09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

New Zealand không có kế hoạch thay đổi chính sách nhập cư

Thứ Năm - 25/08/2016

I. Chính sách nhập cư của New Zealand sẽ không thay đổi

Mặc dù lượng người nhập cư tăng lên nhanh chóng nhưng Chính phủ New Zealand vẫn không có kế hoạch thay đổi luật nhập cư vì những quy định hiện tại vẫn đảm bảo sự lựa chọn việc làm cho người dân bản địa và góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Thủ tướng New Zealand John Keys cho biết nền kinh tế của đất nước đang phát triển đều đặn trong khi thị trường lao động có kỹ năng vẫn còn nhiều thiếu hụt và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công có tay nghề cao, đặc biệt là ở các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin. Thủ tướng cũng cho rằng số lượng người nhập cư vào New Zealand tuy nhiều nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu nhân lực của nước này bởi một bộ phận không nhỏ người dân New Zealand chuyển tới Úc làm việc hàng năm.

 a1

Ông John Keys- Thủ tướng New Zealand

Trong năm tài chính 2013/2014, số lượng người nhập cư vào New Zealand là 100.800 người và số lượng người rời khỏi đất nước này là 62.400 người. Với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay của New Zealand thì nhu cầu nhân lực luôn cấp thiết và tạo áp lực lớn lên dân số chỉ vỏn vẹn hơn 4,5 triệu người, trong khi khu vực địa lý rộng lớn và kinh tế phát triển nhanh.

Vì các lý do trên, sinh viên quốc tế có rất nhiều cơ hội kiếm việc làm để tích luỹ kinh nghiệm cũng như gia tăng thu nhập. Các bạn được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong suốt thời gian học và làm toàn thời gian 40h/tuần trong kỳ nghỉ, lễ với thu nhập khoảng 15 NZD/giờ.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên được phép ở lại làm việc 1-2 năm. Chính phủ New Zealand cũng đang khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên, những người thực sự yêu mến đất nước xinh đẹp này ở lại sinh sống tại New Zealand, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, cơ hội định cư tại New Zealand đối với du học sinh là rất cao.

 II. Định cư tại New Zealand không khó

Theo quy định của cục di trú New Zealand, để được xét định cư thì các ứng viên cần tối thiểu 100 điểm theo thang điểm của cục di trú. Điểm này sẽ được tính dựa trên một số đặc điểm của ứng viên như: Độ tuổi, kỹ năng, thành phố làm việc, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, …

Một số các mục chính trong thang tính điểm định cư của Cục di trú New Zealand:

Yếu tố

Yêu cầu

Điểm

Độ tuổi

20 – 29

30

Việc làm

Làm việc trên 12 tháng

60

Kinh nghiệm làm việc

2 năm

10

Trình độ chuyên môn

Cấp 7 – 8

50

 Bảng trên liệt kê những điểm chính trong quy định tính điểm của Cục di trú. Ngoài ra còn có các điểm thưởng dựa trên thành phố mà ứng viên lựa chọn nộp đơn hoặc ngành nghề mà ứng viên làm việc. Những thành phố nhỏ và các ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực được chính phủ khuyến khích định cư bằng những điểm cộng. Nếu ứng viên làm việc ngoài thành phố Auckland sẽ được cộng thêm 10 điểm hoặc làm việc trong lĩnh vực thiếu hụt nguồn nhân lực thì cũng được cộng thêm 10 điểm.

Như vậy, ta có thể thấy để định cư New Zealand không hề quá khó khăn. Có được bằng cấp và một công việc tại New Zealand là đã đảm bảo cơ hội định cư cho ứng viên. Ví dụ như một ứng viên tốt nghiệp chương trình cử nhântrên 2 năm tại New Zealand (được 60 điểm), có công việc tại New Zealnd (được 50 điểm) và ở độ tuổi dưới 30 (được 30 điểm), vậy tổng số điểm đạt được là 140 điểm. Với số điểm này ứng viên đã được đảm bảo định cư tại New Zealand.

a2

New Zealand đang có những chính sách cởi mở nhằm thu hút du học sinh quốc tế

 III. Học gì để có thể định cư tại New Zealand

Hiện nay, New Zealand đang dần dần là sự lựa chọn của nhiều du học sinh vì NZ có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, môi trường học tập yên bình, chi phí du học hợp lý. 70% dân số của NZ hiện nay là người gốc Âu nên NZ thừa hưởng một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Anh Quốc với tỷ giá đồng đô la NZ tương đương với đô la Singapore nên tiết kiệm 1 khoản chi phí lớn cho du học sinh.New Zealand có:

  • 8 trường đại học công lập: vui lòng xem danh sách tại đây;
  • Hơn 40 trường cao đẳng công lập và tư thục: vui lòng xem danh sách tại đây;
  • 2.500 trường phổ thông công lập: vui lòng xem danh sách tại đây. Cùng rất nhiều trường phổ thông tư thục và quốc tế.

Các trường đại học công lập New Zealand đều nằm trong Top 500 trường hàng đầu thế giới và có mức học phí trung bình từ NZ$16,000- 28,000/ năm học. Chương trình cử nhân kéo dài 3-4 năm, thạc sỹ 1-2 năm và tiến sỹ 3-5 năm. Có 2 kỳ nhập học chính trong năm là tháng 2 và tháng 7.

Mức học phí trung bình của các trường cao đẳng New Zealand từ NZ$13,000- 16,000/ năm học, chương trình kép dài 1,5- 2 năm, cấp bằng cao đẳng hoặc cao đẳng nâng cao, sau đó học sinh có thế đi làm hoặc học tiếp 1,5- 2 năm để lấy bằng cử nhân. Vì các chương trình này có học phí thấp, nhiều cơ hội việc làm và yêu cầu đầu vào không cao nên được khá nhiều sinh viên lựa chọn.

Theo học một số chuyên ngành, sinh viên còn được tham gia các kỳ thực tập được hưởng lương tạo thêm thu nhập và cơ hội việc làm tại New Zealand. Ví dụ, học ngành Quản trị khách sạn du lịch tại các trường:

  • Pacific International Hotel Management School (PIHMS);
  • Queenstown Resort College (QRC);
  • Học viện Le Cordon Bleu;
  • Học viện AIS St. Helens;
  • Đại học Lincoln;
  • Đại học Công nghệ Auckland.

Sinh viên được thực tập hưởng lương từ 3- 6 tháng (tùy từng trường) và mức lương tối thiểu tại NZ là 12 NZD/giờ, 35 giờ một tuần. Sinh viên có thể làm thêm giờ và được trả thêm lương, hầu hết sinh viên đều làm thêm giờ.

 a3

Theo thông tin từ Bộ di trú New Zealand thì ngành Khách sạn – Du lịch nằm trong cả Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề khẩn cấp (Immediate Skill Shortage List) và Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề về lâu dài (Long Term Skill Shortage List) nên cơ hội định cư đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này là rất cao. Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm trong 2 danh sách này như:

  • Xây dựng và Cơ sở hạ tầng: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí …;
  • Kinh doanh/ Tài chính: Kế toán, kiểm toán;
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp;
  • Dầu khí;
  • Công nghệ: Kỹ sư phần mềm, Phát triển web, Thiết kế, ICT…;
  • Y/ Dược: Bác sỹ phẫu thuật, Nha sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa, Kỹ thuật viên gây mê, Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ sinh học,…
  • Công tác xã hội.
Website hữu ích:

1. Tìm kiếm các khóa học tại New Zealand: tại đây

2. Du học New Zealand –  Thông tin cần thiết cho du học sinh: www.studylink.govt.nz/

3. Học tập, việc làm và visa New Zealand: http://nzstudywork.immigration.govt.nz/

4. Hồ sơ xin học, visa du học: www.ducanhduhoc.vn

Những chỉ dẫn thêm về ngành học này cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại New Zealand, vui lòng xem thêm tại:  www.ducanhduhoc.vn hoặc Hotline: 0988709698; 0986888440, email: duhoc@ducanh.edu.vn

Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng

ĐỨC ANH EDUCONNECT

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Làm thêm- việc làm và định cư tại Úc

Hơn 80% du học sinh công ty Đức Anh xin được việc làm tại Úc và hơn 50% các em chọn định cư tại Úc. LÀM THÊM Trong khi du…

CÔNG TY ĐỨC ANH THÔNG BÁO: CHÍNH THỨC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG TẠI MELBOURNE

Ngày 2/10/2023, VĂN PHÒNG ĐỨC ANH TẠI MELBOURNE, trụ sở tại 276 Flinders St, Melbourne, đã chính thức đi vào hoạt động dưới sự quản lý của Tiến sỹ Nguyễn…

Khởi đầu lý tưởng để định cư Canada cùng Saskatchewan Polytechnic

Saskatchewan Polytechnic là trường bách khoa công lập duy nhất tại tỉnh bang Saskatchewan, được thành lập vào năm 1941. Trường được đánh giá là một trong những trường dẫn…

Du học Úc ngành Business Analytics – ngành “hot” cùng cơ hội định cư cao

Du học Úc ngành Business Analytics là sự lựa chọn đáng giá cho bạn vào thời điểm này. Bởi theo Báo cáo của World Economic Forums sẽ có hơn 80%…

1001 điều cần biết về học Luật – làm Luật tại Úc – Giải đáp từ đại học Western Sydney

Các lựa chọn khoá học Để trở thành Luật sư hoặc các ngành liên quan đến Luật tại Úc, sinh viên sẽ học LLB, tức Bachelor of Law – bậc…

Học An Ninh Mạng kết hợp Tâm Lý Học Hành Vi tại ĐH Western Sydney

“Thời đại 4.0”, “an ninh mạng” là những cụm từ chúng ta không thể nào quen thuộc hơn trong thời đại công nghệ ngày nay. Nó mang tới nhiều tiện…

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn