09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Kỳ 4: Điện Công nghiệp – Nghề tiềm năng trong tương lai

Thứ Sáu - 22/11/2013

Có mặt trong TOP 10 nhóm ngành thiếu hụt lao động nhiều nhất (Theo Falmi) tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công việc của những người theo nghề Điện Công nghiệp. Nhằm giúp các bạn học sinh giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành nghề này, chúng tôi đã tập hợp một số câu hỏi và trả lời được nhiều người quan tâm. Hy vọng với việc tham khảo những nội dung này, các bạn sẽ có sự hiểu biết toàn diện hơn và tự tin với lựa chọn của mình.

Hỏi: Em muốn học nghề Điện công nghiệp nhưng chưa biết nghề này làm những công việc gì và có những cấp độ và trường đào tạo nào? (hungvo_1810@gmail.com)

Trả lời: Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Các kỹ sư Điện công nghiệp thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp. Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC. Lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển. Lắp đặt và kiểm tra các thiết bị điều hòa không khí. Lắp đặt và kiểm tra thiết bị điều khiển điện – khí nén. Vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp…

 a1

Thi công hộp phân phối điện công nghiệp trong nhà máy

 Có nhiều cấp độ đào tạo ngành nghề này như Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Đại học và sau Đại học, mang đến cho người học những kiến thức – kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu lao động kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Khác với kỹ sư Điện công nghiệp (đào tạo ở bậc Đại học và sau Đại học) chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống, đảm bảo hệ thống truyền tải điện ổn định với trách nhiệm cao, nhiều chất xám và kinh nghiệm chuyên môn. Người công nhân kỹ thuật điện công nghiệp (đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng) sẽ phụ trách các khâu thi công kỹ thuật, đấu nối thi công hệ thống điện theo các bản vẽ kỹ thuật, và vận hành hệ thống điện, máy điện theo các nguyên lý chỉ dẫn đã được xây dựng.

Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề, điện công nghiệp (điện CN) là nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất (52 trường) với 6.685 chỉ tiêu. Điều đó cho thấy nhu cầu đào tạo cũng như sử dụng nhân lực nghề này đang ở mức cao. Các trường đào tạo ngành này: ĐH Điện lực, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, CĐ công nghệ Viettronics, CĐ Công nghiệp Thái Nguyên và nhiều trường Cao đẳng, trung cấp nghề khác.

 Hỏi: Tốt nghiệp ngành này ra em có thể xin việc ở đâu và có dễ kiếm việc làm hay không? (hoaithu_vt@gmail.com)

 Trả lời: Ông Vũ Duy Trung – Phó phòng Đào tạo Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội cho biết: Trước hết phải khẳng định đây không phải là ngành nghề nóng hay mới nhưng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nên “cầu” nhân lực về nghề này luôn ở mức cao. Sau khi tốt nghiệp, dù chọn công việc trong DN hay làm tự do, ưu điểm của nghề này là học sinh có thể đi làm ngay. Hiện nay, khi các khu công nghiệp phát triển rộng khắp đất nước, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực điện công nghiệp theo đó cũng tăng cao.

 Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhưng do ít người học nên các trường không cung cấp đủ. Không ít doanh nghiệp do quá cần người nên đã đưa ra giải pháp ký hợp đồng với một số trường theo kiểu “đào tạo kép”: sinh viên sẽ vừa học tại trường vừa làm việc tại doanh nghiệp. Quá trình đào tạo kép này giúp người học nắm bắt chuyên môn nhanh hơn vì được học từ thực tế tại doanh nghiệp.

 a2

Giám sát hệ thống điện công nghiệp tại trung tâm điều khiển

 Cơ hội nghề nghiệp và vị trí lao động:

Nghề điện công nghiệp “có mặt” ở hầu hết các lĩnh vực xã hội vì vậy những người theo nghề này có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp và cả ở lĩnh vực điện dân dụng hoặc tự mở cửa hàng kinh doanh hay làm nghề tự do tùy ý vì nghề này không cần nhiều vốn. Vị trí làm việc:

  • Nhà máy sản xuất điện;
  • Các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp;
  • Các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…;
  • Các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.

 Các công ty, xí nghiệp luôn “dọn chỗ” mời các Kỹ sư điện vào làm việc với mức thu nhập khá cao, đặc biệt là những thợ có tay nghề khá, giỏi. Đặc biệt, học nghề Điện công nghiệp ra, học viên còn có cơ hội đi lao động ở nước ngoài với mức thu nhập 50.000 – 60.000 USD/ năm.

Top 5 ngành trả lương cao nhất cho Kỹ sư Điện tại Mỹ

 

Ngành

Số lao động

Lương theo giờ

Lương theo năm

Khai thác dầu khí

230

$51,34

$106.780

Thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan

4.520

$49,45

$102.860

Sản xuất các sản phẩm, cấu kiện ngành hàng không vũ trụ

7.550

$48,96

$101.840

Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử khác

12.860

$47,86

$99.540

Các dịch vụ hỗ trợ khác

70

$47,77

$99.360

 (Nguồn: Cục thống kê lao động Mỹ)

 Hỏi: Em có dự định du học Úc nhưng gia đình chỉ có thể cung cấp học phí cho 3 năm học còn chi phí ăn ở, sinh hoạt em sẽ phải tự lo. Em có nên chuyển sang học nghề để giảm bớt chi phí và thời gian học hay không? (ut_phan01@yahoo.com.vn)

Trả lời: Nếu muốn học nghề bạn có thể học tại các trường TAFE (Technical and Further Education) là hệ thống giáo dục và đào tạo nghề lớn nhất tại Úc và được công nhận trên toàn thế giới. Các chương trình học: Diploma (tương đương với bằng cao đẳng ở Việt Nam) hoặc Advanced Diploma (cao đẳng nâng cao) là bước chuyển tiếp cho những ai muốn tiếp tục học lên đại học; chứng chỉ nghề từ I đến IV được xây dựng dựa trên yêu cầu đào tạo những kỹ năng phục vụ theo từng ngành nghề chuyên biệt. Để có chứng chỉ, học viên cần học trong khoảng vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào chương trình. Trong khi đó, các khóa học cao đẳng thường kéo dài 1-2 năm.

a3

 Ưu điểm khi học các trường TAFE là điều kiện đầu dễ hơn so với các trường đại học, chi phí thấp, cơ hội thực tập hưởng lương ngay trong thời gian học nghề. Tốt nghiệp chương trình cao đẳng 2 năm, bạn được ở lại làm việc trong 1,5 năm và có cơ hội định cư. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dạy Nghề Quốc gia (NCVER), cho thấy có đến 77.3% sinh viên tốt nghiệp từ TAFE tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên TAFE tìm việc làm bán thời gian cao hơn gần 2 lần so với sinh viên đại học.

Tuy nhiên cũng có sự chênh lệch đáng kể về mức lương giữa đầu ra của trường đại học và TAFE. Cụ thể mức lương trung bình ở vị trí quản lý, quản trị của người tốt nghiệp đại học là $710/tuần và TAFE là $693/tuần. Mức lương trung bình của các công việc đòi hỏi chuyên môn ở người TNĐH là $582/tuần và của TAFE là $531/tuần. Sau khi tốt nghiệp chương trình Cao đẳng 2 năm, bạn chỉ cần học thêm 1 năm nữa là có thể có trong tay tấm bằng đại học.

Bạn có thể tham khảo Danh sách các trường TAFE: tại đây

Thông tin quan trọng:

1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập ngành Điện tại Úc: tại đây

2. Tìm kiếm các khóa học tại Úc, tại Canada, tại Anh, tại Mỹ, tại New Zealand

3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây.

4. Một số website hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại Úc:

 

 

Những chỉ dẫn thêm về ngành này cũng như việc du học,  visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn   hoặc điện thoại: hotline: 09887 09698, hoặc 04 3971 6229 – 08 3929 3995 – 031 3686 689, email: duhoc@ducanh.edu.vn

 

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH A&

 Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Kỳ 2: Kỹ sư nông nghiệp – Đầu vào “ế ẩm”, đầu ra “cháy hàng”

Gần như 100% kỹ sư nông nghiệp ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao, trong khi đó không ít bạn trẻ lại “né” những ngành học…

Kỳ 1: Nghề Nông- Không bao giờ lo đói hay thất nghiệp

Hiện nay, nỗi lo thất nghiệp đang ám ảnh nhiều người, nhưng nó không ám ảnh nhiều nghề. Tại sao lại có nhận định như vậy? Theo báo cáo điều…

Kỳ 4: Nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc cộng đồng đang có xu hướng tăng cao

Vai trò của dịch vụ chăm sóc cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng trong việc làm gia tăng chất lượng cuộc sống, điều mà quốc gia nào cũng hướng tới khi phát triển chính sách

Kỳ 3: Nghề chăm sóc người già và trẻ em tại Úc – Cơ hội định cư

Việc làm cho những người chăm sóc trẻ em dự kiến ​​sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong năm 2016-2017. Số lượng lao động trong nghề này rất lớn 115.100 người (số liệu tháng 11/2011, tăng 18,8% so với năm 2006)

Kỳ 2: Dịch vụ công tác xã hội- Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới

Tại nhiều nước, các dịch vụ xã hội (DVXH) đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ

Kỳ 1: Nghề công tác xã hội: Thiếu nhân lực “có nghề”

Nghề công tác xã hội (CTXH) là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn