09887 09698

Hỗ trợ online
Hà Nội
TP.HCM

Nghề xúc tiến thương mại: Để trở thành cầu nối giao thương hiệu quả…

Thứ Bảy - 07/07/2012

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc; doanh nghiệp Việt Nam “tiến ra biến lớn”, chinh phục các thị trường quốc tế. Công việc chính của những  người làm công tác xúc tiến thương mại, đại diện thương mại là tạo ra các cầu nối hợp tác và phát triển thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và thế giới. Vậy các chuyên gia xúc tiến thương mại, họ là ai, họ có bí quyết nghề nghiệp gì? Mời độc giả cùng trò chuyện với ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, người đã có nhiều năm giữ vị trí Tham tán Thương mại Việt Nam tại thị trường Italia.

PV: Thưa ông Hải, ông có thể giúp độc giả hình dung khái quát về công việc của chuyên gia xúc tiến thương mại?

Chuyên gia xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, bán hàng, mua hàng, tìm đối tác đầu tư từ thị trường ngoài nước.

Chuyên gia xúc tiến thương mại có thể hoạt động ở những địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Ví dụ Tham tán và Tùy viên Thương mại là những chuyên gia xúc tiến thương mại đặt ở nước ngoài, có điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận sát nhất với các doanh nghiệp của nước sở tại.

Ảnh minh họa, nguồn www.ducanhduhoc.vn

PV: Theo ông, khái niệm “nghề xúc tiến thương mại” nên được định nghĩa thế nào?

Nói “nghề xúc tiến thương mại” tức là chúng ta đã coi xúc tiến thương mại là một hoạt động nghiêm túc, đòi hỏi có sự đầu tư, đào tạo, tìm tòi, tự cập nhật. Nghề này đòi hỏi những con người nhanh nhẹn, nhiệt tâm, có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết rõ những vấn đề của doanh nghiệp.

Chuyên gia xúc tiến thương mại không phải là doanh nhân, nhưng phải đặt mình vào vị trí của doanh nhân để hiểu nhu cầu, tâm tư, hoạt động của doanh nhân nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nhân về tìm kiếm thị trường, đối tác.

PV: Vai trò của chuyên gia xúc tiến thương mại có ảnh hưởng như thế nào tới sự thành bại của doanh nghiệp Việt Nam khi tiến ra thị trường quốc tế?  

Chuyên gia xúc tiến thương mại là người có vai trò quan trọng đối với khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hạn chế về nguồn lực tài chính và con người, về trình độ của cán bộ thị trường, về khả năng tiếp cận đối tác.

Đối với những thị trường xa xôi, thị trường chưa có nhiều người khai phá, chuyên gia xúc tiến thương mại có thể đóng vai trò quyết định trong việc thiết lập quan hệ đối tác cho doanh nghiệp; đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương hướng kinh doanh, đối tác, mặt hàng, xu hướng tiêu dùng phù hợp tại địa bàn.

Xin cảm ơn Ông!

Tag xem thêm: du hoc ucdu hoc mydu hoc anh

Bài viết liên quan

Đại học Griffith: Du học Úc tiết kiệm mở ra nhiều cơ hội lớn

Nếu bạn tìm kiếm một môi trường đại học năng động, đổi mới, đào tạo các kỹ năng làm việc thực tế, bằng cấp quốc tế, học bổng đến 50%, đầu tư thấp và cơ hội làm việc- định cư cao thì Đại học Griffith tại Queensland, Úc sẽ là lựa chọn thiết thực.

Các trường đại học Úc hàng đầu thế giới 2018

37 trường đại học Úc nằm trong số những trường đại học tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng uy tín QS năm 2018.Tin vui không dừng lại ở đó: 7 trường đại học Úc nằm trong top 100 trường đại học tốt nhất thế giới, trong khi 10 trường khác nằm trong top 300. Đặc biệt nhiều trường đã cải thiện vị thế của mình trong năm nay.

Du học Mỹ với tài chính eo hẹp và GPA từ 2.0 trở lên

Nếu bạn đang lên kế hoạch du học Mỹ nhưng có tài chính eo hẹp và học lực không cao thì Đại học Auburn ở Montgomery (AUM) là một gợi…

Giải pháp du học thông minh cùng trường Dimensions, Singapore

Bạn đang bối rối với hơn 300 trường học ở Singapore và không biết nên chọn trường nào phù hợp với bản thân. Hãy đến với Ngày hội du học Singapore do Đức Anh EduConnect phối hợp với các trường Singapore tổ chức, các bạn học sinh, sinh viên và quý phụ huynh sẽ được chia sẻ những thông tin

New Zealand: Cơ hội mới nào dành cho du học sinh quốc tế?

Nhiều học sinh Việt Nam đang ngày càng chú ý hơn khi lựa chọn các chương trình học phù hợp với sở thích và định hướng tương lai của các bạn. Đặc biệt khi đi du học thì việc ở lại sau khi học xong để có kinh nghiệm làm việc từ 1- 3 năm ở nước sở tại là một trong những yếu tố quan trọng.

New Zealand: Tư duy mới trong việc chọn học nghề hay đại học

Trước ngưỡng cửa cuộc đời, không ít học sinh vẫn còn băn khoăn giữa việc học đại học hay chọn trường nghề để sớm ra trường và đi làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chọn nước du học

Đăng ký tư vấn