làm ngoài giờ (theo báo cáo của Phòng Thống kê Liên bang) và không đối diện nỗi lo bị thất nghiệp thông thường. Ngày phép nhiều, các quyền lợi cao, họ có thể về hưu với đầy đủ quyền lợi ở tuổi 50, sau 20 năm phục vụ hoặc bất kể độ tuổi nào sau 25 năm thâm niên. Nghe qua, quả là một nghề nghiệp lý tưởng, nhưng quả thật, đây là một nghề nghiệp khó khăn đòi hỏi thể lực và tinh thần mạnh mẽ.

 4. Tiếp viên hàng không: 

 Hiếm có nghề nào không đòi hỏi bằng cấp, mà lương cao và nhận được sự ngưỡng mộ như nghề tiếp viên hàng không (TVHK). Nhưng đó chỉ là “bề nổi”, để trở thành một TVHK chuyên nghiệp cần đến sự rèn giũa thực sự vất vả. TVHK là những người thuộc phi hành đoàn, đảm trách các công tác phục vụ hành khách trên các chuyến bay thương mại của các hãng hàng không. Nhiệm vụ hàng đầu là hướng dẫn và theo dõi công tác an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay, cung cấp các dịch vụ khác như: ăn uống, báo chí, và hỗ trợ các hành khách cần chăm sóc đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật, người già.

 Yêu cầu với TVHK là sức khỏe tốt, khéo léo, khả năng giao tiếp tốt, tiếng Anh lưu loát, cởi mở, bình tĩnh, có khả năng làm việc dưới áp lực cao, biết điều phối thời gian v.v… Tuổi tác, chiều cao và cân nặng được giới hạn trong từng vị trí công việc theo quy định của từng hãng hàng không.

 a4

Thu nhập của TVHK phụ thuộc vào chức danh và giờ bay. Tính theo mức 85 giờ bay/tháng, thu nhập bình quân của tiếp viên trưởng hiện nay là 35 triệu đồng, tiếp viên phó 28 triệu đồng, tiếp viên hạng thương gia 24 triệu đồng và hạng phổ thông 18-20 triệu đồng (Theo báo Người lao động). Ngoài ra, một khoản thu nhập không nhỏ mang đặc thù cuả ngành này cũng được TVHK tận dụng triệt để, đó là thu nhập từ việc buôn bán hợp pháp các loại hàng hóa xách tay.

 Vừa qua, một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới – Emirates Airlines (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE) đã tổ chức tuyển chọn tiếp viên Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện này thu hút gần 80 ứng viên, trong đó có cả những người đã đi làm ở những ngành nghề khác như ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, luật sư. Theo hợp đồng, lương cơ bản mà họ nhận được 1.180 USD/tháng, phụ cấp chuyến bay từ 15,12 đến 24,66 USD/giờ, phụ cấp điện thoại 11 USD/tháng, chưa kể phụ cấp làm thêm ngày nghỉ, ngày lễ… Thu nhập bình quân của một ứng viên tối thiểu 2.500 USD, phổ biến từ 3.000 – 3.500 USD/tháng.

 5. Thủ tục viên: Kiểm tra khách lên máy bay, làm thủ tục đăng ký và ký gửi hành lý cho khách. Yêu cầu sơ tuyển: tốt nghiệp THPT, có thêm một số chứng chỉ theo yêu cầu của các hãng hàng không, sử dụng thành thạo tiếng Anh, máy vi tính, sức khỏe tốt, thính lực tốt.

 6. Kỹ sư bảo dưỡng máy bay: 

 Làm nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, thân máy bay, cabin, các hệ thống trong máy bay, cánh máy bay và các bộ phận cấu thành khác trong máy bay. Những kỹ sư này làm việc trực tiếp ngoài sân bay trong không khí ồn ào, khẩn trương, dưới mọi điều kiện thời tiết. Họ làm việc chủ yếu trong giờ hành chính, nhưng cũng có những trường hợp khẩn cấp phải làm việc thêm giờ, vào ngày nghỉ hay lễ tết.

 a5

Lương bình quân của Kỹ sư bảo dưỡng máy bay tại Úc là 58.000 AUD/năm, trong khi thời gian làm việc trung bình chỉ khoảng 38,3 giờ/tuần. Để trở thành một kỹ sư bảo dưỡng máy bay các bạn có thể học chương trình chứng chỉ nghề Certificate III/IV (6-12 tháng), cao đẳng (1-2 năm) sau đó đi làm trước khi học tiếp lên cao hơn. 68,8% số người làm công việc này có bằng Certificate III/IV, 12,5% có bằng CĐ/CĐ nâng cao và chỉ 5% có bằng ĐH. Tỷ lệ thất nghiệp trong ngành này cũng rất thấp. (Theo Joboutlook.gov.au/).

 7. Ngoài ra còn có các vị trí khác như:

  • Nhân viên cân bằng trọng tải.
  • Nhân viên hỗ trợ khách hàng, chuyên giúp giải quyết các thủ tục giấy tờ.
  • Nhân viên vận chuyển hành lý.
  • Nhân viên thông tin cung cấp thông tin cần thiết, giải quyết khiếu nại của khách.
  • Nhân viên tìm kiếm hành lý thất lạc.
  • Nhân viên điều động để phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân để đảm bảo chuyến bay thông suốt.- Nhân viên bán vé máy bay.
  • Nhân viên tiếp nhận và kiểm tra đóng gói phân loại hàng hóa.
  • Nhân viên bảo vệ cảng hàng không.
  • Nhân viên cứu hộ cảng hàng không.
  • v.v…

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập ngành hàng không tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Một số website hữu ích:

 

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành hàng không cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 Đón xem Kỳ 3: Không học về hàng không vẫn có thể làm trong ngành hàng không

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&T

Tag xem thêm: du hoc uc, du hoc my, du hoc anh 

 

 

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng”

Gần như 100% kỹ sư nông nghiệp ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao, trong khi đó không ít bạn trẻ lại “né” những ngành học…

Kỳ 1: Nghề Nông- Không bao giờ lo đói hay thất nghiệp

Hiện nay, nỗi lo thất nghiệp đang ám ảnh nhiều người, nhưng nó không ám ảnh nhiều nghề. Tại sao lại có nhận định như vậy? Theo báo cáo điều…

Kỳ 4: Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc cộng đồng đang có xu hướng tăng cao

Vai trò của dịch vụ chăm sóc cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng trong việc làm gia tăng chất lượng cuộc sống, điều mà quốc gia nào cũng hướng tới khi phát triển chính sách

Kỳ 3: Nghề chăm sóc người già và trẻ em tại Úc – Cơ hội định cư

Việc làm cho những người chăm sóc trẻ em dự kiến ​​sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong năm 2016-2017. Số lượng lao động trong nghề này rất lớn 115.100 người (số liệu tháng 11/2011, tăng 18,8% so với năm 2006)

Kỳ 2: Dịch vụ công tác xã hội- Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Tại nhiều nước, các dịch vụ xã hội (DVXH) đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ

Kỳ 1: Nghề công tác xã hội: Thiếu nhân lực “có nghề”

Nghề công tác xã hội (CTXH) là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn